Hàn Quốc: Tranh cãi xung quanh chính sách mới về chế độ nghỉ phép chăm con
Chính phủ Hàn Quốc đang điều chỉnh chính sách áp dụng chế độ nghỉ phép chăm con với mục đích khuyến khích việc sinh con, tuy nhiên đang gây ra tranh cãi và bị đánh giá là phi thực tế.
Hàn Quốc là một trong những quốc gia có tỷ lệ sinh thấp. Ảnh: Reuters
Tại Hàn Quốc, lao động nữ được hưởng chế độ nghỉ thai sản 90 ngày, trong khi lao động nam có vợ sinh con cũng sẽ được hưởng chế độ nghỉ phép 10 ngày. Luật cũng đảm bảo thời gian nghỉ chăm con lên tới 1 năm cho cả lao động nam và nữ, dự kiến sẽ tăng lên 18 tháng vào năm tới. Nhân viên có thể chọn thời điểm nghỉ chăm sóc con cho đến trước khi con cái họ lên 8 tuổi. Tuy nhiên, theo chính sách mới do ủy ban tổng thống đề ra, chế độ nghỉ chăm sóc con cái sẽ bắt buộc được thực hiện sau khi người lao động kết thúc thời gian nghỉ thai sản và không cần sự chấp thuận của người sử dụng lao động.
Một quan chức tại Ủy ban Tổng thống về Chính sách dân số và xã hội lão hóa Hàn Quốc cho biết chính phủ nước này đang xem xét chính sách mới trên như một phần trong nỗ lực giải quyết tỷ lệ sinh thấp kỷ lục của Hàn Quốc. Tuy nhiên, chính sách này hiện đang bị đánh giá dường như không thực tế, vì điều kiện của các công ty và người lao động không giống nhau, việc nghỉ chăm sóc trẻ phải đối mặt với thu nhập giảm mạnh. Điều này có nghĩa là không phải tất cả nhân viên đều muốn nghỉ chăm con ngay sau khi kết thúc thời gian nghỉ thai sản. Trong khi đó, một số người cho rằng chính sách này cũng có thể khiến người sử dụng lao động do dự trong việc tuyển dụng lao động trong độ tuổi sinh nở, điều này sẽ không giúp tăng tỷ lệ sinh vốn đang ở mức thấp.
Video đang HOT
Theo khảo sát năm 2021 của Bộ Lao động và Việc làm Hàn Quốc (MOEL), 34,2% nhân viên cho biết họ gặp khó khăn khi xin nghỉ phép để chăm sóc con do áp lực từ người sử dụng lao động. Báo cáo của Cơ quan Nghiên cứu Quốc hội Hàn Quốc cũng cho biết tỷ lệ lao động nữ và nam nghỉ chăm sóc con lần lượt là 21,4 và 1,3 trên 100 trẻ. Tỷ lệ này là thấp nhất trong số các quốc gia thành viên Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD) có công bố thông tin liên quan.
Tuy nhiên, việc thúc đẩy chính sách mới về nghỉ nuôi con đang làm dấy lên lo ngại vì điều này có thể dẫn đến những hậu quả không mong muốn, khi người dân ngày càng có xu hướng miễn cưỡng sinh con do thu nhập bị giảm trong thời gian nghỉ chăm sóc trẻ. Người lao động nhận được 80% mức lương hiện có khi họ nghỉ chăm sóc con cái nhưng không vượt quá 1,5 triệu won (1.100 USD).
Theo Cơ sở dữ liệu gia đình của OECD, trợ cấp nghỉ phép chăm sóc trẻ em chỉ chiếm 44,6% thu nhập của người lao động tính đến năm 2022. Điều đó có nghĩa là khoản trợ cấp ít hơn một nửa so với thu nhập ban đầu.
Ngoài ra, nếu chính sách trên dẫn đến số lượng người lao động nghỉ phép chăm con tăng nhanh, điều này sẽ tạo ra gánh nặng lớn cho quỹ bảo hiểm việc làm của nhà nước.
Bên cạnh vấn đề tiền bạc, một số ý kiến cho rằng việc bắt buộc người lao động nghỉ chăm con ngay sau khi hết thời gian nghỉ thai sản là không phù hợp với thực tế. Mỗi bậc cha mẹ đều ở trong hoàn cảnh khác nhau và sẽ có suy nghĩ khác nhau khi quyết định thời điểm nghỉ chăm con. Có người muốn dành thời gian chăm sóc con khi con vào tiểu học vì cho rằng đấy là giai đoạn mà đứa trẻ cần mẹ nhất.
Trung Quốc khẳng định đẩy nhanh đối thoại FTA mở rộng với Hàn Quốc
Ngày 24/8, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường đã kêu gọi đẩy nhanh tiến độ trong các cuộc đàm phán hiệp định thương mại tự do (FTA) tiếp theo với Hàn Quốc.
Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường. Ảnh tư liệu: Kyodo/TTXVN
Theo hãng Yonhap, phát biểu của Thủ tướng Lý Khắc Cường được đưa ra trong bài phát biểu trực tuyến tham dự một diễn đàn kinh doanh ở Seoul nhân kỷ niệm 30 năm Trung Quốc và Hàn Quốc thiết lập quan hệ ngoại giao. Ông bày tỏ hy vọng hai nước cùng theo đuổi sự phát triển toàn diện và các cuộc đàm phán giai đoạn 2 về FTA song phương có thể nhanh chóng kết thúc.
Thủ tướng Lý Khắc Cường đề xuất làm sâu sắc hơn nữa quan hệ đối tác giữa hai nước trong nhiều lĩnh vực như sản xuất tiên tiến, kinh tế xanh và kinh tế kỹ thuật số, biến đổi khí hậu. Ông cho rằng cả Trung Quốc và Hàn Quốc cần phải đề cao chủ nghĩa đa phương, sự định hướng của toàn cầu hóa kinh tế và đảm bảo sự ổn định của chuỗi cung ứng.
Về phần mình, Thủ tướng Hàn Quốc Han Duck-soo kêu gọi nỗ lực tăng cường hợp tác song phương thực chất trong vấn đề kinh tế và quốc tế. Theo ông, kim ngạch thương mại song phương đạt mức kỷ lục 300 tỷ USD vào năm ngoái, tăng gần 50 lần so với mức vào thời điểm hai bên thiết lập quan hệ ngoại giao. Do vậy, ông cho rằng sự hợp tác về các vấn đề quốc tế như ổn định chuỗi cung ứng toàn cầu và biến khí hậu cũng cần được củng cố hơn nữa.
Hiện tại, các cuộc đàm phán mở rộng FTA giữa Hàn Quốc và Trung Quốc đang diễn ra ở cấp chuyên viên, trong đó có việc mở rộng các thị trường do lĩnh vực đầu tư và dịch vụ. FTA phiên bản cũ giữa hai nước đã có hiệu lực từ tháng 12/2015 với việc hai bên nhất trí dỡ bỏ nhiều loại thuế lớn.
Cùng ngày, Bộ trưởng Thống nhất Hàn Quốc Kwon Young-se đã có cuộc gặp với Đại sứ Trung Quốc tại Hàn Quốc Hình Hải Minh để thảo luận vấn đề Triều Tiên và các vấn đề tồn đọng khác.
Tại cuộc gặp, Bộ trưởng Kwon Young-se nhấn mạnh Bộ Thống nhất Hàn Quốc sẽ liên lạc chặt chẽ với Trung Quốc nhằm thúc đẩy các chính sách của chính quyền Tổng thống Yoon Suk-yeol hướng tới mục tiêu phi hạt nhân hóa và cải thiện quan hệ liên Triều. Ông hối thúc Trung Quốc đóng "vai trò mang tính xây dựng" để thuyết phục Bình Nhưỡng có phản hồi tích cực.
Về phần mình, Đại sứ Hình Hải Minh nhấn mạnh Trung Quốc "đang nỗ lực hết sức" để đạt được mục tiêu hòa bình và phi hạt nhân hóa trên Bán đảo Triều Tiên.
Nhật Bản nới lỏng khuyến cáo đi lại tới 55 quốc gia và khu vực Ngày 24/8, nhà chức trách Nhật Bản đã ra thông báo nới lỏng các khuyến cáo đi lại đối với 55 quốc gia liên quan tới đại dịch COVID-19. Thủ đô Tokyo trong mùa COVID-19. Ảnh: Hãng thông tấn Kyodo cho biết Chính phủ Nhật Bản đã quyết định nới lỏng các cảnh báo đi lại liên quan tới đại dịch COVID-19 đối...