Tấn công nhằm vào các binh sĩ MINUSMA trong quá trình rút quân
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, ngày 1/11, một số binh sĩ thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc (LHQ) ở Mali ( MINUSMA) trong quá trình rút khỏi quốc gia này, đã “bị thương nặng”, khi đoàn xe của họ bị tấn công bằng một thiết bị nổ tự chế (IED).
Binh sĩ thuộc MINUSMA rút quân khỏi căn cứ ở Tessalit và Aguelok, miền bắc Mali, ngày 25/10/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Phát biểu với báo giới, người phát ngôn của Tổng Thư ký Liên hợp quốc (LHQ) Antonio Guterres, ông Stéphane Dujarric, cho biết đã nhận được thông tin đoàn xe chở lực lượng MINUSMA đã trúng phải một thiết bị nổ tự chế. Thông tin sơ bộ cho thấy một số binh sĩ gìn giữ hòa bình bị thương nặng. Theo tuyên bố của MINUSMA đăng trên mạng xã hội X (trước đây là Twitter), 8 binh sĩ gìn giữ hòa bình của họ đã bị thương.
Trước đó một ngày, MINUSMA đã rời căn cứ của họ ở thị trấn Kidal trong một đoàn vận tải với hàng chục phương tiện hướng tới Gao – một thành phố lớn ở phía Bắc Mali, cách đó khoảng 350 km. Đây là đoàn xe cuối cùng rời Kidal để đến căn cứ của MINUSMA ở Gao trong điều kiện an ninh cực kỳ khó khăn. Đoàn xe buộc phải rời đi mà không có sự hỗ trợ trên không do không được chính quyền Mali cấp phép bay. Điều này làm tăng rủi ro cho lực lượng gìn giữ hòa bình.
Cuộc tấn công này diễn ra sau hai vụ việc tương tự xảy ra 31/10, khiến 2 nhân viên gìn giữ hòa bình bị thương nhẹ. Do đó, người phát ngôn của Tổng Thư ký LHQ một lần nữa yêu cầu chính quyền Mali hợp tác đầy đủ để hỗ trợ MINUSMA rút quân.
Tháng 6 vừa qua, chính quyền quân sự ở Mali đã yêu cầu MINUSMA rời khỏi nước này sau nhiều tháng quan hệ hai bên xấu đi. MINUSMA được triển khai từ năm 2013 tại Mali và đã trở thành mục tiêu tấn công của các phần tử thánh chiến. Việc MINUSMA rút lực lượng khỏi Mali đã làm trầm trọng thêm giao tranh giữa các nhóm vũ trang ở phía Bắc Mali, nhằm tranh giành quyền kiểm soát lãnh thổ.
MINUSMA có sự tham gia của 11.700 binh lính, đến từ 65 quốc gia. Phái bộ này được cho là sứ mệnh nguy hiểm nhất mà LHQ đã tham gia, với khoảng 250 binh sĩ giữ gìn hòa bình thiệt mạng trong 10 năm qua.
MINUSMA hồi hương trên 3.300 nhân viên tại Mali
Theo phóng viên TTXVN tại châu Phi, Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) ngày 30/9 cho biết trên 3.300 nhân viên của họ đã rời khỏi quốc gia châu Phi này kể từ khi tiến trình rút lui của Phái bộ bắt đầu, và phải kết thúc trước ngày 31/12/2023.
Binh sĩ thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình LHQ tại Mali (MINUSMA) tuần tra tại Fafa, gần Gao, Mali. Ảnh tư liệu: AFP/TTXVN
MINUSMA nêu rõ, cho đến nay, 2.680 nhân viên của Phái bộ và 596 thành viên của Cảnh sát Liên hợp quốc (UNPOL) đã hồi hương.
Tổng cộng, 3.276 nhân viên của MINUSMA đã rời Mali kể từ khi quá trình rút quân bắt đầu. Hoạt động này không chỉ giới hạn ở quân đội và cảnh sát, khi có tổng cộng 91 nhân viên dân sự đã rút lui khỏi quốc gia châu Phi này, bao gồm 81 nhân viên quốc tế và 10 tình nguyện viên Liên hợp quốc.
Thông qua việc đóng cửa doanh trại Ménaka vào ngày 25/8, MINUSMA đã khép lại giai đoạn đầu tiên rút quân khỏi Mali. Ngoài Ménaka, Phái bộ trên cũng đã đóng cửa các căn cứ ở Ogossagou (Mopti), Ber và Goundam (Timbuktu). MINUSMA vẫn còn khoảng 10 căn cứ cần đóng cửa, bao gồm các căn cứ ở Kidal, Aguelhok và Tessalit (vùng Kidal), Sévaré, Douentza (ở miền Trung Mali), Gao, Timbuktu (ở phía Bắc Mali) cũng như 2 căn cứ ở thủ đô Bamako.
Nghị quyết 2690 của LHQ, được Hội đồng Bảo an thông qua ngày 30/6/2023, quy định "việc rút quân MINUSMA một cách phối hợp, có trật tự và an toàn, phải hoàn thành trước ngày 31/12/2023 và việc giải thể Phái bộ bắt đầu vào tháng 1/2024". Theo người đứng đầu MINUSMA, ông El-Ghassim Wane, điều này tạo nên "thách thức to lớn", với thời hạn "rất ngắn", chỉ là 6 tháng cho việc giải thể một phái bộ đa chiều, chưa tính đến bối cảnh các cuộc cuộc tấn công khủng bố ngày càng gia tăng.
Kể từ khi bắt đầu quá trình rút quân vào ngày 1/7, MINUSMA đã ghi nhận nhiều cuộc tấn công nhằm vào các đoàn xe khác nhau của họ.
LHQ khẳng định hỗ trợ Mali điều tra các vụ tấn công Phái bộ Gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) đã cực lực lên án vụ tấn công sáng 22/4 nhằm vào doanh trại của lực lượng vũ trang sở tại ở miền Trung Mali. Binh sĩ thuộc Phái bộ gìn giữ hòa bình của Liên hợp quốc tại Mali (MINUSMA) làm nhiệm vụ tại Timbuktu, Mali, ngày 8/12/2021. Ảnh...