Hải quân Ukraine rệu rã sau khi Crimea sáp nhập vào Nga
Hải quân Ukraine mất đến 2/3 tàu chiến và toàn bộ các tàu quân sự chủ chốt của lực lượng này hiện nằm tại Crimea, tức trong tay Nga sau khi Crimea sáp nhập vào Liên bang Nga.
Một chú mèo đi ngang soái hạm Getman Sagaidachniy của Hải quân Ukraine đang neo đậu tại cảng Odessa, miền nam nước này, ngày 3.5 – Anh: AFP
Ngoài khơi khu vực thành phố Odessa, miền nam Ukraine, bên bờ Hắc Hải, nhiều chiến hạm hải quân rỉ sét dập dềnh xung quanh một chiếc tàu tên lửa cũ kỹ, theo ghi nhận của AFP.
“Cách duy nhất để đẩy đống phế liệu đó đi được là lấy mái chèo ra đẩy”, một sĩ quan Ukraine nói với AFP bằng một giọng mỉa mai.
Gần những chiếc phao tại bến cảng là chiếc khinh hạm Getman Sagaidachniy, soái hạm của Hải quân Ukraine, nơi các thủy thủ sống chen chúc với nhau.
AFP cho biết đó là những gì còn lại của lực lượng Hải quân Ukraine.
Vốn dĩ đã trong tình cảnh suy yếu do nạn tham nhũng và vô trách nhiệm kéo dài trong nhiều năm liền, Hải quân Ukraine nay còn rệu rã hơn sau khi Nga sáp nhập bán đảo Crimea hồi tháng 3.2014.
“Đó là một thảm kịch cho lực lượng hải quân chúng tôi”, sĩ quan hải quân Ukraine, Vitaliy Martynyuk, người đang đi tập huấn tại thành phố cảng Sevastopol ở Crimea khi vụ sáp nhập diễn ra, rầu rĩ nói với AFP.
Mất 2/3 tàu hải quân
Hải quân Ukraine ngày nay chỉ còn khoảng 6.000 binh sĩ, giảm mạnh từ con số 14.000 trong năm 2013 – Anh: AFP
Sergiy Zgurets, một chuyên gia quân sự Ukraine, cho biết hải quân nước này đã mất 2/3 số tàu thuyền sau khi Crimea bị sáp nhập vào Nga.
Video đang HOT
Toàn bộ những tàu hải quân chủ chốt của Ukraine hiện nằm tại Crimea, ông Zgurets cho hay.
“Chúng tôi cần thật nhiều nỗ lực và một khoản chi phí khổng lồ để gầy dựng lại hạm đội mới. Giờ hải quân Ukraine chẳng còn gì”, chuyên gia này nói.
Soái hạm Getman Sagaidachniy, đang neo đậu tại cảng Odessa (Ukraine), thoát được khỏi Crimea là nhờ may mắn. Khi các binh sĩ vũ trang mặc quân phục không phù hiệu, được cho là binh sĩ Nga, bắt đầu tiến vào chiếm giữ các địa điểm chiến lược trên khắp Crimea, chiến hạm này đang trên đường quay về Odessa sau khi hoàn thành một cuộc diễn tập ở Vịnh Aden.
Khu trục hạm tên lửa Pryluky cũng là một trong số ít tàu Ukraine xoay xở để đi khỏi Crimea sau khi vụ sáp nhập diễn ra. Tuy nhiên, chiếc tàu chiến này cũ đến nỗi các thủy thủ Ukraine cứ nói đùa với nhau rằng nếu Nga trả lại tàu thì sẽ tốn ít tiền hơn là tiêu hủy nó.
AFP cho biết, Nga và Ukraine có ký một thỏa thuận trả lại tàu thuyền cho nhau, nhưng việc thực thi thỏa thuận này bị ngưng lại sau khi cuộc xung đột đẫm máu giữa phe ly khai thân Nga và quân đội chinh phu Kiev bùng nổ ở miền đông Ukraine.
&’Có kẻ phản bội trong hàng ngũ’
Hải quân Ukraine đã mất 2/3 tàu thuyền sau khi Crimea bị sáp nhập vào Nga – Anh: AFP
AFP cho biết, Hải quân Ukraine hiện nay chỉ có vỏn vẹn 6.000 lính, giảm mạnh từ con số 14.000 hồi năm 2013.
Trong số 8.000 thủy thủ đồn trú tại Crimea, chỉ có 2.000 người chọn quay về Ukraine sau khi bán đảo này bị sáp nhập vào Liên bang Nga. Số còn lại chọn theo quân đội Nga.
Lựa chọn đổi phe của quá nhiều đồng đội khiến những người quyết định ở lại trong hàng ngũ lực lượng Hải quân Ukraine đau đớn.
“Có nhiều kẻ phản bội trong hàng ngũ chúng tôi. Khi còn đi học, nhiều giáo sư cứ nói về những lợi thế khi được phục vụ cho Hải quân Nga”, Petro Bondar, trung úy Hải quân Ukraine, 26 tuổi, cho biết.
Sĩ quan Ukraine trẻ tuổi này còn giận dữ nhắc lại tên những con tàu mà anh và đồng đội bị buộc phải giao nộp cho phía Nga, chẳng hạn chiếc tàu hộ vệ Ternopil và tàu dò phá thủy lôi Cherkasy.
“Lúc đó ai cũng mong chúng sẽ được trả về Odessa. Nhưng mọi việc đã trở nên tồi tệ hơn dự đoán”, Bondar than vãn.
AFP bình luận rằng do bị tước gần hết tàu thuyền, chỉ huy lực lượng Hải quân Ukraine đang gặp rất nhiều khó khăn. Đô đốc Igor Kabanenko, cựu thứ trưởng quốc phòng Ukraine cho biết phần lớn chiến hạm mà Kiev bị mất là tàu có từ thời Liên Xô và chúng sẽ sớm trở thành sắt vụn.
“Cái chúng tôi cần là một chiến lược mới cho Hải quân Ukraine, cũng như một tầm nhìn mới. Chúng tôi phải lựa chọn: Hoặc tạo ra một lực lượng hải quân mới hoặc đứng yên nhìn người khác lấy đi cả những gì còn sót lại “, ông nói với AFP.
Hoàng Uy
Theo Thanhnien
Chiến hạm Mỹ áp sát khu vực TQ xâm lấn ở Biển Đông
Tàu chiến USS Fort Worth vừa kết thúc chuyến tuần tra trên Biển Đông, bao gồm việc tới gần các khu vực Trung Quốc đang cải tạo trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam.
Hôm 13/5, Hải quân Mỹ thông báo tàu tác chiến ven bờ USS Fort Worth đã tới Philippines sau chuyến tuần tra trên Biển Đông kéo dài 1 tuần. Trong nhiệm vụ này, chiến hạm lớp Freedom của Mỹ đã tới gần các khu vực Trung Quốc đang xây dựng trái phép trên quần đảo Trường Sa của Việt Nam, CNN đưa tin.
Giới chức Mỹ khẳng định USS Fort Worth chỉ hoạt động ở vùng biển quốc tế. Tuy nhiên, Trung Quốc đã điều tàu khu trục trang bị tên lửa dẫn đường Yancheng (Diêm Thành) tới áp sát. Trong bức ảnh này, tàu Yangcheng xuất hiện ở góc cao phía sau tàu USS Fort Worth.
Ngày 10/9/2014, chỉ huy Hạm đội 7 của Mỹ công bố USS Fort Worth sẽ được triển khai tới khu vực châu Á-Thái Bình Dương trong tháng 1/2015. Tàu sẽ đảm trách nhiệm vụ chống khiêu khích, dò thủy lôi. Nó cũng dễ dàng đón xuồng cao tốc của lực lượng thủy quân lục chiến nhờ các cửa bên thân.
USS Fort Worth là một trong những tàu chiến mới nhất của Hải quân Mỹ. Nó thuộc lớp tàu tác chiến ven bờ Freedom và là chiến hạm đầu tiên được đặt theo tên thành phố Fort Worth, bang Texas. Đây là tàu thứ 2 thuộc lớp này.
Hải quân Mỹ công bố dự án đóng USS Fort Worth trong tháng 3/2009. Tàu được hạ thủy tháng 12/2010 và chính thức góp mặt trong biên chế tháng 9/2012. Các thủy thủ Mỹ được đào tạo 18 tháng để vận hành hoàn hảo USS Fort Worth và hệ thống vũ khí của nó.
Giống các tàu cùng lớp Freedom, USS Fort Worth dài 118 m, rộng 17,7 m và có tải trọng choán nước 3.500 tấn. Các động cơ cho phép tàu di chuyển với vận tốc tối đa đạt 45 hải lý, tương đương 83 km/h. Phạm vi hoạt động của tàu đạt 3.500 hải lý nếu di chuyển với vận tốc 18 hải lý/giờ hoặc đi liên tục 21 ngày.
Thủy thủ đoàn của USS Fort Worth gồm 35 tới 50 người thường trực. 75 người nữa sẽ được bổ sung khi có nhiệm vụ. Khả năng lớn nhất của tàu là tiêu diệt các tàu nhỏ, tốc độ cao, tấn công theo kiểu bầy đàn. Hệ thống điều khiển hỏa lực của tàu kết hợp với máy bay trực thăng, giúp nâng cao hiệu suất bắn trúng đích.
Tàu được trang bị một pháo Mk 110 cỡ nòng 57 mm, giàn phóng tên lửa phòng không hạng nhẹ RIM-116, tên lửa chống hạm AGM-114 Hellfire, ống phóng ngư lôi Mark 50 và các súng máy M2 Browning cỡ nòng 12,7 mm. Tàu có thể mang các vũ khí khác nhau tùy yêu cầu của từng nhiệm vụ.
USS Fort Worth có một bãi đỗ trực thăng ở phía đuôi. Khoang chứa trên tàu cho phép nó mang 2 trực thăng đa nhiệm MH-60R/S Seahawk hoặc trực thăng không người lái MQ-8 Fire Scout. Chúng làm tăng khả năng hoạt động của tàu và hỗ trợ radar kiểm soát hỏa lực.
USS Fort Worth là một trong những tàu chiến mới nhất của Hải quân Mỹ. Nó thuộc lớp tàu tác chiến ven biển Freedom và là chiến hạm đầu tiên được đặt theo tên thành phố Fort Worth.
Theo_Zing News
Tàu Trung Quốc đeo bám chiến hạm Mỹ gần quần đảo Trường Sa Tàu chiến USS Fort Worth của hải quân Mỹ bị tàu khu trục nhỏ tên lửa dẫn đường Yancheng của Trung Quốc đeo bám trong quá trình tuần tra gần quần đảo Trường Sa. Tàu khu trục Trung Quốc (khoanh tròn) bám theo tàu USS Fort Worth của Mỹ. Ảnh:US Navy Theo trang Sina Military Network của Trung Quốc, Mỹ đã thực hiện...