Hải sản, dừa xiêm, dứa,… đồng loạt giảm giá mạnh do dịch Covid-19
Dịch Covid-19 diễn biến phức tạp khiến người dân hạn chế ra ngoài và chi tiêu khiến giá dừa liên tục sụt giảm hơn 30% so với cùng kì năm ngoái trong khi đó giá dứa loại 2 giảm còn 3.000 đồng/trái, nhiều loại hải sản chỉ xuất hiện trên nhà hàng nay được bán đầy ngoài chợ.
Diễn biến dịch Covid-19 ngày càng phức tạp, nhiều nhà hàng, quán ăn đóng cửa, hoạt động du lịch tạm ngưng, người dân hạn chế ra đường khiến nhiều mặt hàng tiêu thụ nội địa và xuất khẩu bị đóng băng.
Mới đây, Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) cho biết, theo kết quả khảo sát các doanh nghiệp hội viên của VASEP, do tác động của dịch Covid-19, đặc biệt trong giai đoạn hai tuần đầu tháng 3/2020, hoạt động sản xuất, kinh doanh và xuất khẩu của các doanh nghiệp thủy sản đang bị ảnh hưởng ngày càng nghiêm trọng. Cho tới thời điểm này, đa số các doanh nghiệp đã bị sụt giảm từ 35-50% đơn hàng (do bị hủy, lùi đơn hàng hay thiếu nguyên liệu).
Theo phản ánh của các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra, tháng 1/2020, gần toàn như toàn bộ hoạt động xuất khẩu cá tra mới bị gián đoạn hoặc ngưng trệ sang thị trường lớn nhất Trung Quốc. Kể từ tháng 3, khu vực ảnh hưởng bắt đầu lan rộng sang thị trường châu Âu. Tại một số nước, khách hàng đã tạm dừng mọi giao dịch, nhà hàng và khách sạn đều đóng cửa để ngăn chặn nguy cơ đại dịch bùng phát. Đơn hàng mới chưa được ký lại dẫn đến hàng tồn kho lớn. Đến giữa tháng 3, nhiều đơn hàng tại Trung Đông, châu Á hay Nam Mỹ cũng bắt đầu ách tắc, hủy hoặc thông báo tạm ngừng mà chưa có thời gian quay trở lại.
Ảnh minh họa.
Theo khảo sát của phóng viên, tại một số khu chợ dân sinh trên địa bàn Hà Nội, các tiểu thương buôn bán hải sản cho biết, từ Tết đến nay, giá nhiều loại hải sản giảm mạnh. Một số loại hải sản trước đây thường xuất hiện tại nhà hàng như cá chạch, cá chim, cá trắm… nay được bán đầy ngoài chợ với mức giá dao động từ 90.000-100.000 đồng/kg (giảm 1/2 giá so với trước Tết), tôm sú có giá từ 230.000-250.000 đồng/kg, cá thác lác giá 110.000 đồng/kg, ốc hương giá 200.000 – 500.000 đồng/kg (tùy loại), bạch tuộc lớn giảm còn 370.000 đồng/kg, sò dương 220.000 đồng/kg, tôm hùm tre giá 650.000 đồng/kg, ghẹ 390.000 giá đồng/kg,…
Không chỉ riêng hải sản, nhiều sản phẩm nông sản cũng rơi vào cũng rớt giá mạnh. Theo báo VOV, trái dừa Xiêm (dừa tươi) tại vùng ĐBSCL phục vụ giải khát trong mùa khô hạn thường hút hàng, đắt giá nhưng nay lại rớt giá thê thảm. Tại 2 địa phương có diện tích dừa Xiêm lớn nhất vùng ĐBSCL là Tiền Giang, Bến Tre, các nhà vườn bán dừa Xiêm xanh tại vườn chỉ ở mức giá 50.000 đồng/chục (12 quả), dừa Xiêm đỏ (giống Malaysia) khoảng 45.000 đồng/chục. So với cùng kỳ năm ngoái, giá dừa Xiêm giảm trên 30%.
Video đang HOT
Bên cạnh đó, theo người trồng dứa ở tỉnh Hậu Giang, nửa tháng trước, giá dứa loại 1 được bán tại rẫy còn ở mức 5.000 đồng/trái, sụt giảm phân nửa so với trước và trong Tết thì hiện tại chỉ còn khoảng 3.000 đồng/trái. Trong khi dứa loại 2 chỉ còn 1.500 đồng/trái và loại 3 chỉ còn khoảng 700 đồng/trái. Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19 nên việc tiêu thụ cũng như vận chuyển dứa gặp nhiều khó khăn, từ đó thương lái ít thu mua khiến giá dứa sụt giảm sâu.
Tại làng hoa Tây Tựu (Hà Nội), giá hoa hồng cũng đồng loạt giảm sâu chưa từng có do vắng người mua. Anh Nghĩa (Tây Tựu, Hà Nội) chia sẻ, giá hoa hiện tại đã giảm hơn 60% nhưng vẫn không có ai mua. “Hoa hồng trước kia bán buôn được 50.000 đồng/50 bông thì giờ 10.000 đồng/50 bông cũng không bán được, mỗi bông cúc bán buôn cũng được 3.000 đồng giờ hạ xuống 1.000 đồng/bông cũng khó bán”.
Còn thông tin trên báo Tiền Phong cho hay, mới đây Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan đã phải đề nghị người dân tiêu thụ các mặt hàng như cá hồi, ngao, hàu và các loại cá khác từ miền Tây mà thành phố kết nối để phục vụ nhu cầu của người dân Thủ đô trong những ngày cách ly xã hội.
Theo bà Lan, về thủy hải sản, nguồn cung rất dồi dào. “Rất mong người dân Thủ đô tiêu thụ đỡ cho các doanh nghiệp các mặt hàng như cá hồi, ngao, hàu và các loại cá khác trong miền Tây. Hiện nay xuất khẩu kém, các nhà hàng, khách sạn nghỉ nên giá hầu hết giảm từ 30-50%. Người dân tiêu thụ các sản phẩm này là giúp các doanh nghiệp vượt qua khó khăn”, bà Lan nêu.
Minh Ngọc
Sau chỉ thị giảm giá từ 1/4, tại sao giá thịt lợn ở chợ và siêu thị vẫn cao?
Giá thịt lợn thành phẩm luôn có độ trễ giảm giá hơn so với giá lợn hơi bởi các cơ sở mổ có thể vẫn còn tồn kho một số lượng lợn hơi.
Giá lợn hơi giảm nhẹ trên cả nước
Trong phiên họp cuối ngày 31/3, các doanh nghiệp chăn nuôi lợn tham dự cuộc họp ngày 30/3 do Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Bộ NNPTNT Nguyễn Xuân Cường chủ trì đã cam kết đưa giá heo hơi sẽ hạ xuống mức 70.000 đồng/kg từ ngày 1/4, lộ trình đến cuối quí II và quí III sẽ xuống mức 65.000 đến 60.000 đồng/kg.
Theo đó, giá lợn hơi trên thị trường có giảm nhưng vẫn ở mức khá cao. Giá lợn hơi tại miền Bắc ngày 3/4 duy trì mức giao dịch trong khoảng từ 76.000 - 80.000 đồng/kg. Yên Bái và Lào Cai là hai tỉnh có mức giá cao nhất cả nước 80.000 đồng/kg, Tại Nam Định, Hà Nam, Thái Nguyên, Thái Bình, Bắc Giang giá heo hơi hôm nay nằm trong khoảng từ 76.000 - 77.000 đồng/kg.
Miền Trung, Tây Nguyên thấp hơn một chút dao động trong khoản từ 70.000 - 79.000 đồng/kg. Trong khi đó Quảng Trị, Quảng Bình, Huế, Quảng Nam, Quảng Ngãi, Khánh Hòa... vẫn duy trì mức giá trong khoảng 73.000 - 75.000 đồng/kg.
Tại miền Nam, giá lợn hơi dao động quanh mức từ 74.000 - 79.000 đồng/kg.
Tại sao giá lợn bán lẻ vẫn cao?
Mặc dù giá lợn hơi đã có xu hướng giảm so với trước tết nhưng giá bán lẻ thịt lợn trên thị trường vẫn duy trì ở mức cao chót vót. Giá thịt mát Meat Deli tại Vinmart ngày 3/4 dao động quanh 149.900 - 236.900 đồng/kg. Thịt vai 186.900 đồng/kg.
Tại nhiều khu chợ dân sinh tại Hà Nội, thịt lợn bán lẻ vẫn giữ giá ổn định so với các phiên trước đó, cụ thể: thịt ba chỉ giá 170.000 đồng/kg, thịt nạc vai 160.000 đồng/kg, thịt mông sấn 140.000 đồng/kg, sườn thăn 170.000 đồng/kg,...
Có thể thấy, mức bán lẻ đang đắt gấp đôi, thậm chí gấp 3 so với giá lợn hơi.
Tại các chợ, giá thịt lợn vẫn được bán với giá cao
Bộ Công Thương cho biết, lợn hơi bán ra 70.000 đồng/kg nhưng phải cộng thêm tiền công vận chuyển từ 5.000-7.000 đồng và hao hụt lợn hơi về lò mổ. Chính vì vậy, giá sẽ bị đẩy lên mà từ khâu thu gom và vận chuyển đến lò mổ đều không do Bộ Công Thương quản lý.
Theo các doanh nghiệp, lợn xuất khỏi trang trại là có ngay các trung tâm thu mua lớn khiến giá lợn bị đẩy lên cao hơn rất nhiều dao động từ 75.000-90.000 đồng/kg rồi mới tới lò mổ và chợ dân sinh hoặc hệ thống siêu thị. Rất khó để mua lợn hơi giá rẻ với số lượng lớn.
Bên cạnh đó, Bộ cũng cho biết, giá thịt lợn thành phẩm luôn có độ trễ giảm giá hơn so với giá lợn hơi bởi các cơ sở mổ có thể vẫn còn tồn kho một số lượng lợn hơi.
Bên cạnh đó, do ảnh hưởng của dịch tả lợn châu Phi, việc thiếu hụt nguồn cung lợn tại một số địa phương vẫn chưa phục hồi.
Thống kê từ Bộ Công Thương, năm 2019, tổng đàn trung bình giảm 11,3% so với năm 2018, tổng số lợn xuất chuồng giảm 20,1% so với 2018.
Riêng trong quý 1/2020, tổng lượng thịt lợn trong nước cung ứng ra thị trường giảm 21,8% so với cùng kỳ của năm 2019, tổng đàn lợn của cả nước hết tháng 2/2020 đạt 22,5 triệu con, giảm 23% so với cùng kỳ năm trước.
Sơn Ca
Lợn hơi về mức 70.000 đồng/kg, giá thịt bán lẻ vẫn cao ngất ngưởng Dù nhiều doanh nghiệp chăn nuôi đã thông báo đưa thịt lợn hơi giảm về mốc 70.000 đồng/kg như cam kết, nhưng giá thịt lợn trên thị trường vẫn dao động phổ biến quanh mức 170.000 - 200.000 đồng/kg. Từ 1/4, theo đúng cam kết của các doanh nghiệp với Bộ Nông nghiệp & Phát triển nông thôn, nhiều doanh nghiệp chăn nuôi...