Hàng châu Âu ở Việt Nam giá rẻ bất ngờ
Nhiều loại nông sản, thực phẩm từ Liên minh châu Âu đang có giá rẻ đến bất ngờ, được người tiêu dùng Việt hào hứng chào đón
Hiệp định Thương mại tự do Liên minh châu Âu (EU) – Việt Nam (EVFTA) không chỉ giúp xuất khẩu nông sản Việt Nam sang EU gia tăng mà người tiêu dùng Việt Nam cũng được hưởng lợi. Theo EVFTA, Việt Nam cam kết xóa bỏ thuế nhập khẩu đối với 48,5% số dòng thuế, tương đương 64,5% kim ngạch xuất khẩu của EU ngay khi EVFTA có hiệu lực (ngày 1-8). Tiếp đó, sau 7 năm, 91,8% số dòng thuế, tương đương 97,1% kim ngạch xuất khẩu, từ EU sẽ được miễn thuế.
Chen nhau mua hàng EU khuyến mãi
Trưa 13-11, chưa phải cuối tuần nên siêu thị Big C Miền Đông (quận 10, TP HCM) khá vắng khách nhưng nhiều quầy nông sản thực phẩm EU lại đông nghẹt nhờ các chương trình khuyến mãi, giảm giá. Gian hàng táo Gala Pháp có chương trình khuyến mãi với giá chỉ 39.900 đồng/kg (giá gốc 49.900 đồng/kg) nên các bà nội trợ tranh thủ mua vài ký, nhân viên siêu thị phải châm hàng liên tục, nhiều người lựa hàng ngay trong thùng, không chờ hàng lên kệ.
Gian hàng cá hồi có chương trình “giá sốc”, trong đó phần vây lườn cá hồi từ biển Bắc (Anh – nước này vẫn thực thi EVFTA đến hết năm 2020) giá chỉ 39.900 đồng/kg. Nhân viên tại quầy cho biết mặt hàng này rất dễ chế biến, có thể nấu canh chua hoặc tẩm bột chiên đều ngon nên nhiều người chọn mua và hết hàng khá sớm vì vậy một số khách hàng chuyển sang mua lườn cá hồi với giá 69.900 đồng/kg.
Táo Gala Pháp giá gần 40.000 đồng/kg được người tiêu dùng chọn mua trưa 13-11
Tại siêu thị còn có điểm trưng bày riêng dành cho hàng mới về, trong đó, sữa EU (thương hiệu Bridel xuất xứ Slovenia) có giá chỉ 30.000 đồng/hộp 1 lít, giảm gần 5.000 đồng/hộp so với trước.
Cũng là sữa tươi EU, hàng do Vinamilk nhập khẩu có giá gốc hơn 34.000 đồng/hộp 1 lít nhưng hiện bán với giá khoảng 30.000 đồng/hộp 1 lít – bằng, thậm chí rẻ hơn một số sản phẩm tương đương của Việt Nam.
Video đang HOT
Chị Trần Thị Hoa (ngụ quận Bình Thạnh, TP HCM) cho biết cuối tuần qua đi siêu thị Co.opmart Rạch Miễu (quận Phú Nhuận) mua về 1 túi củ hành tây lớn dù không có dự định từ trước. “Củ hành tây Đà Lạt giá 35.900 đồng/kg còn hàng nhập khẩu Hà Lan giá chỉ 25.000 đồng/kg. Chỉ nhìn giá thôi đã muốn mua rồi, về ăn thử thấy rất ngon, vị rất đậm đà nên sau này tôi sẽ mua thường xuyên” – chị Hoa bày tỏ.
Tại một cửa hàng thực phẩm hữu cơ trên đường Nguyễn Đình Chiểu (quận 3, TP HCM), sản phẩm EU khá phong phú gồm ngũ cốc, gia vị, nước ép, sữa… đa phần đều bán khá chạy. “Cùng là mặt hàng quinoa (hạt diêm mạch) hữu cơ, giá bằng nhau nhưng hàng của Pháp (thương hiệu Priméal) được người tiêu dùng ưa chuộng hơn hẳn so với hàng nhập khẩu từ Malaysia” – nhân viên cửa hàng cho hay.
Ồ ạt nhập khẩu
Đại diện một doanh nghiệp (DN) tại TP HCM mới tham gia nhập khẩu và phân phối hàng tiêu dùng EU nhận xét các nhà bán hàng EU tận dụng rất tốt EVFTA. “Họ đã gia tăng xuất khẩu hàng sang Việt Nam ngay khi EVFTA có hiệu lực, thuế suất nhập khẩu hàng EU giảm mạnh, nhiều mặt hàng thuế từ 30% giảm còn 10%, nhiều dòng từ 10% lại giảm còn 5% đến 0%. Do vậy, chúng tôi đang bán hàng EU với giá giảm từ 25%-45% và ghi nhận lượng đơn đặt hàng rất lớn. Hàng EU nổi tiếng về chất lượng, tiêu chuẩn khắt khe nay giá rẻ nữa nên cạnh tranh rất tốt với những mặt hàng cùng loại trên thị trường và người tiêu dùng được hưởng lợi nhất” – đại diện DN nhận định.
Tháng 9 vừa qua, Chính phủ ban hành Nghị định 111/2020/NĐ-CP về biểu thuế xuất nhập khẩu ưu đãi đặc biệt của Việt Nam để thực hiện EVFTA giai đoạn 2020 – 2022. Trong đó, nêu rõ những sản phẩm đăng ký tờ khai hải quan từ ngày 1-8, nếu đáp ứng quy định để hưởng ưu đãi và đã nộp mức thuế cao hơn sẽ được cơ quan hải quan xử lý tiền thuế nộp thừa.
Theo ông Trương Đình Hòe, Tổng Thư ký Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP), hầu hết khách mua thủy sản Việt Nam tại EU cũng chính là nhà xuất khẩu thủy sản EU sang Việt Nam nên khi chúng ta ban hành biểu thuế ưu đãi có tác động rất tốt về mặt tâm lý cho họ. “Thủy sản EU dễ thấy nhất trên thị trường Việt Nam là cá hồi, vốn đã rất quen thuộc với người tiêu dùng Việt. Ngoài ra còn có tôm nước lạnh, vẹm, hàu… ở những phân khúc không cạnh tranh trực tiếp với thủy sản Việt Nam ở thị trường nội địa” – ông Trương Đình Hòe đánh giá.
Ông Trần Văn Trường, Giám đốc Công ty TNHH Thương mại Quốc tế Hải sản Hoàng Gia, cho hay những mặt hàng như cá hồi và cua king crab Na Uy, hàu và cua nâu Ireland đều được giảm thuế. Nhờ vậy, giá những mặt hàng này đã hợp lý hơn, giúp người Việt có thể dễ dàng tiếp cận những loại hải sản cao cấp từ EU.
Đan Mạch mở gian hàng trên Lazada
Thông tin từ Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam cho biết ngày 19-11, Đại sứ Đan Mạch Kim H. Christensen và CEO Lazada Việt Nam James Dong sẽ ký kết biên bản ghi nhớ về việc hợp tác độc quyền nhằm tăng cường quảng bá các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ của Đan Mạch trên Lazada. Theo đó, nhiều DN Đan Mạch và nhà phân phối chính thức của các nhãn hàng Đan Mạch sẽ tham gia gian hàng trên nền tảng này.
Huawei tính bán mảng smartphone giá rẻ lấy hơn 15 tỷ USD
Theo nguồn tin của Reuters, Huawei có kế hoạch bán lại mảng smartphone giá rẻ Honor với giá khoảng 15,2 tỷ USD
Thương vụ "sang tay" Honor trị giá 15 tỷ USD sẽ được thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt.
Huawei có kế hoạch bán lại Honor, mảng điện thoại thông minh (smartphone) giá rẻ, với giá 100 tỷ Nhân dân tệ, tương đương 15,2 tỷ USD. Bên mua trong thương vụ này là một liên minh dẫn đầu bởi công ty phân phối điện thoại di động Digital China và chính quyền thành phố Thẩm Quyến, hãng tin Reuters dẫn nguồn thạo tin cho hay.
Thông tin trên được hé lộ trong bối cảnh lệnh trừng phạt mà Mỹ áp lên Huawei buộc nhà sản xuất smartphone lớn thứ nhì thế giới phải tập trung vào mảng điện thoại cao cấp và bộ phận kinh doanh hướng đến đối tượng khách hàng là doanh nghiệp - theo nguồn tin.
Trong số các hãng smartphone hiện nay, Huawei chỉ đứng sau đối thủ Hàn Quốc Samsung về doanh số. Năm 2019, có thời điểm Huawei vượt cả Samsung để đạt tới vị trí số 1.
Việc Huawei tính bán lại Honor cũng được xem là một dấu hiệu cho thấy khó có khả năng Mỹ sớm thay đổi quan điểm cho rằng Huawei là một rủi ro an ninh quốc gia, cho dù ứng viên Dân chủ Joe Biden được dự báo đắc cử Tổng thống Mỹ - nguồn tin nhận định.
Nguồn tin cũng nói rằng thương vụ "sang tay" Honor sẽ được thanh toán hoàn toàn bằng tiền mặt. Huawei sẽ sang nhượng gần như toàn bộ tài sản của mảng này, bao gồm thương hiệu, năng lực nghiên cứu và phát triển (R&D), cũng như hệ thống quản lý chuỗi cung ứng. Nhiều khả năng thương vụ sẽ được Huawei công bố chính thức sớm nhất vào ngày Chủ nhật tuần này.
Theo thông tin mà nguồn tin đưa ra, Digital China - nhà phân phối chính sản phẩm Honor - sẽ nắm cổ phần 15% trong Honor. Công ty này dự định sẽ dùng vốn vay ngân hàng để thanh toán cho thương vụ.
Mua Honor cùng với Digital China còn có ít nhất 3 quỹ đầu tư được hậu thuẫn bởi chính quyền Thẩm Quyến. Mỗi quỹ trong số này sẽ nắm cổ phần từ 10-15%.
Sau khi đổi chủ, Honor dự kiến sẽ giữ lại toàn bộ đội ngũ quản lý và hơn 7.0000 nhân viên, đồng thời có kế hoạch lên sàn chứng khoán trong vòng khoảng 3 năm.
Năm ngoái, chính quyền Tổng thống Donald Trump bắt đầu triển khai các biện pháp nhằm cắt đứt quan hệ kinh doanh giữa các công ty Mỹ với Huawei, nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới, trên cơ sở an ninh quốc gia. Huawei một mực phủ nhận cáo buộc của Mỹ cho rằng thiết bị của hãng này có "cửa sau" để tạo điều kiện cho hoạt động nghe lén của Trung Quốc.
Washington đã ra quy định khiến Huawei mất khả năng mua những loại chip có công nghệ Mỹ sử dụng trong thiết bị mạng viễn thông thế hệ thứ 5 (5G) và smartphone như các dòng điện thoại cao cấp P và Mate của hãng này.
Huawei thành lập Honor vào năm 2013 nhưng bộ phận này có hoạt động kinh doanh độc lập với công ty mẹ. Giới phân tích nói rằng Huawei thoái vốn khỏi Honor có nghĩa là Honor sẽ không còn là đối tượng của lệnh trừng phạt mà Mỹ áp lên Huawei.
Honor bán các sản phẩm smartphone thông qua website riêng và các nhà bán lẻ bên thứ ba ở Trung Quốc, nơi hãng cạnh tranh với những thương hiệu như Xiaomi, Oppo và Vivo ở phân khúc bình dân. Ngoài ra, điện thoại Honor cũng có mặt tại một số thị trường khác như Đông Nam Á và châu Âu.
Điện thoại thương hiệu Honor chiếm 26% trong tổng số 51,7 triệu chiếc smartphone mà Huawei bán được trong quý 3 năm nay, theo ước tính của công ty phân tích Canalys. Ngoài smartphone, Honor còn sản xuất laptop, máy tính bảng, smart TV, và các thiết bị điện tử khác.
Nguồn tin nói rằng, do tỷ suất lợi nhuận thấp ở mảng smartphone giá rẻ, Honor chỉ đạt lợi nhuận ròng khoảng 6 tỷ Nhân dân tệ trên doanh thu 90 tỷ Nhân dân tệ trong cả năm 2019.
PC bỏ túi giá rẻ: RAM 16GB, SSD 256, bộ nhớ Intel Optane lên kệ Cuối cùng, chiếc PC Mini này cũng lên kệ với ưu đãi giảm giá 30% cực kỳ hấp dẫn Nghe Nhìn Việt Nam từng giới thiệu với độc giả dòng PC bỏ túi DeskMini X35G của MINISFORUM trước đó. Đây là thương hiệu của Hong Kong với 8 năm kinh nghiệm về sản xuất PC Mini. Vì thế, các sản phẩm của MINISFORUM...