Hàn Quốc và Triều Tiên chạy đua phóng vệ tinh quân sự phát triển nội địa
Hàn Quốc và Triều Tiên đang chạy đua trong việc phóng vệ tinh do thám quân sự đầu tiên sản xuất nội địa, nhằm nâng cao năng lực quân sự của họ.
Hình ảnh do truyền thông Hàn Quốc phát trên truyền hình ở Seoul về vụ phóng thử tên lửa mang theo vệ tinh do thám của Triều Tiên, ngày 24/8/2023. Ảnh: AFP/TTXVN
Trong cuộc gặp gỡ với các phóng viên hôm 3/11, Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik tiết lộ quân đội nước này chuẩn bị phóng vệ tinh do thám tự phát triển trong nước vào ngày 30/11, từ Căn cứ Lực lượng Vũ trụ Vandenberg ở California (Mỹ). Tên lửa Falcon 9 của tập đoàn công nghệ SpaceX có trụ sở tại California sẽ đưa vệ tinh do thám đầu tiên của Hàn Quốc lên quỹ đạo.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết vụ phóng là một phần thuộc Dự án 425 của nước này, nhằm mục đích “bảo vệ các vệ tinh do thám của quân đội thông qua nghiên cứu và phát triển”.
Để theo đuổi mục tiêu này, Bộ Quốc phòng Hàn Quốc đã đặt ra kế hoạch đến năm 2025 phóng tổng cộng 5 vệ tinh quân sự có độ phân giải cao. Bộ này cũng nhấn mạnh rằng các vệ tinh do thám quân sự sẽ đóng vai trò là nền tảng cho hệ thống phòng thủ ba trục của Hàn Quốc. Hệ thống phòng thủ này bào gồm tấn công phủ đầu, phòng thủ tên lửa và trả đũa.
Bộ Quốc phòng Hàn Quốc cho biết nếu nước này đưa thành công một vệ tinh do thám vào quỹ đạo, nó sẽ tạo cơ hội để “phô trương khả năng khoa học và công nghệ vượt trội của quân đội khi so sánh với các vụ phóng vệ tinh thất bại của Triều Tiên vào tháng 5 và tháng 8″.
Video đang HOT
Triều Tiên cũng đặt mục tiêu đến năm 2025 phóng “số lượng lớn vệ tinh do thám” cho mục đích quân sự theo lệnh của Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un vào tháng 3/2022. Khi đó, truyền thông Triều Tiên cho biết mục tiêu là “giám sát kỹ lưỡng và nhận diện hành động quân sự thù địch chống CHDCND Triều Tiên” của Mỹ và các đồng minh trên Bán đảo Triều Tiên và khu vực xung quanh.
Ngày 24/8, Triều Tiên cho biết nỗ lực phóng vệ tinh do thám thứ hai đã kết thúc thất bại. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Bình Nhưỡng đã phóng vệ tinh do thám Malligyong-1, được gắn trên tên lửa đẩy kiểu mới Chollima-1, nhưng xảy ra lỗi trong giai đoạn phóng thứ 3.
Vụ phóng này diễn ra chưa đầy ba tháng sau chuyến bay đầu tiên của tên lửa đẩy kiểu mới Chollima-1. Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ quốc gia (NADA) của Triều Tiên đã phóng vệ tinh do thám quân sự Malligyong-1 gắn trên Chollima-1 sáng 31/5 theo kế hoạch đã định, nhưng vụ phóng này đã thất bại.
Bộ trưởng Quốc phòng Hàn Quốc Shin Won-sik cho rằng Triều Tiên có thể tiến hành lần phóng thử thứ ba “vệ tinh do thám quân sự” vào cuối tháng 11. Nhưng ông cũng đánh giá nhiều khả năng nó không diễn ra trong 1 đến 2 tuần tới.
Trong một diễn biến khác, truyền thông Triều Tiên hôm 5/11 đưa tin nước này đã chỉ định ngày 18/11 là “Ngày Công nghiệp Tên lửa” để kỷ niệm vụ phóng thử tên lửa đạn đạo liên lục địa đầu tiên Hwasong-17 vào ngày 18/11 năm ngoái.
Giới chuyên gia nhận định về việc Triều Tiên phóng vệ tinh dồn dập
Các nhà phân tích cho rằng Triều Tiên dường như đã đạt được tiến bộ trong chương trình không gian, cho dù phóng tên lửa thất bại vào ngày 24/8 vừa rồi.
Hình ảnh do truyền thông Hàn Quốc phát trên truyền hình ở Seoul về vụ phóng thử một tên lửa mang theo vệ tinh do thám của Triều Tiên ngày 24/8. Ảnh: AFP/TTXVN
Ngày 24/8, Triều Tiên cho biết nỗ lực phóng vệ tinh do thám thứ hai đã kết thúc thất bại. Hãng thông tấn trung ương Triều Tiên (KCNA) đưa tin Bình Nhưỡng đã phóng vệ tinh do thám Malligyong-1, được gắn trên tên lửa đẩy kiểu mới Chollima-1, nhưng xảy ra lỗi trong giai đoạn phóng thứ 3.
Vụ phóng này diễn ra chưa đầy ba tháng sau chuyến bay đầu tiên của tên lửa đẩy kiểu mới Chollima-1. Cơ quan Phát triển Hàng không Vũ trụ quốc gia (NADA) của Triều Tiên đã phóng vệ tinh trinh sát quân sự Malligyong-1 gắn trên Chollima-1 sáng 31/5 theo kế hoạch đã định, nhưng vụ phóng này đã thất bại.
Sau hai lần thất bại, giới chức Triều Tiên đã đặt mục tiêu đưa vệ tinh vào quỹ đạo trong tháng 10 tới.
Nhà nghiên cứu tên lửa Jeffrey Lewis tại Trung tâm Nghiên cứu Không phổ biến vũ khí hạt nhân James Martin, trong một bài đăng trên mạng xã hội X, đã phân tích: "Việc đặt lịch cho tháng 10 là khá táo bạo". Theo ông, trước đây Triều Tiên chưa từng có lịch trình cụ thể như vậy.
Giáo sư Chang Young-keun tại Đại học Hàng không Vũ trụ Hàn Quốc đánh giá rằng việc Triều Tiên công bố lần phóng thứ ba vào tháng 10, gần như ngay lập tức, có thể mang hàm ý rằng không có vấn đề gì về hiệu quả hoạt động của tên lửa trong các giai đoạn một, giai đoạn hai và giai đoạn ba. Họ đã xác nhận vấn đề xảy ra ở thiết bị nổ khẩn cấp thông qua việc tiếp nhận dữ liệu từ xa.
Theo hãng thông tấn Reuters (Anh), Triều Tiên từng thể hiện mong muốn sở hữu một hệ thống vệ tinh do thám để giám sát quân đội Mỹ và Hàn Quốc. Và các nhà phân tích cho rằng tên lửa đẩy Chollima-1 có tiềm năng. Tuy nhiên, một số nhà quan sát đánh giá khoảng cách ngắn giữa các lần phóng cho thấy Bình Nhưỡng đang có mục tiêu chính trị.
Ông Yang Uk tại Viện Nghiên cứu Chính sách Asan ở Seoul lập luận: "Lịch trình có nhịp độ nhanh bất thường này cho thấy toàn bộ dự án tập trung vào việc nêu bật những thành tựu của Chủ tịch Kim Jong-un".
Vụ phóng Chollima-1 hôm 31/5 diễn ra chỉ vài ngày sau khi Hàn Quốc lần đầu tiên đưa vệ tinh vào quỹ đạo bằng tên lửa đẩy sản xuất trong nước Nuri, và các quan chức ở Seoul vào thời điểm đó cho rằng Triều Tiên đã đẩy nhanh tiến độ để theo kịp.
Theo Reuters, Hàn Quốc đã lên kế hoạch gần một năm cho mỗi lần phóng tên lửa đẩy Nuri. Trong khi đó, Triều Tiên lên kế hoạch phóng Chollima-1 ba lần trong vòng chưa đầy sáu tháng.
Giáo sư Yang Moo-jin tại Đại học Nghiên cứu Triều Tiên ở Seoul lại có quan điểm rằng tháng 10 có thể là cơ hội cuối cùng để Chủ tịch Kim Jong-un đưa vệ tinh lên quỹ đạo trong năm nay. Ông nêu rõ: "Việc phóng sẽ khó khăn hơn vào mùa Đông do tốc độ và hướng gió, nên tháng 10 sẽ là lựa chọn cuối cùng để đạt được tiến bộ rõ rệt".
Hàn Quốc trục vớt được một phần tên lửa Triều Tiên Quân đội Hàn Quốc đã trục vớt một phần tên lửa đẩy của Triều Tiên bị chìm dưới biển sau vụ phóng vệ tinh quân sự thất bại hồi tháng trước. Hàn Quốc trục vớt một vật thể hình trụ vào ngày 15-6. Đây được cho là bộ phận của tên lửa đẩy Triều Tiên sử dụng trong vụ phóng vệ tinh thất...