Hai quyết định lớn mang đến thành công cho giáo sư Ngô Bảo Châu
Việc chọn đúng thầy và mạo hiểm nghiên cứu không theo lối mòn là hai quyết định lớn giúp GS Ngô Bảo Châu có những thành tựu về Toán học như ngày hôm nay.
Tại buổi trò chuyện với sinh viên tại Đại học Khoa học Tự nhiên – Đại học Quốc gia Hà Nội mới đây, GS Ngô Bảo Châu chia sẻ về những trải nghiệm hoạt động nghiên cứu khoa học hơn 30 năm qua.
Ông nói, mỗi khi có ai đó hỏi về ý định rời bỏ nghiên cứu Toán học, ông đều trả lời “Về cơ bản là không”. “Tuy nhiên có một vài thời điểm tôi thật sự nghi ngờ về khả năng khoa học của mình. Đó là năm tôi học lớp 12, và sau này khi là sinh viên theo học bên Pháp”, giáo sư Châu nói.
GS Ngô Bảo Châu nhớ lại thời gian giành huy chương vàng toán quốc tế IMO năm 1988 với số điểm tuyệt đối (42/42), ông rơi vào tình trạng không còn hứng thú học tập. Lý do chỉ vì với cậu học trò khi ấy dường như bất kỳ bài toán sơ cấp nào cũng làm được.
Sau đó nam sinh lớp 12 quyết định tìm hiểu về Toán cao cấp. “Cuốn sách Toán cao cấp đầu tiên tôi có được từ GS Đoàn Quỳnh, Đại học Sư phạm Hà Nội. Tuy nhiên tự đọc và tìm hiểu, tôi không hiểu gì. Tôi bỏ cuộc và tự nghi ngờ khả năng học toán của mình”, giáo sư Ngô Bảo Châu nhớ lại và cho biết chuỗi ngày chán nản với môn Toán ấy đeo bám ông ngay cả khi sang Pháp du học bậc đại học.
Khi học lên tiến sĩ, GS NGô Bảo Châu được gặp GS Gérard Laumon. GS Laumon là người định hướng, giúp ông tìm ra được hướng nguyên cứu phù hợp. Từ đây niềm đam mê và những khao khát nghiên cứu Toán học lại sục sôi trong ông.
Từ câu chuyện cuộc đời mình, GS Ngô Bảo Châu cho rằng, việc chọn đúng thầy cô giáo hướng dẫn là rất quan trọng. Cả cuộc đời làm khoa học phụ thuộc vào sự lựa chọn này.
Video đang HOT
GS Ngô Bảo Châu.
Bước ngoặt thứ hai vào năm 2002, GS Ngô Bảo Châu đưa ra quyết định mạo hiểm sẽ từ bỏ hầu hết các công trình, đề tài ông nghiên cứu. Ông đã viết thư cho những người cộng sự cùng nghiên cứu để thông báo việc rút lui khỏi một số đề tài chung, tập trung vào nghiên cứu bổ đề cơ bản trong Toán học.
Quyết định táo bạo ấy giúp GS Ngô Bảo Châu nghiên cứu thành công công trình “Bổ đề cơ bản cho các đại số Lie”. Công trình của ông gây tiếng vang lớn và đạt giải thưởng Fields năm 2010.
Chia sẻ về thu nhập của nhà khoa học, GS Ngô Bảo Châu cho biết, khoảng thời gian làm việc ở Pháp, ông “sốc” vì mức lương quá thấp. Tuy nhiên chưa khi nào ông nghĩ đến việc kiếm tiền nhiều, ông chỉ kiếm đủ để trang trải cuộc sống, đáp ứng đủ nhu cầu ăn uống của bản thân. Phần lớn thời gian còn lại ông chuyên tâm vào nghiên cứu. Ông luôn tin công sức nhà khoa học bỏ ra sẽ được xã hội công nhận và đền đáp xứng đáng.
Ngay cả khi được bổ nhiệm giáo sư, nhiều người nghĩ rằng ông sẽ có nhiều tiền. Nhưng ông tiếp tục “sốc” lần thứ hai khi nhận bảng lương. Từng có lúc ông nghĩ mình sẽ không đủ tiền để mua vé máy bay về Việt Nam. Nhưng rồi ông vẫn vui vẻ đón nhận cuộc sống vì đó là việc mà một nhà nghiên cứu khoa học không bao giờ tránh khỏi.
GS Ngô Bảo Châu nhấn mạnh thêm, ở những nước khác điều kiện nghiên cứu có thể dễ hơn nhưng chưa chắc đã dễ hơn nước ta, thậm chí mức lương của nhà khoa học ở một số quốc gia tiên tiến cũng thấp hơn nhiều.
Nữ sinh viên ngành Khoa học Vật liệu có bài báo quốc tế Q1
Nguyễn Thị Thu Thảo, K59 Khoa học Vật liệu (Khoa Vật lý) đã nhận được tin vui, Bài báo - kết quả Khóa luận tốt nghiệp của em được đăng trên tạp chí quốc tế uy tín (Q1).
Đây quả thực là một niềm vui rất lớn với Nguyễn Thị Thu Thảo cũng như với các thầy cô khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên - ĐH Quốc gia Hà Nội.
Nguyễn Thị Thu Thảo, K59 Khoa học Vật liệu (Khoa Vật lý, Trường Đại học Khoa học Tự nhiên)
Sự cần mẫn đem lại kết quả
Bài báo có tên: "Enhanced thermoelectricity at the ultra-thin film limit" viết về kết quả nghiên cứu khả năng tăng cường hiệu ứng nhiệt điện trên màng mỏng Sb/BiTe, đã được đăng trên tạp chí Applied Physics Letters là công sức của Nguyễn Thị Thu Thảo và nhóm nghiên cứu Trung tâm Nano and Engergy thực hiện trong hơn 2 năm, và sau 2 năm kể từ ngày gửi mới được đăng.
Nguyễn Thị Thu Thảo chia sẻ: "Nhận tin bài báo với bao công sức, tâm huyết của mình và các thầy cô, các anh chị được đăng, em rất bất ngờ. Vì sau thời gian dài tới 2 năm, em nghĩ chắc không có hi vọng gì. Sau sự bất ngờ là niềm vui. Bao kỷ niệm thời sinh viên ùa về. Em nghĩ đến TS. Nguyễn Quốc Hưng - người đã trực tiếp hướng dẫn em nghiên cứu, và tất cả các anh chị, thầy cô đã chỉ bảo cho em trong suốt thời gian em học tập tại trường".
Thảo tự nhận "thời sinh viên không có gì nổi bật. Bản thân không phải người thông minh". Thậm chí đến năm thứ 3, trình độ tiếng Anh của em vẫn ở mức "rất đáng quan ngại". Nhưng từ khi làm việc ở Trung tâm Nano and Engergy với các thầy và các anh chị, tự dưng em trở nên học hành tử tế.
Sự cần mẫn và chịu khó học hỏi đem lại cho Thảo sự tiến bộ dần dần. Kết quả: Thảo bảo vệ Khóa luận thành công, bài báo - kết quả Khóa luận tốt nghiệp của em được thầy giáo gửi đi tạp chí quốc tế.
Bẵng đi đúng 2 năm, từ ngày ra trường, công việc bận rộn, mọi thứ cuốn đi khiến gần như Thảo quên hẳn bài báo thì nay lại nhận được tin vui! Không những thế, bài báo còn được đăng hẳn trên tạp chí Q1 khiến trong niềm vui của Thảo có chút hãnh diện.
Khoa học Vật liệu - ngành học thú vị
Hiện tại, cựu sinh viên ngành Khoa học Vật liệu Nguyễn Thị Thu Thảo đang làm kỹ sư nghiên cứu và phát triển tại bộ phận R&D của Công ty Seoul Semiconductor có chi nhánh tại Hà Nam.
Nói về ngành Khoa học Vật liệu, Thảo cho biết: "Đây là một ngành học mới và có thể ít được mọi người biết đến hơn so với các chuyên ngành truyền thống như Vật lý học. Tuy nhiên, em thấy đây là một ngành học rất thú vị bởi nó cung cấp các kiến thức chuyên sâu liên quan đến các nguyên vật liệu được ứng dụng phổ biến trong cuộc sống, và đặc biệt là các nghành công nghiệp hiện nay; không chỉ các ngành công nghiệp liên quan đến Vật lý như Điện, Điện tử mà còn các ngành khác như Vật liệu y học hay Y sinh. Ngoài ra, ngành học trang bị cho sinh viên không chỉ lý thuyết mà còn cả các kiến thức cũng như kỹ năng liên quan đến thực hành".
"Thời gian làm nghiên cứu ở Trường Đại học Khoa học Tự nhiên giúp em trưởng thành hơn rất nhiều; không những giúp em hiểu hơn các kiến thức chuyên ngành mà còn giúp em tích lũy được thêm rất nhiều các kỹ năng khác như: cách làm việc nhóm, cách xử lý công việc và đặc biệt là tính kiên trì nhẫn nại. Mặc dù kinh nghiệm làm việc tại phòng lab và môi trường công nghiệp là hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, công việc hiện tại của em đòi hỏi khá nhiều kiến thức cần phải tích lũy từ thời sinh viên" - Thảo chia sẻ.
Nguyễn Thị Thu Thảo hi vọng kết quả nghiên cứu của nhóm sẽ được ứng dụng vào thực tế trong tương lai gần. Trong tương lai, có thể em sẽ trở lại Trường học lên cao để bổ sung kiến thức, từ đó có thể làm việc tốt hơn.
Đại học Khoa học Tự nhiên dự báo điểm chuẩn năm 2020 Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội) dự kiến sẽ tăng từ 1,5 - 3 điểm chuẩn xét tuyển đầu vào năm 2020. Năm nay, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội tuyển 1.650 chỉ tiêu cho 32 ngành đào tạo. Trong đó, trường dành 1.485 chỉ tiêu cho phương thức xét tuyển...