Hàn Quốc: Lạm phát ở trên mức 3% trong tháng thứ ba liên tiếp
Cơ quan Thống kê Hàn Quốc ngày 2/11 công bố số liệu cho thấy lạm phát của Hàn Quốc đã tăng với tốc độ nhanh hơn trong tháng 10/2023, ở trên mức 3% trong tháng thứ ba liên tiếp, do giá năng lượng và hàng hóa nông sản cao hơn.
Người tiêu dùng mua sắm tại một đại lý bán lẻ ở Seoul, Hàn Quốc. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Theo cơ quan trên, giá tiêu dùng, thước đo chính của lạm phát, đã tăng 3,8% trong tháng 10/2023 sau khi tăng 3,7% trong tháng 9/2023 và 3,4% trong tháng 8/2023 do giá dầu và hàng hóa nông sản cao.
Lạm phát lõi, không tính giá năng lượng và lương thực dễ biến động, đã tăng 3,6% trong tháng 10/2023, chậm lại so với mức tăng 3,8% trong tháng 9/2023.
Giá các mặt hàng thiết yếu hàng ngày, gồm 144 mặt hàng cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của người dân, như thực phẩm, quần áo và đồ gia đình, đã tăng 4,6% trong tháng 10/2023, tăng so với mức tăng 4,4% trong tháng trước đó.
Cụ thể, giá nông sản, gia súc và thủy sản tăng 7,3% trong tháng 10/2023, trong đó giá rau tăng 13,5%, cao nhất trong 29 tháng.
Video đang HOT
Các dịch vụ tiện ích cũng ghi nhận mức tăng 9,6% so với cùng kỳ trong tháng 10/2023 do giá năng lượng toàn cầu tăng. Hàn Quốc phụ thuộc nhiều vào nhập khẩu để đáp ứng nhu cầu năng lượng.
Giá sản phẩm công nghiệp tăng 3,5% trong tháng trước, so với mức 3,4% trong tháng 9/2023, chủ yếu do chi phí xăng dầu và quần áo cao hơn. Giá xăng đã tăng 6,9%, còn giá dầu diesel giảm 7,9%. Lĩnh vực dịch vụ cũng tăng 3% do chi phí bảo hiểm và phí quản lý nhà cao hơn.
Bộ trưởng Tài chính Choo Kyung-ho cho biết lạm phát dự kiến sẽ giảm với tốc độ chậm hơn dự kiến do những rủi ro địa chính trị từ Trung Đông, điều kiện thời tiết bất thường và các yếu tố khác. Do đó, chính phủ sẽ ưu tiên ổn định giá cả và kích hoạt một chương trình đặc biệt có sự tham gia của tất cả các bộ ngành liên quan.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BoK) cho biết lạm phát dự kiến duy trì trên mức 3% cho đến hết năm 2023, cao hơn so với mức lạm phát mục tiêu 2%.
Trong tháng 10/2023, BoK đã giữ nguyên lãi suất ở mức 3,5% giữa lúc nợ hộ gia đình ở mức cao, kinh tế chậm lại và những bất ổn bên ngoài gia tăng. Tỷ lệ này được duy trì sau khi BoK tiến hành tăng lãi suất 7 lần liên tiếp từ tháng 4/2022 đến tháng 1/2023.
Hàn Quốc trợ cấp tiền hàng tháng để thanh niên sống ẩn dật ra khỏi nhà
Hàn Quốc sẽ trợ cấp sinh hoạt hàng tháng cho những thanh niên sống ẩn dật để khuyến khích họ ra khỏi nhà và tái hòa nhập xã hội.
Chương trình này dành cho nhóm từ 9 đến 24 tuổi.
Ánh đèn trong một căn hộ tại Busan, Hàn Quốc. Ảnh: AFP
Tờ Guardian (Anh) ngày 13/4 cho biết chương trình này nằm trong biện pháp mới được Bộ Gia đình và Bình đẳng giới Hàn Quốc thông qua. Biện pháp này còn bao gồm cả hỗ trợ về công việc, giáo dục và y tế.
Tình trạng thanh niên sống ẩn dật, thu mình lại trong nhà và không tiếp xúc với xã hội một thời gian được gọi là "hikikomori" trong tiếng Nhật Bản. Chính phủ Hàn Quốc đang cố gắng để những người sống trong tình trạng này có thể rời khỏi nhà và đến trường học, đi làm.
Trợ cấp sinh hoạt hàng tháng 650.000 won (490 USD) sẽ dành cho các hikikomori trong nhóm từ 9-24 tuổi. Khoản trợ cấp này cũng bao gồm chi phí dành cho thiếu niên trải nghiệm văn hóa.
Theo Viện các vấn đề y tế và xã hội Hàn Quốc, khoảng 350.000 người thuộc độ tuổi từ 19-39 tại nước này đang được coi là cô đơn và cô lập, chiếm 3% nhóm tuổi này.
Theo một tài liệu của chính phủ Hàn Quốc, khoảng 40% người trẻ bắt đầu sống tách biệt, thu mình lại từ khi còn là thiếu niên. Tài liệu này còn đề cập đến những người trẻ lựa chọn sống ẩn dật sau khi gặp trở ngại trong đời sống gia đình. Một trường hợp cho biết tình trạng trầm cảm bắt nguồn từ bạo lực gia đình. Một trường hợp khác chia sẻ bắt đầu xa lánh xã hội khi gia đình phá sản.
Những biện pháp mới hướng đến củng cố hỗ trợ của chính phủ để "đảm bảo thanh niên sống ẩn dật có thể khôi phục cuộc sống thường nhật và tái hòa nhập vào xã hội".
Giáo sư khoa học chính trị Shin Yul tại Đại học Myongji ở Seoul nhận định: "Chính sách này về cơ bản là một biện pháp phúc lợi. Việc thử các phương thức khác nhau để thúc đẩy dân số trong độ tuổi lao động là tốt nhưng nó không thể coi như giải pháp lâu dài để sửa chữa vấn đề dân số".
Hàn Quốc có tỷ lệ thanh niên thất nghiệp khá cao, khoảng 7,2%. Nước này cũng đang cố gắng xử lý tình trạng tỷ lệ sinh giảm nhanh chóng.
Ngày 22/2, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (KOSTAT) công bố số liệu cho thấy tỷ lệ sinh tại nước này năm 2022 ở mức thấp chưa từng có với tổng cộng 249.000 trẻ chào đời, giảm 4,4% so với mức ghi nhận năm 2021.
Tổng tỷ suất sinh (TFR) của Hàn Quốc năm 2022 - số con trung bình mà một phụ nữ sinh trong đời - là 0,78. Đây cũng là mức thấp nhất kể từ năm 1970 khi KOSTAT bắt đầu tổng hợp dữ liệu liên quan.
KOSTAT cho biết thêm, với số liệu trên, năm 2022 là năm thứ 5 liên tiếp TFR thấp dưới 1. Trước đó, KOSTAT ước tính dân số nước này sẽ giảm tự nhiên từ 200.000 người trở lên bắt đầu vào năm 2038.
Có nhiều lý do khiến phụ nữ Hàn Quốc ngần ngại sinh con, trong đó có chi phí nuôi trẻ em cao, giá nhà tăng, triển vọng việc làm hạn chế...
Hàn Quốc ghi nhận chỉ số giá tiêu dùng ở mức cao nhất trong 24 năm Số liệu của Cơ quan Thống kê Hàn Quốc công bố ngày 30/12 cho thấy giá tiêu dùng ở nước này trong năm 2022 đã tăng với tốc độ nhanh nhất trong hơn hai thập kỷ qua với mức 5.1% (cao gần gấp 2 lần so với mức 2,5% của năm 2021). Đây cũng là mức tăng mạnh nhất trong năm kể từ...