Hải sản Tuy Phong Bình Thuận
Nằm giữa các thành phố du lịch biển lừng danh như Phan Thiết, Nha Trang nên Tuy Phong – một vùng biển xinh đẹp hiền hòa nằm ở cực bắc tỉnh Bình Thuận, dường như bằng lòng nép mình trong vẻ lặng lẽ của mình.
Gỏi cá suốt
Tuy vậy, bỏ qua phố xá ồn ào hay những thành phố du lịch náo nhiệt, một ngày nào đó đến với Tuy Phong, bạn sẽ thấy vùng đất này đáng yêu đến nhường nào.
Không chỉ có biển xanh nắng vàng và những bãi sỏi màu sắc kỳ thú, không chỉ có chùa chiền với không gian quang đãng thanh tịnh, không chỉ có đền đài huyền ảo, Tuy Phong còn hấp dẫn du khách bởi những món hải sản dân dã nhưng hấp dẫn đến không tin được.
Hải sản trên khắp đất nước ta nơi nào chẳng có, nhưng hải sản Tuy Phong khi ăn vẫn thấy đặc biệt, thấy nhớ nhung một hương vị rất riêng. Có bốn món hải sản đặc trưng ở đây mà người địa phương rất tự hào. Đó là: cá đục, dòm xanh, cá suốt và cá lồi.
Cá đục đúng là loại cá “vàng” của xứ sở này. Người Tuy Phong mời cơm khách đến chơi, món đầu tiên muốn được mang ra thết đãi khách là cá đục. Cá đục xứ này roi roi, không lớn con lắm, nhưng thịt trắng muốt, lại dai và thơm ngọt. Khi chế biến không cần cầu kỳ, chỉ cần chiên sơ với nước mắm hoặc nướng với muối ớt, ăn với các loại rau thơm. Vậy thôi, không thêm bớt gia vị nhiều vì như thế sẽ làm bớt đi sự ngọt ngào của cá.
Cá đục
Dòm xanh có nhiều nơi ở dải đất Nam Trung bộ, mà dòm xanh ở Tuy Phong vẫn thấy đậm đà hơn. Hay bởi người địa phương không đánh bắt ồ ạt để phục vụ du lịch, nên con dòm xứ này lớn trọng con, thịt chắc mà lại ngọt. Dòm xanh chỉ cần hấp với chút nước trên lửa lớn, không cần nêm nếm gì, chấm với muối tiêu chanh là ngon nhất xứ rồi.
Video đang HOT
Dòm xanh
Cá lồi thì nhìn hơi lạ mắt. Con cá da bóng nhờn, hình dạng như chiếc đĩa, chiên sơ rồi rưới hành mỡ đã phi thơm cùng với đậu phộng lên trên, nhìn thật hấp dẫn. Món này cuốn với bánh tráng rau sống, thêm dưa leo, chuối chát, khế chua… cuốn thành một cuốn to, chấm với nước mắm chua ngọt. Vị ngọt của cá, vị thơm của hành phi với đậu phộng, quyện với các loại rau và gia vị, thật khó có món ngon nào sánh bằng.
Cá lồi xối mỡ
Gỏi cá suốt cũng khá đặc biệt vì cá suốt Tuy Phong thịt trong và chắc, con cá nhỏ và tươi. Trộn gỏi cá tươi thì cần nhiều chanh cho cá chin, cùng với ớt tươi giã nhuyễn để khử mùi. Rồi còn thêm nước mắm chua ngọt, hành xắt sợi, rồi đậu phộng giã nhuyễn. Tất cả phải quyện với nhau sao cho thật dậy mùi, cá nhìn chuyển sang màu trắng đục là đã chin, có thể thưởng thức được. Gỏi cá suốt cũng không thể thiếu các loại rau thơm, dưa leo, khế xanh, chuối chát, nhưng phải chấm với nước xốt đậu phộng mới đúng điệu. Nước xốt đậu phộng phải pha thật khéo, có ớt giã thật mịn, đậu phộng quyện thành xốt sánh đều, chanh và nước mắm, đường phải đủ độ, để góp phần làm cho món gỏi cá tuyệt vời hơn.
Người Tuy Phong không làm du lịch ồ ạt hay chuyên nghiệp. Xứ này mời người đến chơi bằng sự giản dị chân tình.
Nếu có dịp, du khách đến Tuy Phong. Sau khi thăm thú vài thắng cảnh rồi ngồi bên bãi biển nghe sóng vỗ miên man, thưởng thức cho đủ bốn loại hải sản, chắn chắn bạn sẽ thấy vùng đất và con người ở đây đáng yêu đến nhường nào.
Theo tuoitre
Mịt mờ "kho báu" núi Tàu: Những cuộc thăm dò vô vọng
Với người dân Tuy Phong nói chung và người dân xã Phước Thể nói riêng thì việc đào bới, tìm kiếm "kho báu" tại núi Tàu của ông Tiệp là chuyện nghe không còn lạ. Theo đó, những năm đầu họ còn dõi theo bởi tò mò, phần vì hi vọng về một "kho báu" như giả thuyết của ông Tiệp, bởi chí ít mảnh đất vốn dĩ khô cằn, quanh năm nắng gió như Tuy Phong sẽ được nhiều người biết đến. Tuy nhiên, với những giả thuyết và chứng cứ mù mờ, những lần xin khai thác, tìm kiếm "kho báu" của ông Tiệp sau đó đã trở nên phiền phức hơn là hi vọng mà "lịch sử" những cuộc khai thác được thống kê dưới đây là một minh chứng.
Cách đây gần 20 năm (năm 1993), ông Tiệp bắt đầu thăm dò tìm kiếm kho báu tại núi Tàu lần đầu tiên sau khi Văn phòng Chính phủ có ý kiến và được UBND tỉnh cho phép.
Sau gần 5 năm tiến hành thăm dò, ông Tiệp không tìm thấy các dấu hiệu chứng minh có "kho báu" chôn giấu. Do đó, đầu tháng 4-1999 UBND tỉnh quyết định chấm dứt hoạt động thăm dò của ông Tiệp.
Đến ngày 15-4-1999, ông Tiệp tiếp tục xin phép thăm dò tìm kiếm, nhưng Chủ tịch UBND tỉnh lúc ấy không chấp thuận và yêu cầu ông thực hiện việc san lấp lại mặt bằng và trồng cây tại hiện trường.
Sau đó ông Tiệp mới thực hiện được khoảng 40% việc san lấp lại mặt bằng đã đào bới và chưa trồng cây tại hiện trường. Vì vậy, UBND tỉnh chưa cho ông Tiệp nhận lại 50 triệu đồng mà ông nộp tại Kho bạc huyện Tuy Phong. Ông Tiệp tiếp tục kiến nghị UBND tỉnh và các cơ quan Trung ương, xin được tiếp tục thăm dò.
Sau kiến nghị đó, tháng 10-2001, UBND tỉnh cho phép ông Tiệp được tiếp tục thăm dò. Ông Tiệp ủy quyền cho ông Lê Văn Hiền thay mặt ông, cùng ông Hoàng Văn Trường (chuyên gia khảo cổ) trông coi việc thăm dò "kho báu" tại núi Tàu.
Sau một thời gian dài triển khai việc thăm dò khá tốn kém nhưng không có kết quả, ông Lê Văn Hiền đề nghị UBND tỉnh chấm dứt không cho ông Trần Văn Tiệp và bất cứ ai tiếp tục thăm dò nữa. Sau đó ông Lê Văn Hiền rời bỏ núi Tàu không trông coi việc thăm dò khai thác.
Đến ngày 2-2-2003, ông Tiệp gửi báo cáo đến UBND tỉnh về việc ông Lê Văn Hiền rời bỏ núi Tàu và ủy quyền mới cho ông Phạm Nhật Quốc Phố trông coi.
Xét thấy sau 10 năm thăm dò, khai quật không kết quả, ngày 25-2-2003, UBND tỉnh quyết định kết thúc thăm dò, đồng thời giao UBND huyện Tuy Phong tổ chức lực lượng kiểm tra, giám sát việc trồng lại cây xanh trên diện tích đã thăm dò, khai quật.
Đến tháng 6-2003, ông Tiệp vẫn chưa thực hiện yêu cầu san lấp và trồng lại cây xanh, nên UBND tỉnh giao cho UBND huyện Tuy Phong tổ chức việc san lấp, trồng lại cây xanh và UBND huyện Tuy Phong làm thủ tục thanh toán với ông Tiệp trong số tiền 50 triệu đồng mà ông Tiệp đã ký quỹ tại Kho bạc huyện Tuy Phong.
Ngày 13-10-2006, ông Tiệp tiếp tục có đơn đề nghị được tiếp tục tổ chức khai quật điểm nghi chôn giấu "kho báu" tại núi Tàu nhưng Chủ tịch UBND tỉnh đã trả lời không chấp nhận.
Ngày 12-10-2009, ông Trần Văn Tiệp lại có đơn xin khai thác phế liệu và kim loại màu trên núi Tàu. Tháng 1-2010, sau khi nghe ông Tiệp trình bày kế hoạch khai thác, UBND tỉnh đã có công văn chấp thuận cho ông khai thác với điều kiện: ông phải đóng khoản tiền thế chân là 10 tỉ đồng vào Kho bạc tỉnh.
Nếu việc thăm dò khai quật có kết quả thì ông được nhận lại khoản tiền trên, đồng thời được hưởng lợi, chi thưởng theo quy định pháp luật.
Nếu thăm dò khai quật không có kết quả, thì ông không được nhận lại khoản tiền thế chân 10 tỉ đồng, mà khoản tiền này được dùng để khôi phục lại hiện trạng đất rừng, vệ sinh môi trường, chi phí công tác quản lý bảo vệ và sung vào công quỹ Nhà nước. Ông Tiệp sau đó tỏ thái độ bất cần.
Từ những tài liệu, bằng chứng ban đầu và quá trình thực hiện việc thăm dò, khai quật tại núi Tàu của ông Tiệp từ năm 1993 đến nay không có dấu hiệu bằng chứng cụ thể, xác thực chứng tỏ có "kho báu". Ông Tiệp chỉ đưa ra được một số vật chứng mơ hồ như: bản sơ đồ vẽ bằng tay không rõ xuất xứ, thanh kiếm cũ, đồng bạc giấy của Nhật...
Quá trình thăm dò, khai quật từ năm 1993 đến nay, làm cho các cơ quan nhà nước có liên quan phải bố trí cán bộ quản lý, kiểm tra, giám sát tốn kém thời gian và chi phí. Cũng chính sự kiện này làm phát sinh một số tin đồn thất thiệt làm cho các cơ quan thông tin báo chí và dư luận nhân dân quan tâm theo dõi.
Đến giữa năm 2011, ông Tiệp lại khẩn thiết lần cuối cùng xin phép được tìm "kho báu" bằng cách thăm dò để khai thác phục vụ cho lợi ích đất nước và đã được chấp nhận.
Với máy móc thăm dò hiện đại và được UBND tỉnh cho phép khoan nhiều vị trí như lần này, nhiều người cho rằng nếu tìm thấy thì ông là người có công, còn tiếp tục tìm không có kết quả, thì ông Tiệp cũng nên khép lại vụ tìm "kho báu", chí ít là để ổn định tình hình trật tự tại địa phương, cũng như không tốn công sức của các ban, ngành phải túc trực theo dõi mỗi khi ông Tiệp đào bới thăm dò.
Theo NLD
Thăm vương quốc đá đẹp mê hồn của Việt Nam Cù Lao Câu là một điểm đến còn hoang sơ ở Bình Thuận, hẳn sẽ hút hồn những người yêu du lịch bụi bằng biển xanh, bầu trời cao và đặc biệt là những bãi đá với hình dạng kì thú. Hẳn ai cũng từng thắc mắc mình nên đi đâu vào dịp cuối tuần? Nếu ở Sài Gòn, có lẽ Cù Lao...