Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo, tập trận tấn công hạt nhân chiến thuật
Hãng thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) ngày 31/8 xác nhận, Bình Nhưỡng đã phóng 2 tên lửa đạn đạo vào tối 30/8, đồng thời tiến hành tập trận tấn công hạt nhân chiến thuật nhằm đáp trả các cuộc tập trận chung giữa Mỹ và Hàn Quốc.
Hình ảnh Triều Tiên phóng tên lửa hôm 30/8 mà KCNA công bố. Nguồn: KCNA.
Theo KCNA, CHDCND Triều Tiên đã tiến hành một cuộc tập trận tấn công hạt nhân chiến thuật mô phỏng các cuộc tấn công nhằm vào sở chỉ huy và sân bay của Hàn Quốc tối 30/8. Trong một tuyên bố được KCNA đăng tải sáng 31/8, Bộ Tổng tham mưu Quân đội Nhân dân Triều Tiên (KPA) cũng xác nhận, đơn vị này đã bắn 2 tên lửa đạn đạo và thực hiện đúng sứ mệnh tấn công hạt nhân.
Trước đó, Hội đồng Tham mưu trưởng Liên quân Hàn Quốc tối 30/8 thông tin, cơ quan này phát hiện các vụ phóng tên lửa từ một địa điểm trong hoặc xung quanh khu vực Sunan ở Bình Nhưỡng, vào khoảng thời gian từ 23h40 đến 23h50 (giờ địa phương). Mỗi quả tên lửa đã bay khoảng 360 km trước khi rơi xuống biển.
Phía Nhật Bản cũng ra tuyên bố tương tự và cho rằng 2 tên lửa nhiều khả năng đã rơi bên ngoài vùng đặc quyền kinh tế (EEZ) của Nhật Bản, trong khu vực trải dài khoảng 370 km tính từ bờ biển nước này. Thủ tướng Nhật Bản Fumio Kishida đã chỉ đạo các bộ và cơ quan hữu quan thu thập thông tin, đảm bảo an toàn cho máy bay và tàu thuyền.
Video đang HOT
Vụ phóng tên lửa mới nhất diễn ra chỉ 1 ngày trước khi Hàn Quốc và Mỹ kết thúc cuộc tập trận chung Lá chắn Tự do Ulchi (UFS) kéo dài 11 ngày, điều mà Bình Nhưỡng từ lâu đã chỉ trích là một cuộc diễn tập chiến tranh.
Tập trận UFS dựa trên kịch bản cuộc chiến tổng lực, với sự tham gia của hơn 58.000 binh sĩ 2 nước với nhiều nội dung, trong đó có diễn tập chỉ huy mô phỏng trên máy tính, huấn luyện thực địa và diễn tập phòng thủ dân sự Ulchi. Đặc biệt, hôm 30/8, các máy bay ném bom chiến lược B-1B của Mỹ đã được điều tới khu vực để tập trận riêng với máy bay Hàn Quốc và Nhật Bản.
Dù hứng nhiều chỉ trích từ Triều Tiên, nhưng phía Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản nhiều lần khẳng định, các hành động quân sự này hoàn toàn mang tính phòng thủ.
Trong một diễn biến có liên quan, hôm 29/8, phía Triều Tiên ra thông báo rằng Bình Nhưỡng sẽ sớm trang bị vũ khí hạt nhân cho một số tàu hải quân và cam kết biến hải quân thành trung tâm răn đe hạt nhân của nước này.
Căng thẳng lại leo thang trên Bán đảo Triều Tiên
Theo Hãng thông tấn Trung ương CHDCND Triều Tiên (KCNA), quân đội Triều Tiên đã bắn liên tiếp 2 quả tên lửa vào vùng biển phía Đông cuối tháng 2 vừa qua.
Tên lửa này thuộc hệ thống vũ khí tấn công chính xác, liên tục mới nhất của quân đội nước này và thuộc biện pháp tấn công hạt nhân chiến thuật.
Theo người phát ngôn của KCNA, vụ phóng tên lửa nhằm mục đích đáp trả cuộc tập trận chung trên không giữa Mỹ và Hàn Quốc. Chỉ tính từ đầu năm đến nay, Mỹ và Hàn Quốc đã nhiều lần tập trận chung trên không, khiến căng thẳng quân sự gia tăng trên bán đảo. Trước đó chỉ 2 ngày, Bình Nhưỡng cũng cho phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa Hwasong-15. Đây là vụ phóng tên lửa thứ 2 của nước này kể từ đầu năm 2023, sau vụ bắn một quả rocket từ bệ phóng tên lửa siêu lớn trước đó. Truyền thông thông nhà nước Triều Tiên cho biết các tên lửa đã tấn công chính xác khu vực được định trước ở vùng biển quốc tế phía Đông CHDCND Triều Tiên. Vụ phóng bất ngờ xác nhận và kiểm chứng mức độ tin cậy của hệ thống vũ khí, đồng thời nêu bật tình trạng chuẩn bị cho chiến tranh hạt nhân của Bình Nhưỡng.
Hàn Quốc đã công bố các biện pháp trừng phạt đối với các nhân viên và tổ chức liên quan đến việc phát triển tên lửa và vũ khí hạt nhân của CHDCND Triều Tiên. Nhật Bản thì yêu cầu Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc họp khẩn trước các vụ phóng tên lửa liên tiếp của CHDCND Triều Tiên.
Máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer được huy động trong các cuộc tập trận Mỹ - Hàn Quốc.
Các chuyên gia phân tích dự đoán trước cục diện "ăn miếng trả miếng" mạnh mẽ Mỹ - Triều Tiên và Triều Tiên - Hàn Quốc đã được hình thành, Bán đảo Triều Tiên đang tập trung vũ khí chiến lược và sự thiếu tin cậy cũng như hợp tác giữa các cường quốc đang tồn tại, tình hình trên bán đảo năm nay sẽ đầy rủi ro và khó lường.
Các nhà phân tích cho rằng có một số nguyên nhân khiến CHDCND Triều Tiên liên tục các vụ thử tên lửa thời gian qua: Nguyên nhân thứ nhất là Mỹ và Hàn Quốc liên tục tiến hành các cuộc tập trận mang tính khiêu khích. Đúng như tuyên bố của Bình Nhưỡng, Mỹ và Hàn Quốc đã nhiều lần tiến hành các cuộc tập trận trên không trong năm nay. Cuộc tập trận trên không đầu tiên trong năm nay được tổ chức vào ngày 1/2, một cuộc tập trận khác diễn ra 2 ngày sau đó và một cuộc tập trận trên không khác diễn ra vào ngày 19/2, với mục đích đáp trả vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa của Bình Nhưỡng vào ngày 18/2. Một số cuộc tập trận chung trên không đã sử dụng vũ khí chiến lược của Mỹ, như máy bay ném bom chiến lược B-1B Lancer.
Trước đó, theo Yonhap, các cuộc phóng tên lửa liên lục địa của CHDCND Triều Tiên là nhằm phát tín hiệu phản ứng đối với cuộc tập trận chung Mỹ - Hàn mang tên "Tăng cường răn đe" và sau đó là "Lá chắn tự do" vào tháng 3, cũng như đáp trả sự kiện Mỹ gần đây triệu tập cuộc họp của Hội đồng Bảo an Liên hợp quốc về vấn đề Triều Tiên.
Theo phân tích của nhiều chuyên gia, các vụ phóng tên lửa của Bình Nhưỡng gần đây cũng nêu bật ý nghĩa chiến đấu thực tế "lấy vũ khí hạt nhân chống lại vũ khí hạt nhân", gửi đi tín hiệu "siêu cứng rắn đáp trả siêu cứng rắn" đến liên minh Mỹ - Hàn. Chẳng hạn như, huấn luyện phóng rocket có nhiều ý nghĩa: Một là để chứng tỏ CHDCND Triều Tiên có biện pháp đáp trả chiến thuật ngoài biện pháp chiến lược. Hai là để thể hiện lập trường đối đầu gay gắt về mặt chiến thuật. Rocket có tính cơ động nên có thể đáp ứng hiệu quả việc săn lùng, tìm và diệt máy bay đối phương. Ba là rocket bắn thử có tầm bắn nhất định và có khả năng phản công bằng đầu đạn hạt nhân, về bản chất là tên lửa đạn đạo tầm ngắn, có thể thể hiện sức mạnh đáp trả chiến lược và chiến thuật.
Một lý giải nữa cho các cuộc thử tên lửa, đó là trong hoạch định chiến lược quốc gia đã được xác định thì CHDCND Triều Tiên luôn cố gắng trở thành một cường quốc quân sự - từ việc phóng tên lửa liên tục vào năm 2022, thử nghiệm các thông số kỹ thuật, tham số và phương thức khác nhau đến vụ phóng tên lửa đạn đạo liên lục địa vào năm 2023, họ đều thúc đẩy một cách có trật tự theo các bước và bài bản đã được thiết lập.
Đáng chú ý là cuối năm 2022, tại Hội nghị mở rộng của kỳ họp toàn thể lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Lao động Triều Tiên khóa VIII, nhà lãnh đạo Kim Jong-un đã nêu rõ cải cách chiến lược trong phát triển vũ khí hạt nhân và quốc phòng năm 2023, nhấn mạnh việc mở rộng kho vũ khí hạt nhân và tăng cường sức mạnh hạt nhân nhằm ứng phó với động thái quân sự đáng lo ngại của các thế lực thù địch. Vũ khí hạt nhân mới và chiến lược phòng thủ quốc gia chính là lời giải cho các hoạt động phóng tên lửa liên tục của Bình Nhưỡng từ đầu năm 2023 đến nay.
Thực tế cho thấy, việc Mỹ và Hàn Quốc tăng cường răn đe mở rộng không những nhằm vào CHDCND Triều Tiên mà còn tập trung vào toàn bộ tình hình chiến lược ở Đông Bắc Á. Mỹ đang cố gắng sử dụng Bán đảo Triều Tiên làm biện pháp để buộc các cường quốc xung quanh phải tăng cường đầu tư và tiêu hao nguồn lực chiến lược. Và, mặc dù Mỹ và Hàn Quốc có ý tưởng riêng, nhưng lại khiến tình hình trên bán đảo trở nên tồi tệ hơn. Trước đây, Washington đã đề xuất đối thoại với Bình Nhưỡng, nhưng để như thế thì điều kiện tiền đề là phải tạo ra bầu không khí đối thoại, chứ không phải vừa muốn đối thoại lại vừa tập trận, không ngừng đưa nguồn lực chiến lược đến khu vực này.
Tàu ngầm hạt nhân Mỹ cập cảng Hàn Quốc sau vụ phóng tên lửa của Triều Tiên Ngày 16/6, tàu ngầm hạt nhân Mỹ chính thức cập cảng Busan, 1 ngày sau khi Triều Tiên phóng tên lửa đạn đạo tầm ngắn ra biển nhằm phản đối các cuộc tập trận Mỹ - Hàn. Theo Yonhap, chiến hạm USS Michigan của Mỹ chạy bằng năng lượng hạt nhân và có khả năng mang khoảng 150 hỏa tiễn Tomahawk đã cập...