Hãng dược Anh tuyên bố có thuốc diệt được toàn bộ đột biến của Omicron
Hãng dược GSK của Anh tuyên bố, liệu trình kháng thể mà họ hợp tác sản xuất với một đối tác Mỹ có hiệu quả chống lại toàn bộ đột biến của chủng Omicron.
Chủng Omicron xuất hiện ở châu Phi gây quan ngại vì sở hữu số lượng đột biến nhiều chưa từng có (Ảnh minh họa: AFP).
Reuters đưa tin, hãng GSK ngày 7/12 thông báo rằng, dựa trên dữ liệu từ các nghiên cứu giai đoạn đầu, liệu trình kháng thể hãng hợp tác điều chế với đối tác Mỹ Vir Biotechnology có thể chống lại được mọi đột biến của siêu chủng Omicron.
Video đang HOT
Dữ liệu này hiện chưa được công khai để bình duyệt trên một tạp chí y khoa. Tuy nhiên, theo GSK, liệu trình Sotrovimab của hãng có hiệu quả chống lại toàn bộ 37 đột biến trong gai của Omicron cho tới nay.
Tuần trước, một nghiên cứu tiền lâm sàng cho thấy, Sotrovimab cũng có hiệu quả chống lại các đột biến chủ chốt của biến chủng Omicron.
Sotrovimab được điều chế để bám vào protein gai trên bề mặt của virus SARS-CoV-2. Trong khi đó, giới khoa học cho biết, Omicron có số lượng đột biến cao bất thường, nhiều chưa từng có ở protein gai nếu so với các chủng trước đó.
“Các dữ liệu tiền lâm sàng cho thấy tiềm năng của kháng thể đơn dòng do chúng tôi điều chế có hiệu quả chống lại chủng mới nhất, Omicron và toàn bộ những chủng gây lo ngại theo tiêu chuẩn của Tổ chức Y tế Thế giới”, Giám đốc Khoa học GSK Hal Barron cho biết.
GSK và Vir đã tạo ra các virus pseudo, bao gồm những đột biến chính trên các chủng của SARS-CoV-2. Sau đó, họ thử nghiệm dùng Sotrovimab để tấn công virus nói trên nhằm xem xét hiệu quả của liệu trình.
Chuyên gia Nga: Kháng thể với biến thể Delta có thể không chống được Omicron
Kháng thể được hình thành sau khi nhiễm biến thể Delta có thể không ngăn ngừa được chủng Omicron mới và ngược lại, theo Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu Di truyền Phân tử Nga Andrei Isayev.
Trả lời hãng thông tấn TASS ngày 5/12, ông Andrei Isayev cho hay sự chênh lệch rõ rệt về số lượng đột biến của biến thể Omicron cho thấy phần lây nhiễm của chủng này khác biệt về mặt cấu trúc với phần lây nhiễm của các chủng virus SARS-COV-2 khác. Và đó là lý do vì sao những kháng thể được phát triển ở người từng nhiễm các chủng khác hay nhờ việc tiêm vaccine có thể không phòng ngừa được Omicron. Điều này cũng đồng nghĩa với việc không tồn tại miễn dịch chéo giữa chủng virus vừa được phát hiện tại Nam Phi vào cuối tháng 11 và các chủng khác.
Tương tự, kháng thể được sản sinh sau khi nhiễm Omicron cũng sẽ không bảo vệ cơ thể khỏi Delta. Do vậy, ông Isayev tin rằng COVID-19 có khả năng phân tách thành hai dạng COVID-D và COVID-O theo lời một nhà sinh học tiến hóa từng khẳng định.
Người đứng đầu Trung tâm Nghiên cứu Di truyền Phân tử Nga cũng lưu ý rằng vì có số lượng đột biến tăng vọt nên rất khó đoán Omicron sẽ thể hiện thế nào trong tương lai. "Hiện tượng này hoàn toàn mới mẻ", chuyên gia Isayev khẳng định.
Ngày 26/11, một chủng virus SARS-COV-2 mới đã được xác định tại Nam Phi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đặt tên chính thức cho biến thể B.1.1.529 này là Omicron và phân loại nó vào nhóm các biến thể đáng lo ngại (VOC).
Chưa thể khẳng định Omicron ít nguy hiểm hơn Delta Dữ liệu ban đầu cho thấy, Omicron lây lan nhanh hơn nhưng chủ yếu gây triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên, các chuyên gia cho rằng, còn quá sớm để khẳng định Omicron ít nguy hiểm hơn các chủng SARS-CoV-2 khác. Nhân viên y tế chuẩn bị lấy mẫu xét nghiệm cho người dân tại thành phố Johannesburg, Nam Phi hôm 30/11 (Ảnh: Getty)....