Hàng hóa nào được mua nhiều nhất trong đại dịch Covid-19?
Công ty Nghiên cứu thị trường Kantar Worldpanel vừa công bố kết quả khảo sát thị trường hàng tiêu dùng nhanh trong 8 tuần đầu tiên ảnh hưởng bởi Covid-19 (kết thúc trước ngày 22-3) – trước khi thực hiện giãn cách xã hội.
Báo cáo chỉ ra rằng ở giai đoạn đầu của dịch Covid-19, người tiêu dùng Việt Nam bắt đầu cắt giảm chi tiêu trong một số lĩnh vực như ngoài hoạt động gia đình và các mặt hàng xa xỉ, để chuyển trọng tâm sang nhu cầu chính về thực phẩm tươi sống và hàng tiêu dùng đóng gói thiết yếu (hàng tiêu dùng nhanh) trong thời gian tự cách ly.
Nhờ đó, trong quý I/2020, chi tiêu cho mặt hàng tiêu dùng nhanh đã tăng trưởng 2 con số, chủ yếu do sự tăng vọt bất thường trong 8 tuần đầu tiên của Covid-19, đặc biệt ở các thành phố lớn.
Người dân tăng cường mua thực phẩm tiêu dùng nhanh và các thực phẩm tươi sống qua mạng trong mùa dịch.
Video đang HOT
Cũng trong thời gian này, người tiêu dùng tiếp tục thay đổi hành vi mua sắm, có khả năng hình thành thói quen mới. Theo đó, người dân thành thị thực hiện những chuyến đi mua sắm với nhiều mặt hàng hơn để hạn chế đi lại. 4 nhóm hàng hóa tiêu thụ mạnh trong giai đoạn này là nhu yếu phẩm, thực phẩm tiện lợi, sản phẩm tăng cường sức khỏe và vệ sinh. Trong khi đó, đồ uống thưởng thức và đồ uống có đường lại bị ảnh hưởng nặng nề nhất (cụ thể là bia, nước ngọt có ga và trà pha sẵn) vì lượng tiêu thụ rất chậm.
Cũng theo Kantar, xu hướng bán hàng đa kênh (omnichannel) được tăng cường hơn trong đại dịch. Nhiều người trước đây chưa từng mua các sản phẩm tiêu dùng nhanh cũng bắt đầu thực hiện những giao dịch đầu tiên của họ.
Về mặt mua sắm trực tuyến, các giao dịch hàng tiêu dùng nhanh gia tăng từ các kênh bán hàng trên mạng xã hội và sàn thương mại điện tử. Trong đó, Facebook là kênh bán hàng được người tiêu dùng lựa chọn nhiều nhất để mua các mặt hàng tiêu dùng nhanh, tiếp theo là Shopee. Cả hai đều ghi nhận mức tăng trưởng ba chữ số.
Người Trung Quốc ngày càng dè sẻn
Người tiêu dùng Trung Quốc đang mua các mặt hàng ít đắt tiền hơn trong bối cảnh suy thoái kinh tế và chiến tranh thương mại.
Giá trung bình của hàng tiêu dùng nhanh (FMCG) trong chín tháng đầu năm tại Trung Quốc chỉ tăng 3,7%, khá chậm so với mức 4,6% của cùng kỳ năm ngoái, theo "China Shopper Reporter 2019", đồng phát hành bởi Bain & Company (Mỹ) và Kantar WorldPanel (Tây Ban Nha).
"Người bán hàng chịu nhiều áp lực để kích thích nhu cầu và thu hút người mua. Vì vậy, chúng ta thấy rất nhiều chương trình giảm giá và khuyến mại. Do đó, việc tăng giá trung bình chậm hơn nhiều so với các năm trước và đáng chú ý hơn là tác động đến tỷ lệ lạm phát", Jason Yu, Tổng giám đốc của Kantar Worldpanel Trung Quốc cho biết. Tuy nhiên, ông Derek Deng, Đối tác của Bain & Company thừa nhận, nước này vẫn là thị trường tiêu dùng lớn nhất thế giới.
Chỉ số giá tiêu dùng của Trung Quốc, một thước đo chính của lạm phát, đã tăng lên 3,8% trong tháng 10, từ mức 3% trong tháng 9, gần bằng mức tăng giá bán trung bình trong báo cáo trên.
Báo cáo cho biết doanh số bán rượu vang trong chín tháng đầu năm giảm 3%. Doanh số bán bơ cũng giảm theo cùng một mức, trong khi các sản phẩm chăm sóc da giảm 10%. Tuy nhiên, giá trị bán hàng của nước sốt hàu tăng mạnh nhất, ở mức 30%, do người dân đang cắt giảm việc sử dụng bột ngọt trong nấu ăn.
Một người mua hàng trong một siêu thị ở Hàm Đan, Hà Bắc, Trung Quốc. Ảnh: Reuters
Người tiêu dùng Trung Quốc đã trở nên có ý thức về giá và đang tìm kiếm những món hời. Họ đang chuyển sang các nền tảng thương mại điện tử như Pinduoduo, nơi cung cấp hàng hóa với giá cực thấp, giảm giá và thậm chí được hoàn tiền.
Giảm giá trên Pinduoduo có thể lên tới 90% đối với một số mặt hàng sử dụng hàng ngày. Gần đây, hơn 6,4 triệu hộp khăn giấy đã được bán với giá 12,9 nhân dân tệ (1,6 USD) cho một thùng 10 hộp. Mô hình bán hàng cho các nhóm khách mua sỉ đã giúp Pinduoduo vượt qua JD.com về tổng giá trị hàng hóa (GMV) vào tháng 10.
Các nhà hoạch định chính sách của Trung Quốc đã chuyển sang kích thích tiêu dùng để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Nước này cắt giảm thuế gần 2.000 tỷ nhân dân tệ trong bối cảnh GDP quý III/2019 chỉ tăng 6%, yếu nhất trong 27 năm qua.
Tuy nhiên, các nhà kinh tế dự báo tăng trưởng của Trung Quốc thậm chí còn dưới 6% trong năm sau. "Tình hình sẽ còn tệ hơn trước khi nó tốt hơn", chuyên gia kinh tế tại ngân hàng Macquarie nhận định trong nghiên cứu mới công bố hôm thứ hai.
Doanh số bán lẻ tại Trung Quốc tăng 8,2% lên 30.000 tỷ nhân dân tệ trong 9 tháng đầu năm, theo Cục Thống kê Quốc gia nước này. Các hoạt động mua sắm như "Ngày độc thân" của Alibaba vào tháng trước đã góp phần tạo thúc đẩy nhỏ khi GMV của sự kiện đạt mức kỷ lục 38,4 tỷ USD.
Tuy nhiên, không phải ai cũng nghĩ ưu tiên tiêu dùng là cách tốt nhất để thúc đẩy nền kinh tế. "Khiến người tiêu dùng Trung Quốc phải móc hầu bao đang khó hơn bao giờ hết. Một nền kinh tế chậm chạp đã tác động đến tâm lý của người tiêu dùng khi họ chi tiêu", Pedro Yip, đối tác tại hãng tư vấn Oliver Wyman nhận định.
Theo vnexpress
Nghỉ lễ 30/4: Hàng hóa dồi dào, giá đồng loạt giảm nhẹ ở TPHCM Trái cây, rau củ, thực phẩm tươi sống đa dạng chủng loại ở các chợ truyền thống, phục vụ nhu cầu ăn uống của người dân trong đợt nghỉ lễ. Tuy nhiên, sức mua không cao. Ngày 30/4, ghi nhận tại một số chợ truyền thống tại TPHCM, các loại thực phẩm đã về chợ khá phong phú. Tại chợ Bà Chiểu (Q.Bình...