Lạm phát tiêu dùng quý II của Hàn Quốc cao nhất trong 24 năm qua
Ngày 22/8, Cơ quan Thống kê Hàn Quốc (SK) cho biết giá tiêu dùng quý II/2022 ở nước này tăng ở mức nhanh nhất trong 24 năm qua do chi phí năng lượng và thực phẩm tăng vọt.
Người dân mua hoa quả tại một khu chợ ở Seoul, Hàn Quốc, ngày 3/7/2022. Ảnh: Yonhap/TTXVN
Cụ thể, chỉ số giá tiêu dùng trong quý từ tháng 4 đến tháng 6 ở mức 107,54 điểm, tăng 5,4% so với cùng kỳ năm 2021. Đây là mức tăng quý II cao nhất kể từ mức tăng 8,2% trong cùng kỳ năm 1998.
Giá các sản phẩm từ dầu mỏ tăng 36,3%, giá thực phẩm chế biến tăng 7,6%.
Tỉnh Gangwon ở phía Đông Hàn Quốc ghi nhận mức tăng cao nhất 6,6%, tiếp theo là tỉnh Bắc Gyeongsang 6,5% và đảo nghỉ mát Jeju ở cực Nam tăng 6,4%. Tại thủ đô Seoul, giá tiêu dùng tăng 4,6%, trong khi ở thành phố cảng Busan (Đông Nam) tăng 5% và ở thành phố Daejeon miền Trung tăng 5,2%.
Video đang HOT
Trong khi đó, đồng won của Hàn Quốc đã giảm giá xuống mức thấp nhất trong vòng 13 năm qua so với đồng USD.
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, sáng 22/8, đồng won được giao dịch ở mức 1.337,8 won/USD, giảm giảm 11,9 won so với phiên trước. Sau khi thị trường mở cửa, đồng won tiếp tục giảm, chạm mức 1.338,5 won/USD. Đây là lần đầu tiên đồng won trượt xuống mức 1.330 won/USD kể từ ngày 29/4/2009.
Từ đầu năm đến nay, đồng won đã mất giá 11% so với đồng USD. Đồng USD mạnh hơn làm dấy lên lo ngại dòng vốn đầu tư sẽ rút khỏi thị trường Hàn Quốc do các nhà đầu tư có xu hướng tìm kiếm lợi nhuận cao hơn. Tuy nhiên, các nhà hoạch định chính sách Hàn Quốc đã bác bỏ lo ngại này vì sự sụt giảm của đồng won dường như không quá mức so với các đồng tiền chính khác, trong đó có đồng yen và đồng euro.
Thâm hụt thương mại gia tăng cũng là một nguyên nhân khiến các nhà hoạch định chính sách lo ngại. Xuất khẩu của Hàn Quốc đã chậm lại trong bối cảnh kinh tế toàn cầu suy thoái. Thống kê của Tổng cục Hải quan Hàn Quốc cho biết trong 20 ngày đầu tháng 8, Hàn Quốc ghi nhận thâm hụt thương mại 10,2 tỷ USD. Nếu xu hướng hiện tại tiếp tục, nước này có khả năng thâm hụt thương mại tháng thứ 5 liên tiếp trong tháng 8.
Ngày 19/8 vừa qua, Bộ Kinh tế và Tài chính Hàn Quốc dự báo nền kinh tế nước này sẽ mất đà tăng trưởng do lạm phát leo thang và xuất khẩu có thể giảm do bất ổn gia tăng trong nền kinh tế toàn cầu.
Ngân hàng trung ương Hàn Quốc (BOK) dự kiến tiến hành cuộc họp ấn định lãi suất vào ngày 25/8 và có nhiều dự đoán BOK sẽ tiếp tục tăng lãi suất cơ bản thêm 0,25%. Tháng trước, BOK đã tăng lãi sất thêm 0,5%, mức tăng lớn nhất từ trước đến nay để kiềm chế lạm phát. Đây cũng là lần tăng lãi suất thứ 6 của BOK kể từ tháng 8/2021. Giới chuyên gia tài chính cho rằng việc tăng lãi suất để kiềm chế lạm phát là điều không tránh khỏi, song biện pháp này có thể làm tăng gánh nặng trả nợ và làm chậm tốc độ tăng trưởng kinh tế của Hàn Quốc.
Hàn Quốc cảnh báo nắng nóng trên quy mô toàn quốc
Ngày 25/7, Cơ quan Khí tượng Hàn Quốc (KMA) đã đưa ra cảnh báo về đợt nắng nóng ở Seoul và hầu hết các vùng, ngoại trừ đảo Jeju và các khu vực miền núi trong bối cảnh mùa mưa đang dần kết thúc.
Nhiệt độ tại một số thành phố của Hàn Quốc lên cao. Ảnh: YONHAP/TTXVN
Theo phóng viên TTXVN tại Seoul, cảnh báo của KMA cho biết nắng nóng xuất hiện ở khu vực thủ đô Seoul, thành phố Busan và tất cả các thành phố lớn trên toàn quốc kể từ 11h cùng ngày. Cảnh cáo được KMA đưa ra khi dự báo nhiệt độ cao nhất có thể sẽ vượt quá 33 độ C trong 2 ngày trở lên.
Cụ thể, KMA đã đặt thành phố Daegu ở miền Đông Nam Hàn Quốc và 3 quận liền kề tỉnh Bắc Gyeongsang (gồm Uiseong, Yecheon và Chilgok) vào diện cảnh báo nắng nóng vốn chỉ được ban hành khi nhiệt độ cao nhất dự báo vượt quá ngưỡng 35 độ C và kéo dài từ 2 ngày trở lên. KMA dự báo nhiệt độ cao nhất hàng ngày sẽ dao động từ 27 độ C đến 34 độ C trên toàn quốc vào ngày 25/7 và từ 28 độ C đến 34 độ C vào ngày 26/7.
KMA cũng cho biết đợt mùa gió mùa năm 2022 (bắt đầu từ cuối tháng 6 vừa qua) sẽ kết thúc vào ngày 28/7 tới để nhường chỗ cho thời tiết nắng nóng của mùa Hè, những đêm nhiệt đới và những trận mưa rào rải rác.
FED cân nhắc tiếp tục tăng mạnh lãi suất Cục dự trữ liên bang Mỹ (FED) nhiều khả năng tiếp tục tăng mạnh lãi suất, bất chấp rủi ro suy thoái, trong bối cảnh vừa phải nỗ lực kìm hãm lạm phát vừa giữ đà tăng trưởng cho nền kinh tế. Đồng đô la Mỹ. Ảnh: AFP/TTXVN Theo kế hoạch, FED, tức ngân hàng trung ương Mỹ, sẽ tiến hành cuộc họp...