Hai quan chức giáo dục bị cách chức sau khi dân phản đối kết quả thi
Hai quan chức giáo dục Trung Quốc vừa bị cách chức giữa lúc có cáo buộc điểm thi bị thao túng trong kỳ thi đại học ở nước này.
Kỳ thi đại học ở Trung Quốc gây áp lực rất lớn đối với thí sinh – CHỤP MÀN HÌNH SCMP
Giới chức tỉnh Chiết Giang của Trung Quốc vừa tiến hành cuộc điều tra sau khi dân chúng hồi tháng trước phản đối kết quả môn thi tiếng Anh trong kỳ thi đại học, theo tờ South China Morning Post.
Vụ bê bối thi cử bùng nổ hôm 24.11, khi kết quả thi môn tiếng Anh được công bố, khiến nhiều thí sinh và phụ huynh đặt vấn đề về cách chấm điểm. Trong đó nhiều thí sinh làm tốt phần thi trắc nghiệm nhưng mất nhiều điểm ở phần thi tự luận. Do đó, nhiều người nghi ngờ, cho rằng có sự thao túng về điểm.
Hôm 5.12, chính quyền tỉnh Chiết Giang thông báo trên mạng xã hội rằng một ủy ban điều tra do chủ tịch tỉnh Viên Gia Huân dẫn đầu, kết luận Sở Giáo dục tỉnh đã có “quyết định chính sách sai”, dẫn tới điểm số của nhiều thí sinh bị bóp méo. Ủy ban điều tra gọi quyết định là “sai lầm nghiêm trọng” và điểm thi ban đầu sẽ được khôi phục lại.
Sau khi có kết quả điều tra, Bí thư Đảng bộ Sở Giáo dục Chiết Gang bị yêu cầu từ chức và hai quan chức giáo dục tỉnh liên quan đến thi cử bị cách chức.
Dân chúng Chiết Giang hài lòng với kết quả điều tra nói trên, trong đó có nhiều người bình luận rằng công lý đã được khôi phục.
Theo thanhnien
Video đang HOT
Thi THPT quốc gia 2019: Dễ nảy sinh tiêu cực trong chấm thi môn Ngữ văn
Bộ GD&ĐT vừa công bố phương án thi THPT quốc gia 2019. Theo một số chuyên gia, phương án thi này tập trung điều chỉnh các yếu tố kĩ thuật ở khâu chấm thi - nơi có nhiều tiêu cực bê bối điểm thi 2018. Tuy nhiên, để kì thi tốt hơn, nên chăng, cần lưu ý một số chi tiết.
Môn Ngữ văn: Kẽ hở để tiêu cực tồn tại
Theo chuyên gia luyện thi Vũ Khắc Ngọc (Hà Nội), về cơ bản, phương án thi THPT quốc gia 2019 được giữ nguyên ổn định như năm 2017, 2018, các điều chỉnh chủ yếu là về mặt kỹ thuật, diễn ra sau khâu làm bài thi của thí sinh. Đây là phương án điều chỉnh tối ưu, hạn chế tối đa xáo trộn việc dạy và học của giáo viên, học sinh.
Giáo viên này phân tích, thực tế những gian lận thi cử được phát hiện trong năm 2018 xảy ra chủ yếu ở khâu chấm thi, bao gồm quá trình bảo quản và xử lý bài thi (công tác tổ chức thi chỉ gây băn khoăn duy nhất ở việc tập trung các thí sinh tự do).
Do đó, những điều chỉnh về mặt kỹ thuật mà Bộ đưa ra lần này là cần thiết, hợp lý và đáp ứng đúng yêu cầu từ thực tiễn và nguyện vọng của dư luận.
Tuy nhiên, ông cho rằng, vẫn còn 2 vấn đề có thể gây băn khoăn:
Thứ nhất, việc chấm thi các môn trắc nghiệm được tổ chức tập trung, do các trường Đại học chủ trì. Thế nhưng trong phương án, không đề cập tới việc điều chỉnh công tác chấm thi môn Ngữ văn - môn duy nhất vẫn còn thi tự luận. Đây có thể sẽ là kẽ hở, là rủi ro cho các tiêu cực tiếp tục tồn tại.
Chấm thi THPT quốc gia môn Ngữ văn năm 2018 tại Hòa Bình (Ảnh: Mỹ Hà).
"Thực tế những năm qua cho thấy, vẫn còn tình trạng giáo viên chấm thi "lỏng tay" hoặc "mạnh tay" khác nhau đối với bài thi môn Ngữ văn, gây ra những chênh lệch về kết quả và thiếu công bằng giữa các thí sinh.
Ngay trong năm 2018, tuy chưa phát hiện ra những sai phạm ở Lạng Sơn nhưng các bài thi môn Ngữ văn đã bị vênh lên", chuyên gia Vũ Khắc Ngọc nói.
Thứ hai, công tác ra đề thi. Mặc dù đã được đầu tư số tiền khá lớn cho công tác ra đề thi những năm qua và được giới thiệu là thực hiện bằng phương pháp chuẩn hóa nhưng đề thi THPTQG 2 năm qua rõ ràng là vẫn chưa đáp ứng được những yêu cầu về phân hóa của kỳ thi 2 trong 1.
Cụ thể, năm 2017 đề thi quá dễ, năm 2018 đề thi quá khó. Năm 2019, ngoài yêu cầu phân hóa để thực hiện mục tiêu 2 trong 1, còn một tham số rất quan trọng sẽ tác động tới cấu trúc và mức độ phân hóa của đề thi là sự thay đổi trong cách tính điểm xét tốt nghiệp (tỷ lệ 70-30).
"Do đó, chúng tôi hy vọng công tác ra đề thi, chuẩn hóa đề thi năm nay sẽ được thực hiện tốt để không gây ra cú sốc nào cho giáo viên và học sinh", giáo viên Vũ Khắc Ngọc chia sẻ.
Về tỷ lệ xét tốt nghiệp nghiêng về 70% điểm bài thi và 30% điểm học bạ, thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng, mức này hoàn toàn hợp lý.
Thấp thực chất, hơn cao mà "ảo"
Về tỷ lệ xét tốt nghiệp nghiêng về 70% điểm bài thi và 30% điểm học bạ, thầy Vũ Khắc Ngọc cho rằng, mức này hoàn toàn hợp lý. Điều này hạn chế được việc giáo viên ở cấp phổ thông "làm đẹp" học bạ giúp học sinh.
"Thực tế những năm qua, các học sinh điểm càng thấp, tỷ lệ nâng ở học bạ càng cao. Do vậy, nhiều người cho rằng, với cách tính điểm mới này, có thể tỷ lệ đỗ tốt nghiệp sẽ thấp kỉ lục nhưng theo tôi, thấp mà thực chất vẫn hơn đỗ cao mà chỉ là "ảo", thầy Vũ Khắc Ngọc phân tích.
Ngoài ra, cũng theo thầy Ngọc, còn một điều nữa mà dư luận đang rất mong chờ là các trường hợp gian lận thi cử năm 2018 cần phải nhanh chóng đưa ra xét xử công khai và nghiêm khắc.
Những thí sinh có bài thi bị nâng - sửa điểm cần phải sớm trả lại kết quả thật. Có như vậy thì niềm tin vào kỳ thi THPTQG mới được vãn hồi.
Nhận xét về phương án thi THPT quốc gia 2019, thầy Trần Mạnh Tùng, giáo viên Trường THPT Lương Thế Vinh, Hà Nội cho rằng có 4 điểm mình thấy còn hạn chế, chưa hợp lí.
Thứ nhất, Bộ GD&ĐT công bố thông tin chậm, thiếu nhất quán, gây khó khăn cho việc dạy và học của giáo viên và học sinh khối 12.
Thứ hai, việc đề nghị lắp camera trong phòng thi chưa tối ưu bởi đây là một khâu quan trọng, nếu có tiêu cực thường không để lại dấu vết, nhất là với bài thi trắc nghiệm.
Về tỷ lệ 70% điểm thi dùng để xét tốt nghiệp, theo thầy Tùng, điều này không hợp lí bởi mâu thuẫn với chủ trương đánh giá cả quả trình học tập của học sinh. Thứ hai, tỷ lệ tốt nghiệp sẽ bị thấp đi nhiều, thiệt thòi cho các em học sinh trung bình.
Điểm cuối cùng mà giáo viên này đưa ra là, đề nghị Bộ GD&ĐT công bố đề minh họa sớm cùng với giới hạn nội dung thi của khối 10 và 11.
Nếu không có giới hạn thi, giáo viên và học sinh sẽ bị ngập trong kiến thức của 3 năm trong khi thời gian còn lại quá ít.
Mỹ Hà (ghi)
Theo Dân trí
Học sinh Hàn Quốc còn gì sau kỳ thi đại học khắc nghiệt? Sau kỳ thi đại học quyết định tương lai, nhiều người trẻ Hàn Quốc cảm thấy trống rỗng, mất mục tiêu trước khi thấp thỏm về kết quả và bước sang hành trình mới áp lực hơn. "Xã hội thường nhìn nhận một người dựa trên trường họ học. Học đại học tại địa phương bị đánh giá tiêu cực nên ai cũng...