Hàn Quốc đối phó làn sóng Covid-19 nghiêm trọng nhất từ trước đến nay
Hàn Quốc có thể phải điều chỉnh kế hoạch sống chung đại dịch khi số ca nhiễm mới, số ca tử vong do Covid-19 lập kỷ lục mới.
Nhân viên y tế Hàn Quốc lấy mẫu xét nghiệm Covid-19 ở Seoul (Ảnh: Bloomberg).
Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hàn Quốc (KDCA) cho biết, trong ngày 15/12, nước này ghi nhận 7.850 ca Covid-19 mới, chủ yếu là ca nhiễm trong cộng đồng. Đây là ngày có số ca nhiễm trong ngày cao nhất ở Hàn Quốc kể từ khi đại dịch bùng phát. Số ca nhiễm mới riêng ở Seoul lần đầu tiên vượt 3.000 ca.
Số bệnh nhân Covid-19 thể nặng tại Hàn Quốc cũng lên mức cao nhất từ trước đến nay là 964 trường hợp. Trong ngày, Hàn Quốc ghi nhận 70 ca tử vong, nâng tổng số ca tử vong do Covid-19 ở nước này lên 4.456 ca. Số ca tử vong đã lập kỷ lục 94 trường hợp vào hôm qua.
Mặc dù tốc độ lây lan Covid-19 ở Hàn Quốc vẫn tương đối thấp so với các nước châu Âu, nhưng số ca nhiễm trong ngày tại quốc gia này liên tục ở mức 4 con số kể từ đầu tháng 7 và lần đầu tiên vượt ngưỡng 7.000 ca hồi tuần trước.
Sự xuất hiện của biến chủng Omicron càng khiến giới chức Hàn Quốc lo ngại. Hôm nay, Hàn Quốc ghi nhận thêm 9 ca nhiễm Omicron, nâng tổng số ca nhiễm biến chủng này ở đây lên 128.
Dịch tái bùng phát mạnh trở lại ở Hàn Quốc khi chính phủ nước này bắt đầu nới lỏng các hạn chế để “sống chung với đại dịch”. Quyết định nới lỏng được đưa ra sau khi Hàn Quốc đã tiêm chủng đầy đủ vaccine Covid-19 cho 80% dân số. Với tình hình hiện nay, chính phủ Hàn Quốc đang cân nhắc áp đặt trở lại các lệnh hạn chế như giới hạn số người hội họp, khung giờ mở cửa kinh doanh. Trước đó, giới chức y tế Hàn Quốc cũng cảnh báo, giai đoạn hai của chiến lược sống chung với đại dịch có thể phải hoãn lại nếu tình hình diễn biến xấu đi.
Video đang HOT
Triển khai tiêm chủng sớm nhất, Mỹ vẫn chưa thoát "vũng lầy" Covid-19
Một năm trước, khi dịch Covid-19 phủ bóng ảm đạm, Mỹ mở đợt tiêm chủng lớn nhất lịch sử với niềm hi vọng lớn. Nhưng một năm sau, nhiều người Mỹ vẫn chưa tiêm và nhiều người vẫn tử vong vì Covid-19.
Nhấn để phóng to ảnh
Những hộp chứa vaccine Pfizer tại nhà máy sản xuất Kalamazoocủa Pfizer ở Portage, Mỹ (Ảnh: AP).
Những chiếc xe tải chở đầy những thùng chứa vaccine để trong tủ lạnh đã chứng tỏ thành công rực rỡ của chiến dịch thử nghiệm và sản xuất vaccine Covid-19 trên khắp thế giới, mang đến hy vọng sẽ giúp nhanh chóng kết thúc đại dịch.
Nhưng điều đó đã không xảy ra. Một năm sau, nhiều người Mỹ vẫn chưa tiêm chủng và nhiều người vẫn tử vong vì Covid-19. Số người chết vì Covid-19 tại Mỹ cho đến nay là khoảng 800.000 người so với con số 1 năm trước là 300.000.
Tất nhiên, hàng chục nghìn người có thể đã được cứu sống nhờ tiêm vaccine, nhưng chiến dịch tiêm chủng của Mỹ đã không thành công như mong đợi.
Giám đốc Viện Y tế Quốc gia Mỹ Francis Collins cho biết, các nhà khoa học và quan chức y tế có thể đã đánh giá thấp việc tin giả tràn lan về vaccine đã cản trở "thành tựu đáng kinh ngạc" của vaccine như thế nào. "Vẫn đầy những ca tử vong vì Covid-19... hầu hết trong số họ đều không tiêm vaccine, hầu hết đều vì suy nghĩ sai lầm và nguy hiểm về vaccine", ông Collins nói.
Vaccine là câu chuyện thành công lớn...
Nhân viên y tế Sandra Lindsay - người đầu tiên tại Mỹ tiêm vaccine Covid-19 - tham gia một cuộc tuần hành (Ảnh: AP).
Được phát triển và tung ra với tốc độ thần tốc, vaccine Covid-19 đã được chứng minh là an toàn và hiệu quả cao trong việc ngăn ngừa tử vong và nhập viện.
Những người không tiêm có nguy cơ tử vong cao hơn 14 lần so với những người được tiêm đầy đủ, Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh (CDC) Mỹ ước tính dựa trên dữ liệu có sẵn từ tháng 9. Hiệu quả của vaccine phần lớn vẫn được duy trì, cho phép các trường học mở cửa trở lại, các nhà hàng chào đón thực khách và các gia đình tụ tập trong các kỳ nghỉ. Theo thống kê mới nhất, 95% người Mỹ từ 65 tuổi trở lên đã tiêm mũi 1.
Năm đầu tiên, chiến dịch tiêm vaccine gặp nhiều khó khăn vì những ca nhiễm đột phá, xung đột chính trị và giờ đây là mối lo Omicron có khả năng né vaccine. Bất chấp tất cả những điều đó, Tiến sĩ David Dowdy, nhà dịch tễ học bệnh truyền nhiễm tại Trường Y tế Công cộng Johns Hopkins Bloomberg cho rằng: "Vaccine là một câu chuyện thành công to lớn".
Vào đúng ngày mà Mỹ mở chiến dịch tiêm vaccine quy mô lớn nhất trong lịch sử (ngày 14/12/ 2020), số ca tử vong do Covid-19 đã lên tới 300.000 người. Và số ca tử vong đang tăng trung bình hơn 2.500 người mỗi ngày và tăng nhanh, tồi tệ hơn những gì mà nước này từng chứng kiến vào đợt dịch đầu năm 2020, khi thành phố New York là tâm dịch.
Vào cuối tháng 2/2021, số ca tử vong ở Mỹ đã vượt 500.000 người, nhưng số ca tử vong mỗi ngày đang giảm mạnh so với mức cao khủng khiếp của đầu tháng 1/2021. Với hy vọng đó, vào đầu tháng 3, một số bang bắt đầu mở cửa trở lại, dỡ bỏ quy định và giới hạn đối với việc ăn uống trong nhà. Cựu Tổng thống Donald Trump đã đảm bảo với những người ủng hộ ông trong một cuộc phỏng vấn với Fox News rằng vaccine an toàn và thúc giục họ tiêm.
... nhưng Delta đã càn quét tất cả
Mỹ đã đặt mục tiêu phủ vaccine với tỷ lệ cao trong dịp lễ Quốc khánh (4/7). Nhưng đến tháng 6, khi làn sóng dịch giảm dần, nhu cầu tiêm vaccine cũng giảm và chính quyền các bang cũng như tập đoàn lớn đã chuyển sang các biện pháp khuyến khích kể cả cảnh báo để kêu gọi người dân đi tiêm chủng.
Mặc dù vậy, những nỗ lực đó là quá ít, quá muộn.
Biến chủng Delta xuất hiện đã càn quét tất cả khi chúng tấn công vào những nạn nhân chưa tiêm. Andrew Noymer, giáo sư y tế công cộng tại Đại học California, Irvine, cho biết: "Tất cả chúng ta cần nỗ lực hoàn hảo để đánh bại loại virus này vì chỉ riêng vaccine là chưa đủ".
Một trong những cơ hội lớn bị bỏ lỡ là nhiều người Mỹ trốn tiêm vaccine. Vào mùa thu năm nay, Rachel McKibbens, 45 tuổi, đã mất cha và anh trai vì Covid-19. Cả hai đều kiên quyết không tiêm vaccine vì họ tin vào thuyết âm mưu sai lầm rằng những mũi tiêm có chứa chất độc. McKibbens nói: "Thật sự là một thảm kịch. Mọi việc có lẽ sẽ không đến nỗi tệ như vậy".
Hơn 228.500 người Mỹ đã chết vì Covid-19 kể từ ngày 19/4, ngày mà tất cả người trưởng thành đủ điều kiện tiêm vaccine, tăng khoảng 29% kể từ khi ca tử vong đầu tiên được ghi nhận vào tháng 2/2020, theo một phân tích của hãng tin AP.
"Tôi cảm thấy cả nước Mỹ như bị nhốt trong các trại giam. Các loại vaccine trở thành một phép thử cho niềm tin vào chính phủ", giáo sư Noymer nói.
Thế giới đã ghi nhận tổng cộng trên 267,6 triệu ca COVID-19 Theo trang thống kê worldometers.info, tính đến 22h ngày 8/12 (giờ Việt Nam), thế giới ghi nhận tổng cộng 267.630.694 ca COVID-19, trong đó 5.290.948 ca tử vong. Trên 241,045 triệu bệnh nhân COVID-19 đã khỏi bệnh trong khi vẫn còn trên 21,294 triệu bệnh nhân đang được điều trị. Nhân viên y tế tiêm vaccine cho người dân tại Viêng Chăn, Lào....