Hải Phòng hướng dẫn các trường tổ chức dạy trực tiếp cho học sinh
Học sinh dương tính COVID-19 học trực tuyến, các học sinh còn lại của lớp đi học bình thường, thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch.
Ngày 13-2, UBND TP Hải Phòng cho biết Sở GD&ĐT TP này đã có văn bản đề nghị các quận huyện phối hợp chỉ đạo các cơ sở giáo dục tổ chức dạy học trực tiếp tại địa phương, tạo thuận lợi cho phụ huynh trong việc đưa đón, chăm sóc học sinh.
Theo đó, khi học sinh có kết quả dương tính với COVID-19 qua xét nghiệm nhanh (không nhất thiết xét nghiệm bằng phương pháp PCR), học sinh được nghỉ học và thực hiện điều trị theo hướng dẫn của các cơ quan y tế. Các nhà trường có trách nhiệm tổ chức cho học sinh học bằng hình thức trực tuyến, bổ trợ đảm bảo cho học sinh được tiếp cận kiến thức cơ bản, cốt lõi.
Các học sinh còn lại của lớp đi học bình thường, thực hiện nghiêm quy định phòng chống dịch COVID-19 cơ quan chức năng đã ban hành.
Sở GD&ĐT yêu cầu trong những ngày đầu học sinh quay lại học trực tiếp tại cơ sở giáo dục, nhà trường cần dành lượng thời gian phù hợp để học sinh làm quen trở lại với việc học trực tiếp.
Các trường tổ chức dạy học trực tiếp và trực tuyến cho học sinh.
Đối với các em học sinh lớp 1 chưa từng tới trường, nhà trường cần phổ biến các quy định về học tập và sinh hoạt tại trường, tổ chức các hoạt động tạo hứng thú và trạng thái thoải mái cho học sinh tới trường. Hướng dẫn học sinh kiến thức phòng dịch, những việc cần làm và nguyên tắc trong phòng dịch để bảo vệ bản thân và cộng đồng.
Video đang HOT
Đồng thời, tổ chức tư vấn, hỗ trợ tâm lý cho học sinh, tăng cường sự tương tác, gắn kết giữa các học sinh trong lớp học, tuyệt đối không được để xảy ra việc kỳ thị đối với các trường hợp không may bị F0.
Tiếp tục tổ chức dạy học tại trường các nội dung cơ bản, cốt lõi theo các văn bản hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ GD & ĐT phù hợp với điều kiện của nhà trường và đối tượng học sinh, tránh gây áp lực, quá tải đối với học sinh.
Tổ chức ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức phù hợp với các nhóm đối tượng học sinh có điều kiện học trực tuyến khác nhau ngay trong nội dung dạy học chính khóa, nhất là đối với các học sinh không được học qua truyền hình, học sinh chuyển trường do phải di chuyển nơi cư trú để phòng, tránh dịch bệnh.
Tổ chức kiểm tra, đánh giá định kỳ theo hình thức trực tiếp tại trường sau một thời gian học sinh đã được ôn tập, củng cố, bổ sung nội dung kiến thức.
Đối với học sinh lớp 12, các cơ sở giáo dục xây dựng kế hoạch hoàn thành năm học 2021- 2022, trước ngày 30-6-2022. Những cơ sở không thể hoàn thành trước ngày 30-6-2022 vì lý do bất khả kháng, cần kịp thời báo cáo Sở GD & ĐT để được hướng dẫn cụ thể, đảm bảo phù hợp với kế hoạch tổ chức kỳ thi tốt nghiệp THPT năm 2022.
Sở GD & ĐT cũng lưu ý các cơ sở giáo dục cần triển khai các nội dung, biện pháp phòng chống dịch và xử lý các tình huống phát sinh kịp thời và hiệu quả theo các phương án, kịch bản đã được UBND TP Hải Phòng phê duyệt và chỉ đạo. Tổ chức tuyên truyền, tập huấn, diễn tập cho giáo viên, học sinh, cha mẹ học sinh để tạo sự đồng thuận trong việc cho trẻ mầm non và học sinh đến trường đảm bảo an toàn.
Nhà trường cũng cần phối hợp chặt chẽ với cha mẹ học sinh để quản lý học sinh học tập ở nhà, ở trường, cũng như việc đi lại hàng ngày từ nhà đến trường và ngược lại. Theo dõi, quản lý sức khỏe của học sinh để phòng ngừa, phát hiện sớm các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh nhằm xử lý, ngăn chặn kịp thời.
Học sinh lớp 1 và 2 kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tiếp
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, đối với lớp 1 và 2, bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh.
Ngày 13/12, Bộ GD&ĐT ban hành công văn hướng dẫn tổ chức dạy học, đánh giá học sinh tiểu học thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông ứng phó dịch Covid-19.
Trong đó, bộ hướng dẫn việc kiểm tra đánh giá học sinh để phù hợp hình thức tổ chức dạy học ứng phó với dịch Covid-19, khi thời điểm kiểm tra cuối học kỳ I của các cơ sở giáo dục phổ thông đã tới gần.
Theo hướng dẫn của Bộ GD&ĐT, học sinh lớp 1 và 2 có thể làm bài kiểm tra học kỳ bằng hình thức trực tiếp. Ảnh minh họa: N.S.
Bộ GD&ĐT hướng dẫn chỉ đánh giá định kỳ khi học sinh đã được học nội dung chương trình các môn học/hoạt động giáo dục tương ứng; được giáo viên tổ chức thực hiện đánh giá thường xuyên trong quá trình học tập và tổng hợp kết quả đánh giá tại các thời điểm theo quy định (giữa học kỳ I, cuối học kỳ I, giữa học kỳ II và cuối năm học).
Nhà trường có thể tổ chức đánh giá định kỳ linh hoạt vào thời điểm phù hợp từng đối tượng và điều kiện tổ chức dạy học thực tế tại địa phương.
Theo đó, đối với lớp 1 và 2, việc tổ chức bài kiểm tra định kỳ được tổ chức bằng hình thức trực tiếp nhằm đánh giá thực chất kết quả học tập của học sinh và tăng trách nhiệm quản lý của các cấp. Trong điều kiện phòng, chống dịch Covid-19, cơ sở giáo dục thực hiện giải pháp linh hoạt, phù hợp thực tế và đảm bảo an toàn.
Nhà trường lập kế hoạch thời gian thực hiện bài kiểm tra định kỳ; tổ chức họp với phụ huynh để phổ biến, hướng dẫn, tạo sự đồng thuận về phương án thực hiện.
Các trường chia nhỏ số học sinh/lớp để tổ chức hướng dẫn, ôn tập, bổ sung, củng cố kiến thức, định hướng nội dung cốt lõi trước khi thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với môn Toán, Tiếng Việt.
Trong trường hợp bất khả kháng, học sinh không thể đến lớp làm bài kiểm tra, cơ sở giáo dục báo cáo phương án, điều kiện tổ chức cho học sinh làm bài kiểm tra định kỳ bằng hình thức trực tuyến về phòng GD&ĐT.
Đối với các lớp 3, 4 và 5, bài kiểm tra cuối học kỳ I và cuối năm học được tổ chức linh hoạt bằng hình thức trực tiếp, trực tuyến khi đáp ứng đủ điều kiện theo quy định và phù hợp tình hình phòng dịch Covid-19 tại địa phương.
Nhà trường thực hiện bài kiểm tra định kỳ đối với các môn Tiếng Việt, Toán, Khoa học, Lịch sử và Địa lý, Ngoại ngữ, Tin học, Tiếng dân tộc. Học sinh lớp 4 và 5 có thêm bài kiểm tra giữa học kỳ I và giữa học kỳ II với môn Toán, Tiếng Việt.
Về đánh giá thường xuyên, đối với hình thức học tập qua truyền hình, Bộ GD&ĐT hướng dẫn các trường, giáo viên giao nhiệm vụ học tập thông qua hình thức linh hoạt và phù hợp tình hình thực tế.
Giáo viên hướng dẫn, hỗ trợ học sinh tự học, hoàn thành nhiệm vụ học tập gắn với nội dung dạy trên truyền hình; tổ chức thực hiện phiếu học tập để hướng dẫn các em tự học, hoàn thành nhiệm vụ theo yêu cầu cần đạt của từng môn học và hoạt động giáo dục.
Phối hợp gia đình, thầy cô thực hiện đánh giá học sinh trong quá trình học tập với hình thức phù hợp, hướng dẫn các em phản hồi thông tin qua phiếu học tập.
Giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin để giao bài và nhận bài làm, sản phẩm học tập qua các ứng dụng phần mềm Zalo, Facebook, email.
Đối với hình thức dạy học trực tuyến (hoặc trực tiếp kết hợp với trực tuyến), giáo viên chú trọng việc giao nhiệm vụ học tập cho học sinh; thực hiện linh hoạt phương pháp, kỹ thuật đánh giá thường xuyên theo quy định.
Nhà trường, giáo viên hướng dẫn để phụ huynh tham gia quá trình đánh giá người học.
Mở cửa trường học trở lại: Vì lợi ích tốt nhất của học sinh Phóng viên TTXVN ghi nhận ý kiến của các chuyên gia, đại diện các tổ chức quốc tế, các địa phương về thời điểm đưa học sinh trở lại trường, việc đảm bảo an toàn cho học sinh khi đi học trực tiếp. Học sinh lớp 12 trường THPT Trần Nhân Tông, quận Hai Bà Trưng thực hiện đo thân nhiệt khi tới...