Hàn Quốc hoãn phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên
Theo hãng tin Yonhap, ngày 28/11, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc thông báo hoãn kế hoạch phóng vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên của nước này sang ngày 2/12 do thời tiết xấu.
Tên lửa SpaceX Falcon 9,1. Ảnh: AP-Yonhap
Trước đó, Hàn Quốc đã lên kế hoạch phóng vệ tinh quân sự trên bằng tên lửa đẩy Falcon 9 của công ty vũ trụ SpaceX từ Căn cứ không quân Vandenberg tại California (Mỹ) vào ngày 30/11. Vụ phóng nằm trong dự án của Hàn Quốc nhằm đưa 5 vệ tinh trinh sát quân sự được chế tạo trong nước lên quỹ đạo vào cuối năm 2025.
Hiện Hàn Quốc chưa sở hữu vệ tinh quân sự nào của riêng nước này và phải dựa vào vệ tinh quân sự của Mỹ để giám sát những động thái từ bên ngoài. Theo ông Lee Choon Geun, nhà nghiên cứu danh dự tại Viện chính sách công nghệ và khoa học Hàn Quốc, việc sở hữu riêng vệ tinh trinh sát quân sự sẽ giúp đảm bảo một hệ thống giám sát độc lập để theo dõi mọi động thái từ bên ngoài.
Video đang HOT
Cùng ngày, Cơ quan Quản lý chương trình mua sắm quốc phòng Hàn Quốc (DAPA) cũng cho biết nước này sẽ thúc đẩy việc sử dụng vệ tinh thương mại ở quỹ đạo Trái Đất tầm thấp để nâng cao năng lực tác chiến của các lực lượng vũ trang. Một dự án trị giá 39,8 tỷ won (30,6 triệu USD) đã được ký với Hanwha Systems Co. nhằm phát triển hệ thống liên lạc quân sự sử dụng vệ tinh thương mại của Hanwha hoạt động dưới độ cao 2.000 km.
Các động thái trên của Hàn Quốc diễn ra sau khi Triều Tiên hôm 21/11 thông báo đã phóng thành công vệ tinh trinh sát quân sự đầu tiên vào quỹ đạo.
Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) thông báo vệ tinh đã vào quỹ đạo và truyền hình ảnh về mặt đất. Tuy nhiên, các quan chức Hàn Quốc và giới phân tích nói rằng vẫn cần thêm thời gian để xác định năng lực của vệ tinh này.
Triều Tiên thất bại trong vụ phóng tên lửa mới nhất
Sáng 31.5, CHDCND Triều Tiên đã phóng tên lửa mang theo thiết bị mà nước này gọi là "vệ tinh không gian" trong khi Hàn Quốc gọi là "vệ tinh do thám quân sự" ở vùng biển phía nam.
Theo phía Hàn Quốc, vụ phóng diễn ra lúc 6 giờ 29 phút, Hãng Reuters đưa tin.
Ngay sau đó, Thông tấn xã Trung ương Triều Tiên (KCNA) xác nhận vụ phóng đã thất bại. Theo KCNA, tên lửa mới với tên gọi "Chollima-1" mang theo vệ tinh trinh sát quân sự "Malligyong-1", đã rơi xuống biển do hệ thống tên lửa đẩy gặp sự cố ở tầng phân tách thứ hai.
Thông tin về kế hoạch phóng tên lửa đã được Triều Tiên thông báo từ ngày 30.5. Theo ông Ri Pyong-chol, Phó chủ tịch Quân ủy Trung ương đảng Lao động Triều Tiên, các cuộc tập trận quân sự Mỹ - Hàn buộc Bình Nhưỡng phải trang bị "khả năng thu thập thông tin về hành động quân sự của đối thủ theo thời gian thực".
Truyền thông Hàn Quốc đưa tin về vụ phóng tên lửa ngày 31.5 của Triều Tiên. Ảnh REUTERS
Ngay sau khi phát hiện vụ phóng, Hàn Quốc và Nhật Bản đã sơ tán người dân ở một số khu vực. Trong sáng 31.5, Ủy ban thường trực Hội đồng An ninh quốc gia Hàn Quốc đã được triệu tập và lên án hành động của Triều Tiên. Theo Hãng thông tấn Yonhap, Tổng thống Yoon Suk Yeol theo sát tình hình dựa trên báo cáo theo thời gian thực.
Mỹ phản đối vụ phóng của Triều Tiên, lưu ý rằng Tổng thống Joe Biden và đội ngũ an ninh đang đánh giá tình hình. Bộ Tư lệnh Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương của Mỹ nhấn mạnh cam kết "sắt thép" đối với Hàn Quốc, Nhật Bản và sẽ tiếp tục theo dõi diễn biến mới.
Các đặc phái viên hạt nhân của Hàn Quốc, Mỹ, Nhật Bản đã điện đàm 3 bên và lên án vụ phóng. Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Antonio Guterres kêu gọi Bình Nhưỡng ngừng các hành động tương tự và nối lại đối thoại vì hòa bình.
Trong diễn biến khác, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc (JCS) cho biết quân đội đã thu được một phần thiết bị của Triều Tiên rơi ở biển Hoàng Hải, và sẽ xem xét cấu tạo tên lửa để theo dõi tiến bộ công nghệ của Bình Nhưỡng.
Triều Tiên cho biết họ sẽ tiến hành một vụ phóng khác "càng sớm càng tốt", nhưng theo các chuyên gia, nước này có thể mất nhiều tháng. Thất bại lần này có thể gây trở ngại cho Triều Tiên, đặc biệt sau khi Hàn Quốc phóng thành công tên lửa vũ trụ tự chế vào ngày 25.5, đánh dấu cột mốc mới cho chương trình không gian của nước này.
Cảnh báo căng thẳng leo thang trên bán đảo Triều Tiên Sau hai lần phóng thất bại trước đó, CHDCND Triều Tiên ngày 22/11 tuyên bố phóng thành công vệ tinh trinh sát Malligyong-1 vào quỹ đạo khiến Nhật Bản, Hàn Quốc và Mỹ đồng loạt lên tiếng cảnh báo về căng thẳng có thể tái leo thang trên bán đảo Triều Tiên. Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 22/11 đưa...