Hải Phòng đã đầu tư ra sao cho Trường THPT chuyên Trần Phú trong 10 năm?
Trong 10 năm qua, thành phố Hải Phòng đã chi 30 tỷ đồng khen thưởng học sinh, giáo viên Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú đạt các giải quốc gia, quốc tế.
Sáng 21/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông Chuyên giai đoạn 2010 – 2020″.
Tại điểm cầu thành phố Hải Phòng có sự tham dự của ông Lê Khắc Nam – Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố; ông Bùi Văn Kiệm – Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Phòng, cùng lãnh đạo các các sở, ngành, đơn vị liên quan.
Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức Hội nghị trực tuyến Tổng kết 10 năm thực hiện Đề án “Phát triển hệ thống trường trung học phổ thông Chuyên giai đoạn 2010 – 2020″ (Ảnh: PL)
Đề án 959 được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt vào năm 2010 với mục tiêu xây dựng và phát triển các trường trung học phổ thông chuyên thành một hệ thống cơ sở giáo dục trung học có chất lượng giáo dục cao, đạt chuẩn quốc gia, có trang thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại.
Các trường trung học phổ thông chuyên là hình mẫu của các trường trung học phổ thông về cơ sở vật chất, đội ngũ nhà giáo và tổ chức các hoạt động giáo dục để các trường phổ thông khác học tập, noi theo.
Hoàn thành 6 mục tiêu cơ bản của đề án
Theo báo cáo kết quả 10 năm thực hiện đề án, trong giai đoạn 2010-2020, hệ thống trường chuyên được củng cố và phát triển, mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đã có ít nhất một trường chuyên.
Tổng số học sinh chuyên chiếm khoảng 2,7% số học sinh trung học phổ thông trên toàn quốc.
Về quy mô trường chuyên, năm học 2009 – 2010, cả nước có 68 trường chuyên, 7 khối chuyên (04 khối chuyên thuộc trường trung học phổ thông, 3 khối chuyên thuộc cơ sở giáo dục đại học.
Đến năm học 2019 – 2020, hệ thống trường chuyên gồm: 77 trường chuyên và 11 khối chuyên. So với thời điểm năm 2010, đến nay đã thành lập mới 9 trường chuyên.
Năm học 2010 – 2011, có 56.654 học sinh chuyên, đến năm học 2019-2020, số học sinh lớp chuyên có 71.345 (tăng 14.835 học sinh).
Theo đó, tỷ lệ học sinh chuyên cả nước tăng dần từ 2,0% vào năm học 2010 – 2011 lên tới 2.73% vào năm học 2019 – 2020.
Video đang HOT
Bên cạnh các kết quả đạt được về quy mô trường lớp, học sinh, các trường chuyên được đầu tư nâng cấp thành các trường đạt chuẩn quốc gia và có chất lượng giáo dục cao.
Trong đó, ưu tiên đầu tư mở rộng diện tích, xây dựng cơ sở vật chất, tăng cường phương tiện, thiết bị dạy học đồng bộ, hiện đại.
Một số trường trung học phổ thông chuyên có chất lượng giáo dục ngang tầm các trường trung học tiên tiến trong khu vực và quốc tế.
Số lượng trường đạt chuẩn quốc gia đã tăng từ 21/68 trường (năm 2010) lên tới 60/77 trường (năm 2020).
Điểm cầu thành phố Hải Phòng (Ảnh: PL)
Về đầu tư cơ sở vật chất, các địa phương đã quan tâm đầu tư quỹ đất và hỗ trợ kinh phí để củng cố các trường chuyên hiện có, mở rộng thêm diện tích đồng thời xây dựng mới các trường chuyên.
Trong giai đoạn 2010 – 2020, đã có 25 trường chuyên được đầu tư xây mới theo hướng đồng bộ, hiện đại với diện tích trung bình 30.000 m2 và có đủ hội trường, nhà tập đa năng, nhà công vụ, nhà ăn, ký túc xá cho học sinh ở nội trú, sân vận động, bể bơi, hệ thống phòng chức năng, phòng học bộ môn đủ số lượng, đạt tiêu chuẩn.
Ngoài ra, đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý cũng được các địa phương quan tâm, đầu tư phát triển đảm bảo đủ về số lượng, hợp lý về cơ cấu và đạt mức cao của chuẩn nghề nghiệp.
Nâng tỉ lệ giáo viên, cán bộ quản lý có trình độ tiến sĩ, thạc sĩ đồng thời với việc nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học và khả năng nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, đáp ứng nhu cầu vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng và hiệu quả giáo dục trong các trường chuyên.
Hải Phòng đầu tư mạnh mẽ cho giáo dục
Phát biểu tại điểm cầu Hải Phòng, ông Lê Khắc Nam, Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố nhấn mạnh: “Trong 10 năm qua, tình hình Giáo dục và Đào tạo của Hải Phòng có những chuyển biến hết sức tích cực.
Thành phố đã đầu tư xây dựng Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú trên một địa điểm đắc địa với diện tích 4,2 ha, tổng kinh phí là 400 tỷ đồng.
Hải Phòng cũng có những cơ chế, chính sách để khuyến học, khuyến tài.
Trong đó, nổi bật là chính sách hỗ trợ học phí cho học sinh từ bậc học mầm non đến trung học phổ thông trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Kinh phí này hàng năm rơi vào khoảng 400 tỷ đồng.
Thứ hai, thành phố đã ban hành cơ chế, chính sách về đãi ngộ đối với những thầy cô giáo và học sinh có giải quốc gia, quốc tế.
Cụ thể, các thầy cô giáo ở tỉnh ngoài về công tác tại Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú sau khi được kiểm tra, sát hạch đạt đủ điều kiện sẽ được hỗ trợ 300 triệu đồng.
Còn đối với những học sinh đoạt giải quốc gia, giải Nhất được thưởng 50 triệu đồng, giải Nhì thưởng 40 triệu đồng, giải Ba thưởng 30 triệu đồng, Khuyến khích thưởng 20 triệu đồng.
Đối với giải quốc tế, học sinh đoạt Huy chương Vàng được thưởng 500 triệu đồng, Huy chương Bạc là 400 triệu đồng, Huy chương Đồng là 300 triệu đồng và kèm theo đó đội ngũ giáo viên và ban giám hiệu cũng được nhận thưởng (thầy cô giáo thưởng 50%, ban giám hiệu thưởng 20%).
Tổng kinh phí trong 10 năm vừa qua, thành phố đã chi 30 tỷ đồng cho các giải quốc gia, quốc tế.
Thành phố cũng duy trì tổ chức “Lễ Biểu dương học sinh, sinh viên tiêu biểu xuất sắc của thành phố” trong 17 năm liên tiếp.
Mỗi năm, học sinh đạt điểm cao trong kỳ thi tốt nghiệp trung học phổ thông, thủ khoa các trường đại học và học sinh, sinh viên đạt giải quốc tế, khoa học kỹ thuật đều được tặng bằng khen và 10 triệu đồng”.
Ông Lê Khắc Nam – Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố Hải Phòng phát biểu tại Hội nghị (Ảnh: PL)
Trong giai đoạn 2010 – 2020, Hải Phòng đoạt 21 Huy chương các loại và có thành tích ấn tượng với 24 năm liên tục có giải quốc tế.
Đối với giải quốc gia, 6 trong 10 năm vừa qua, Hải Phòng đều đứng trong top 5 của thi học sinh giỏi quốc gia.
“Trong thời gian tới, thành phố tiếp tục đầu tư cho Trường Trung học phổ thông chuyên Trần Phú để đảm bảo đạt trường chuẩn.
Thành phố đã phê duyệt dự án và tập trung chỉ đạo xây ký túc xá cho học sinh ngoại thành vào học là có chỗ ở ổn định.
Đầu tư trang thiết bị trong đó có phòng thí nghiệm và những sân chơi phục vụ các hoạt động thể dục, thể thao đảm bảo phát triển toàn diện văn thể mỹ” Phó chủ tịch Uỷ ban nhân dân thành phố cho biết phương hướng đầu tư phát triển trường Trung học học phổ thông chuyên Trần Phú trong giai đoạn tới.
Mở cửa an toàn để học sinh được đến trường
Giáo dục và Đào tạo là một trong những ngành bị ảnh hưởng nhiều nhất khi đại dịch Covid-19 xuất hiện và bùng phát.
Việc kéo dài học trực tuyến không chỉ ảnh hưởng tới chất lượng giáo dục mà còn kéo theo những hệ lụy về sức khỏe, tâm lý, phát triển thể chất của học sinh.
Giờ học trực tiếp của học sinh Trường THPT Marie Curie quận 3 (thành phố Hồ Chí Minh). Ảnh: THỦY TIÊN
Ngày 19/1, Bộ Giáo dục và Đào tạo phối hợp Bộ Y tế tổ chức hội nghị trực tuyến toàn quốc về hoạt động dạy học trực tiếp, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch trong các cơ sở giáo dục với mục đích tìm giải pháp đưa học sinh trở lại trường ngay sau Tết Nguyên đán.
Theo Vụ trưởng Giáo dục thể chất (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Nguyễn Thanh Đề, thời gian qua, cùng với nhiều giải pháp được đặt ra để bảo đảm an toàn cho người học và nhà giáo trong đại dịch, cũng như thúc đẩy việc dạy và học trực tuyến nhằm tránh đứt gãy các hoạt động giáo dục, kiên trì mục tiêu chất lượng giáo dục, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đưa ra các chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời về việc mở cửa trường học trở lại. Tính đến ngày 15/1, số học sinh từ 12 đến 17 tuổi được tiêm vắc-xin mũi 1 đạt 90,10% mũi 2 đạt 72,24%. Số cán bộ, giáo viên, nhân viên được tiêm vắc-xin mũi 2 đạt 82% mũi 3 đạt 28,2%. Có 43 trong số 63 tỉnh, thành phố đã cho học sinh mầm non đi học trở lại 46 trong số 63 tỉnh, thành phố cho học sinh tiểu học đến trường 53 trong số 63 tỉnh, thành phố cho học sinh THCS, THPT (nhất là học sinh khối lớp 7 đến lớp 12) học trực tiếp. Dự kiến đến ngày 7/2, có thêm 8 tỉnh, thành phố cho học sinh đi học trực tiếp.
Một số địa phương nằm trong tâm dịch của đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư như thành phố Hồ Chí Minh, Bắc Giang đang tiến hành từng bước mở cửa trường học. Đại diện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh cho biết: Số lượng học sinh từ khối lớp 7 đến khối 12 đi học trực tiếp đạt tỷ lệ 98,48%. Hiện Sở Giáo dục và Đào tạo thành phố Hồ Chí Minh đang xem xét để cho học sinh mầm non và tiểu học trở lại trường từ ngày 7/2 trên tinh thần tự nguyện của phụ huynh. Còn Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Giang, Mai Sơn chia sẻ: Đến ngày 18/1, mặc dù số lượng F0 vẫn còn nhiều và phát sinh hằng ngày, nhưng do triển khai thích ứng linh hoạt nên đến nay, toàn tỉnh có 543 trường tổ chức dạy học trực tiếp, chỉ còn 17 trường tổ chức dạy học trực tuyến và 189 trường tổ chức dạy học kết hợp, còn 11 trường mầm non cho trẻ nghỉ học. Để duy trì các hoạt động giáo dục, các nhà trường xây dựng kế hoạch, chủ động tổ chức xét nghiệm tầm soát ngẫu nhiên, định kỳ theo quy định cho cán bộ, giáo viên, người lao động, học sinh trong nhà trường. Tỉnh đã chỉ đạo khoanh vùng ở diện hẹp song vẫn bảo đảm an toàn, nếu lớp học có F0 thì cho lớp đó tạm dừng đến trường, chuyển học trực tuyến, các lớp khác vẫn có thể tổ chức dạy học trực tiếp hoặc kết hợp trực tuyến nếu bảo đảm an toàn.
Ủng hộ chủ trương mở cửa trở lại trường học, đại biểu Quốc hội, GS Nguyễn Anh Trí cho biết đây thật sự là thời điểm phù hợp để đưa học sinh trở lại trường học. Chúng ta chỉ có thể chọn thời điểm an toàn nhất chứ không phải an toàn tuyệt đối. Việc bảo đảm an toàn khi học sinh trở lại trường cần nhất ở ba công đoạn bao gồm ở nhà, trên đường đi và tại trường học. Trong đó, công đoạn ở nhà quan trọng nhất bởi mỗi gia đình có một lối sống khác nhau, cách thức phòng, chống dịch khác nhau. Vì vậy, trước hết, mỗi gia đình phải thật sự an toàn, sau đó mới đến các phương án chống dịch ở nhà trường nếu học sinh đi học trực tiếp. Thứ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Trường Sơn cũng ủng hộ chủ trương dạy học trực tiếp trở lại bởi tỷ lệ bao phủ vắc-xin hai mũi trên cả nước đạt gần 100% đối với những người từ 18 tuổi trở lên trẻ 12 đến 17 tuổi cũng được tiêm vắc-xin. Đồng thời sẵn sàng chuẩn bị tiêm vắc-xin cho trẻ 5 đến 11 tuổi. Bộ Y tế sẽ phối hợp Bộ Giáo dục và Đào tạo xây dựng, ban hành các nội dung, hướng dẫn nhằm bảo đảm an toàn cho học sinh khi trở lại trường và sẵn sàng trao đổi, có hướng dẫn với các vấn đề nảy sinh khi trường học mở cửa trở lại.
Học sinh Trường THCS Vân Đồn, quận 4 (thành phố Hồ Chí Minh) sát khuẩn tay khi vào trường. Ảnh: PHÚ KHÁNH
Theo các chuyên gia, học sinh sẽ gặp vấn đề về tâm lý và sức khỏe thể chất khi phải học trực tuyến, qua truyền hình trong thời gian dài. Vì vậy, giải pháp cần triển khai nhanh chóng hiện nay là đề ra lộ trình đưa học sinh quay trở lại trường học. Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho rằng, trong tình hình mới, cần có sự ứng phó chủ động và quyết liệt hơn. Nếu kéo dài hơn việc dạy học gián tiếp với các hình thức trực tuyến, trên truyền hình, thì tác động tiêu cực sẽ lớn dần, ảnh hưởng đến chất lượng dạy học, cũng như sức khỏe thể chất, tinh thần của cả người dạy, người học và các đối tượng liên quan. Đến thời điểm này, khi tỷ lệ tiêm vắc-xin trong cộng đồng cao, trong đó có đối tượng học sinh từ 12 đến 17 tuổi kinh nghiệm phòng, chống dịch, điều kiện y tế dự phòng được tăng cường chúng ta có đầy đủ căn cứ, kinh nghiệm, điều kiện để quyết tâm thúc đẩy mạnh mẽ hơn việc đưa học sinh quay trở lại trường học. Đây không chỉ là chuyện mở cửa trường học mà còn là củng cố, tái thiết giáo dục sau dịch bệnh.
Bộ Giáo dục và Đào tạo đề nghị lãnh đạo các địa phương, các Sở Giáo dục và Đào tạo, các cơ sở giáo dục cần khẩn trương, kiên quyết, chu đáo để đưa học sinh quay trở lại trường. Cụ thể, học sinh từ 12 đến 17 tuổi đã được tiêm vắc-xin, việc cho các em đi học trực tiếp trở lại sau Tết Nguyên Đán là phù hợp. Còn với trẻ mầm non, học sinh tiểu học, các địa phương cần có sự chuẩn bị khẩn trương, trong đó chuẩn bị về tư tưởng, nhận thức là hết sức quan trọng để tạo sự đồng thuận của phụ huynh, giáo viên, các cấp, các ngành nhất là sự đồng thuận, hợp tác của phụ huynh. "Không có phương án tuyệt đối đáp ứng mọi yêu cầu nhưng phải chọn phương án tốt nhất, mà tốt nhất ở thời điểm hiện tại là nhanh chóng đưa học sinh trở lại trường", Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn nhấn mạnh. Ngoài ra, các địa phương lưu ý tránh rơi vào hai trạng thái cực đoan như chần chừ thái quá trong mở cửa hoặc khi chuyển sang trạng thái mới tích cực đưa học sinh tới trường lại chủ quan, chuẩn bị không chu đáo, phó mặc cho nhà trường, thầy, cô...
Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ sớm có văn bản chỉ đạo điều chỉnh về cách xác định cấp độ dịch, Bộ Giáo dục và Đào tạo theo đó sẽ ban hành văn bản điều chỉnh các văn bản cũ để phù hợp với hướng dẫn của Bộ Y tế trong tình hình mới. Ngoài ra, Bộ Giáo dục và Đào tạo sẽ có thêm một số hướng dẫn cho bậc mầm non để tạo thuận lợi cho các địa phương triển khai.
Làm gì để đảm bảo an toàn cho học sinh khi trở lại trường? Phối hợp chặt chẽ với ngành y tế để đảm bảo phòng dịch đồng thời chú ý đến vấn đề giải tỏa áp lực tâm lý cho học sinh trong những ngày đầu trở lại trường là vấn đề được nhiều chuyên gia đặt ra. Các đại biểu cùng thảo luận để mở cửa trường học an toàn. (Ảnh: Bộ GD-ĐT) Làm thế...