Hàn Quốc nghiên cứu áp dụng chiến lược ’sống chung với dịch bệnh’
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, truyền thông Hàn Quốc ngày 7/9 cho biết ngày càng có nhiều lời kêu gọi chính phủ nước này cần sớm áp dụng chiến lược “sống chung với COVID-19″.
Theo đó, các biện pháp giãn cách xã hội có thể được nới lỏng để chuẩn bị cho một “cuộc sống bình thường mới”, trong đó người dân có thể phải sống chung với sự hiện diện thường xuyên của virus SARS-CoV-2.
Người dân đeo khẩu trang phòng dịch COVID-19 tại Pyongyang, Hàn Quốc ngày 10/8/2021. Ảnh: Kyodo/TTXVN
Không giống như chính sách phòng dịch hiện vốn tập trung vào việc giảm thiểu số ca mắc mới hàng ngày, chiến lược mới sẽ tập trung vào việc điều trị những bệnh nhân trong tình trạng nguy kịch, đồng thời nới lỏng các biện pháp điều trị để giúp người dân trở lại cuộc sống hàng ngày như trước đại dịch.
Theo kết quả cuộc thăm dò dư luận được thực hiện với 500 người (trên 18 tuổi) do hãng Realmeter công bố ngày 6/9, có tới 58,5% người Hàn Quốc nói rằng nước này nên áp dụng chiến lược mới vào khoảng đầu tháng 10 tới, 34,3% không đồng ý, trong khi số còn lại không có ý kiến.
Video đang HOT
Những lời kêu gọi về chiến lược “sống chung với COVID-19″ ở Hàn Quốc đã ngày càng tăng lên, đặc biệt là ở các chủ doanh nghiệp nhỏ, những người đã phải chịu thiệt hại do các biện pháp giãn cách xã hội kéo dài được áp dụng trong nhiều tháng qua. Theo một liên minh các hộ kinh doanh cá thể trên toàn quốc, tổng số nợ mà các chủ doanh nghiệp nhỏ Hàn Quốc đang gánh đã lên tới 66.000 tỷ won (57 tỷ USD), trong khi 453.000 doanh nghiệp đã đóng cửa kể từ khi đại dịch COVID-19 bắt đầu bùng phát ở nước này hồi tháng 2/2020.
Đáp lại những lời kêu gọi trên, các cơ quan y tế của Hàn Quốc cho hay đang lên kế hoạch xem xét lại chiến lược phòng dịch COVID-19 mới ngay sau lễ Chuseok (Tết Trung thu) kéo dài từ ngày 17 đến ngày 23/9, thời điểm sẽ có hơn 70% dân số dự kiến hoàn tất ít nhất một mũi tiêm vaccine. Ngoài ra, quyết định nới lỏng giãn cách xã hội mà Chính phủ Hàn Quốc công bố ngày 3/9 vừa qua cũng được xem là động thái thăm dò để đi đến quyết định có thực hiện chính sách phòng dịch mới kể từ tháng 10 tới hay không.
Phát biểu trước báo giới ngày 6/9, người phát ngôn Bộ Y tế và Phúc lợi Hàn Quốc Sohn Young-rae nhấn mạnh nếu tình hình kiểm soát dịch COVID-19 được duy trì ổn định trong tháng 9 này, bộ trên sẽ thực hiện một số điều chỉnh đối với các biện pháp giãn cách xã hội vào tháng 10 tới để đưa Hàn Quốc tới gần mức bình thường như trước. Trong khi đó, Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc cho rằng để xem xét triển khai hệ thống kiểm dịch mới, hơn 80% dân số (và hơn 90% người cao tuổi) cần phải được tiêm phòng ngừa COVID-19 đầy đủ.
Hàn Quốc điều tra 7 trường hợp tử vong sau khi tiêm vaccine AstraZeneca
Hàn Quốc đã kết thúc tuần đầu tiên triển khai chương trình tiêm chủng ngừa COVID-19. Tuy nhiên, đã có hàng nghìn trường hợp nghi ngờ gặp phản ứng có hại với vaccine AstraZeneca. Bảy người trong số đó đã tử vong.
Nhân viên của viện dưỡng lão tại Seoul được tiêm vaccine COVID-19 đầu tiên của Hàn Quốc. Ảnh: Reuters
Hãng tin RT (Nga) dẫn một báo cáo của Cơ quan Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KCDA) được công bố hôm 6/3 đưa tin cơ quan này đang điều tra vụ việc số người tử vong sau khi được tiêm vaccine ngừa COVID-19 do hãng dược phẩm AstraZeneca sản xuất đã tăng thêm 4 người, lên tổng số 7 người chỉ trong 2 ngày qua.
Trên 296.000 người, tương đương với khoảng 0,6% dân số cả nước, đã tiêm vaccine trong tuần đầu tiên triển khai tiêm chủng ngừa bệnh COVID-19.
Hàn Quốc đã ghi nhận trên 2.800 trường hợp gặp phản ứng có hại sau khi tiêm vaccine COVID-19. Tuy nhiên, chỉ 24 trường hợp trong số đó được coi là nghiêm trọng, trong đó có 7 trường hợp dẫn đến tử vong. Tất cả 24 trường hợp nghiêm trọng đều liên quan đến những người được tiêm vaccine AstraZeneca, đây là loại vaccine đầu tiên được phê duyệt sử dụng ở Hàn Quốc.
Cho đến nay, hầu hết các liều vaccine được Hàn Quốc sử dụng đều là AstraZeneca. Seoul cũng đã ký hợp đồng nhận hàng triệu liều vaccine COVID-19 của hãng Pfizer/BioNTech, nhưng phần lớn các lô hàng quy mô lớn đến tháng sau mới nhận được. Tính đến thời điểm hiện tại, khoảng 5.000 mũi vaccine Pfizer/BioNTech đã được tiêm cho người dân Hàn Quốc và không có trường hợp nào xuất hiện phản ứng có hại nghiêm trọng.
Nhìn chung, Hàn Quốc là một trong những nơi có tỉ lệ tiêm chủng cao nhất trên thế giới. Đây cũng là quốc gia được đánh giá đã có nhiều nỗ lực giảm thiểu số ca mắc COVID-19 hiệu quả nhất. Tuy nhiên, Hàn Quốc lại được đánh giá vẫn chậm chạp trong việc quản lý vaccine.
Nước này đã ghi nhận trên 92.000 trường hợp mắc bệnh COVID-19 trong tổng số 52 triệu dân. Chỉ có 1.632 trường hợp tử vong tính đến ngày 6/3. Trong khi đó, Vương quốc Anh, quốc gia có dân số khoảng 67 triệu người, đã ghi nhận trên 4,2 triệu trường hợp mắc COVID-19 và 124.000 trường hợp tử vong.
Tuy nhiên, Hàn Quốc đã phải hứng chịu mối lo ngại về vaccine vào mùa thu năm ngoái, khi đã có ít nhất 83 người tử vong ngay sau khi tiêm phòng cúm mùa. KDCA cho biết họ không tìm thấy bằng chứng nào cho thấy nguyên nhân các trường hợp tử vong là do tiêm vaccine. Không giống các phản ứng dị ứng nghiêm trọng được cho là có liên quan đến vaccine COVID-19, việc tiêm phòng cúm không gây ra sốc phản vệ.
Hầu hết những trường hợp tử vong sau khi tiêm phòng cúm mùa đều là người cao tuổi và có các bệnh lý tiềm ẩn. Ít nhất một vài trường hợp tử vong đầu tiên sau khi tiêm vaccine COVID-19 liên quan đến những người lớn tuổi, mắc các bệnh lý tiềm ẩn, hoặc cả hai.
"Các trường hợp tử vong đều là những người bị mắc các bệnh tiềm ẩn rất nặng", Tiến sĩ David Kwak của Bệnh viện Đại học Soonchunhyang, cho biết hôm trong một cuộc phỏng vấn với Arirang News hôm 4/3. "Chúng tôi phải xem xét mức độ nghiêm trọng của các tình trạng cơ bản mà họ mắc phải trước khi tiêm chủng."
Giới chuyên gia Hàn Quốc hối thúc người mắc bệnh nền đi tiêm chủng Kể từ khi triển khai chiến dịch tiêm chủng COVID-19 ngày 26/2, tới nay, Hàn Quốc đã tiêm chủng cho tổng cộng 314.656 người, trong đó 17.131 người đã được tiêm trong ngày 6/3. Tiêm chủng vaccine ngừa COVID-19 tại Gwangju, Hàn Quốc. Ảnh: THX/TTXVN Hàn Quốc sử dụng 2 loại vaccine gồm vaccine của AstraZeneca (309.387 liều) và vaccine của Pfizer (5.269...