Hai miền Triều Tiên kỷ niệm ngày đình chiến
Hàn Quốc và Triều Tiên đang tổ chức các hoạt động kỷ niệm 60 ngày ký Hiệp định đình chiến kết thúc cuộc chiến tranh 1950-1953.
Ngày 27/7, hai miền Triều Tiên trang trọng tổ chức kỷ niệm 60 năm ngày ký kết Hiệp định đình chiến kết thúc cuộc chiến tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc 1950-1953.
Đây là dịp các cựu chiến binh và nhân dân hai nước tưởng nhớ những người đồng đội đã ngã xuống trong cuộc chiến tranh khốc liệt này.
Hiệp định đình chiến giữa Triều Tiên và Hàn Quốc được trưng bày tại Bàn Môn Điếm, biên giới thực tế tại Khu Phi quân sự chia cắt hai nước. Hiệp định đình chiến ký năm 1953 này quy định thành lập Khu Phi quân sự, hoàn tất việc trao trả tù binh chiến tranh và thi hành thỏa thuận ngừng bắn.
Các cựu chiến binh đã từng chiến đấu cho Hàn Quốc tới thăm Nghĩa trang Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul. Các cựu chiến binh trên cả hai miền đều tham gia nhiều sự kiện khác nhau kỷ niệm 60 năm ngày ký Hiệp định đình chiến.
Phụ nữ Hàn Quốc thắp nhang tại tượng đài tưởng nhớ những người ngã xuống trong dịp kỷ niệm ngày ký Hiệp định đình chiến. Trong cuộc chiến tranh Triều Tiên 1950-1953, Mỹ cùng với 20 quốc gia khác đã chiến đấu cùng với các binh sỹ Triều Tiên và Trung Quốc.
Video đang HOT
Bộ trưởng Bộ Cựu chiến binh Pháp Kader Arif thay mặt đoàn đại biểu chính phủ Pháp tới thắp nhang tại Nghĩa trang Quốc gia Hàn Quốc ở Seoul.
Cựu chiến binh Triều Tiên tại sân vận động 1/5 Rungnado ở Bình Nhưỡng xem màn đồng diễn Arirang kỷ niệm ngày đình chiến.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong Un vẫy tay chào mọi người tham gia lễ đồng diễn Arirang tại sân vận động 1/5 ở Bình Nhưỡng.
Các vũ công mặc quân phục trình diễn tại lễ đồng diễn Arirang ở Bình Nhưỡng.
Cựu chiến binh Triều Tiên mặc quân phục trang trọng và đầy đủ huân chương tới tưởng niệm đồng đội tại nghĩa trang liệt sỹ ở Bình Nhưỡng.
Bà Kang Ok Ran, 72 tuổi, khóc nức nở gần mộ cha bà là ông Kang Ho Yong, một chiến sỹ Triều Tiên hy sinh năm 1951.
Học sinh Triều Tiên cúi chào trước chân dung cố Chủ tịch Triều Tiên Kim Nhật Thành và Kim Chính Nhật tại điện Kumsusan ở Bình Nhưỡng.
Theo khampha
Tái thống nhất Triều Tiên: Ngày càng xa vời?
Sau 60 năm kể từ khi ký kết Hiệp định đình chiến, hy vọng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên ngày càng có nguy cơ biến thành ảo vọng.
Cánh cửa tái thống nhất bán đảo Triều Tiên đang khép lại.
Theo báo Pháp La Croix, niềm hy vọng tái thống nhất bán đảo Triều Tiên đã bị dập tắt, kể từ khi Bình Nhưỡng đơn phương rút nhân công khỏi khu công nghiệp Keasong và dọa xóa Seoul khỏi bản đồ với "mưa bom và biển lửa".
Hành động đe dọa của nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un chỉ làm căng thẳng thêm mối quan hệ vốn đã sóng gió giữa hai miền và khiến giới trẻ Hàn Quốc có cái nhìn khác đi về người anh em láng giềng. Với họ, miền Bắc Triều Tiên đã trở thành "nước ngoài" và không hình dung được là họ có thể sống ở đó.
Từ năm 1953, trong khi Hàn Quốc không ngừng phát triển, thì Triều Tiên tiếp tục trì trệ - đặc biệt sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991. Phản ánh thực tế khó khăn ở Triều Tiên, một linh mục Hàn Quốc chuyên đàm phán để giúp đỡ lương thực cho người dân Bắc Triều Tiên cho biết: "Tình hình thực phẩm và sức khỏe vô cùng nguy kịch. Người dân chịu khổ và thiếu lương thực thuốc men. Nhiệm vụ của chúng ta là giúp đỡ những người anh em của mình, nhưng Bắc Triều Tiên lại nghĩ là phải giải phóng Hàn Quốc khỏi sự thống trị của Mỹ. Đấy mới là quan điểm chính thống của họ. Chẳng có gì giống với quan điểm của chúng ta".
Thời gian gần đây, Hàn Quốc đã tăng cường nỗ lực tái thống nhất bán đảo Triều Tiên. Các nhà kinh tế lớn của nước này đã tới Đức để nghiên cứu quá trình tái thống nhất chính trị-kinh tế giữa hai miền Đông và Tây. Tuy nhiên, trường hợp Bắc và Nam Triều Tiên khác biệt quá lớn, một mặt do phát triển kinh tế chênh lệch, mặt khác do thái độ bất hợp tác của Bình Nhưỡng. Triều Tiên quá mạnh quân sự, trong khi nhà lãnh đạo trẻ Kim Jong-un lại tuyên bố rằng Chiến tranh Triều Tiên chưa kết thúc.
Nhà báo nổi tiếng Hàn Quốc, Kim Huyn-kyung, dự tính: "Hàn Quốc sẽ phải chu cấp hàng nghìn tỉ USD (từ 2.000 đến 5.000 tỉ USD theo nhiều nghiên cứu) để bảo đảm quá trình tái thống nhất trong trường hợp Bắc Triều Tiên sụp đổ".
Các cuộc tập trận Mỹ-Hàn vẫn tiếp diễn.
Các tổ chức phi chính phủ đặt niềm tin và kì vọng vào khả năng tái thống nhất. Ngoài các hoạt động nhân đạo giúp đỡ lương thực cho người dân ở miền Bắc Triều Tiên, họ còn giúp đỡ hàng trăm nghìn người sống tị nạn tại Trung Quốc (ước tính từ 150. 000 đến 200.000 người). Từ năm 1953, khoảng 25. 000 người tị nạn Bắc Triều tiên đã hòa nhập vào xã hội Hàn Quốc. Trong trường hợp tái thống nhất, họ sẽ là chìa khóa cho sự thông cảm giữa người dân hai miền Triều Tiên.
Theo vietbao
Triều Tiên kêu gọi ký hiệp ước hòa bình "Hiệp định đình chiến năm 1953 chỉ có lợi cho Mỹ, và động thái kiểm soát hiệp định này của Washington thể hiện âm mưu 'kiềm chế Triều Tiên bằng vũ lực'", báo của Đảng Lao động Triều Tiên viết. Báo Rodong Sinmun, cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng Lao động Triều Tiên hôm thứ Tư đã đăng một bài báo...