Hạ sốt sai cách cực kỳ nguy hiểm
Sốt cao là triệu chứng thường gặp ở trẻ nhỏ, tuy nhiên các bậc cha mẹ thường khó giữ bình tĩnh khi phát hiện con bị sốt và hành động thiếu kinh nghiệm gây nguy hiểm cho trẻ.
Không phải cha mẹ nào cũng có đủ kinh nghiệm để xử lý đúng khi trẻ sốt cao, sự lo lắng và lúng túng của mẹ lại gia tăng theo thân nhiệt của trẻ. Vì vậy không ít phụ huynh hoảng loạn và tìm mọi cách để hạ sốt cho trẻ, kể cả nghe theo những kinh nghiệm dân gian mà không kịp xem xét, tìm hiểu phương pháp đó có đúng và phù hợp với con hay không.
Có 5 sai lầm phổ biến khi các mẹ hạ sốt cho trẻ:
- Lau mát trẻ bằng rượu, cồn, nặn chanh: Rượu, cồn có thể làm mát nhanh nhưng cách này rất nguy hại vì rượu, cồn hay thậm chí một số chất phụ gia gây hại có trong vài loại rượu như thuốc diệt sâu rầy (để khiến cho rượu trong vắt)… có thể thấm qua da khiến trẻ bị ngộ độc. Chanh có thể làm hạ sốt nhưng trong chanh có chứa axit loãng làm bỏng da trẻ.
- Chườm đá lạnh: Các mẹ thường cho nước đá vào túi ni-lông hoặc bọc vải rồi chườm cho trẻ. Cách này chỉ giúp làm mát tại vị trí chườm nhưng lại dễ làm trẻ bị “bỏng lạnh”, gây co mạch khiến nhiệt càng khó thoát ra ngoài dẫn đến sốt cao hơn. – Quấn trẻ quá kỹ:Việc ủ ấm quá mức sẽ làm thân nhiệt trẻ càng tăng cao hơn, gây nguy cơ sốt co giật
. – Cho trẻ uống thuốc hạ sốt ngay khi bị sốt: Không phải lúc nào sốt cũng là do trẻ bị nhiễm trùng và cần uống thuốc. Khi sốt nhẹ, 37,5 – 38 độ C, chưa cần dùng thuốc hạ nhiệt cho trẻ.
- Cạo gió, cắt lể để nặn máu độc: Cạo gió được xem là phương pháp chữa bệnh dân gian được dùng phổ biến. Tuy nhiên, nếu cạo gió cho trẻ bị rối loạn đông máu, việc cầm máu sẽ rất khó khăn. Đặc biệt, khi trẻ bị sốt xuất huyết, bác sĩ không thể xác định được vùng nào xuất huyết do bệnh, vùng nào xuất huyết do cạo gió. Do đó, tuyệt đối không cạo gió, cắt lể khi trẻ sốt.
Hạ sốt cho trẻ thế nào là đúng?
Thực ra, sốt không phải là một căn bệnh như nhiều người lầm tưởng. Có những nguyên nhân gây sốt do nhiễm khuẩn cũng có những nguyên nhân gây sốt rất đơn giản như trẻ bị ủ ấm quá mức, sau chích ngừa hoặc do bị chấn thương, phỏng, mọc răng… Tuy nhiên, sốt cao có thể khiến trẻ khó chịu và xuất hiện triệu chứng đau đầu, tim đập nhanh, gia tăng sự mất nước, muối và các vitamin trong nước. Thậm chí nếu sốt trên 38,5 độ C, trẻ dưới 5 tuổi có thể bị co giật.
Để tránh những sai lầm đáng tiếc khi chăm sóc trẻ sốt cao, các mẹ cần bình tĩnh chủ động tìm hiểu nguyên nhân cũng như tiến hành các bước hạ sốt phù hợp cho trẻ sau đây: – Để trẻ mặc quần áo mỏng, thoáng mát, không ủ ấm, không cởi hết đồ của trẻ. – Cho trẻ nằm nơi thoáng mát, giảm nhiệt độ phòng, tránh gió.
- Lau mát cho trẻ bằng nước ấm. Tránh dùng nước lạnh, tuyệt đối không dùng nước có pha rượu, cồn.
Video đang HOT
- Cho trẻ uống nhiều nước và các dung dịch khác như sữa, nước trái cây, dung dịch nước biển khô. – Cần theo dõi nhiệt độ trẻ bằng nhiệt kế sau mỗi 4 giờ.
- Cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo đúng liều lượng.
Lưu ý khi chọn thuốc hạ sốt cho trẻ
Hiện nay, có nhiều loại thuốc hạ sốt trên thị trường với các thành phần khác nhau như Paracetamol, Ibuprofen, Aspirin… Những thuốc có chứa Paracetamol được tin dùng cho trẻ do ít tác dụng phụ và an toàn nhất.
Thuốc có nhiều dạng và có thể dùng bằng 2 cách: dạng uống và dạng toa dược (viên đặt hậu môn). Các mẹ nên cân nhắc khi dùng thuốc có thành phần Aspirin và Ibuprofen để hạ sốt cho trẻ vì Aspirin có thể gây tổn thương não, trong khi Ibuprofen có thể gây các phản ứng khó chịu đến đường tiêu hóa của trẻ.
Ngoài ra, các mẹ cần chú ý theo dõi để kịp thời đưa trẻ đến bệnh viện khi trẻ bắt đầu có một số các biểu bất thường như: sốt cao trên 40 độ; ngủ li bì, khó đánh thức; co giật kèm tay chân lạnh, nôn hết những gì đã ăn hoặc bú; mỏ ác phồng cao, cứng cổ; xuất huyết; khó thở; bỏ bú; tiêu chảy…
Miễn dịch của trẻ rất yếu vì vậy cần chăm sóc trẻ đúng cách cả khi khoẻ mạnh lẫn khi bị ốm, cha mẹ nên tự cập nhật kiến thức từ những nguồn tin cậy để hạn chế những rủi ro và nguy hiểm cho trẻ cũng như giúp trẻ duy trì sức khoẻ ổn định.
Nhờ vào sự thông thái của mẹ, con sẽ luôn khỏe, lớn nhanh và mang lại niềm vui cho cả nhà.
Theo Mask online
Giảm huyết áp tại nhà không cần dùng thuốc
Nếu bạn bị đau đầu, tim đập nhanh, mạch nhanh và ù tai, kiểm tra huyết áp thấy ở mức cao thì không nên sợ hãi.
Chu kỳ tăng huyết áp ở mỗi người có thể do mệt mỏi, thiếu ngủ, stress hoặc lạm dụng rượu. Hãy bình tĩnh dùng những cách đơn giản mà hiệu quả sau đây để tự làm giảm huyết áp ngay tại nhà.
Giảm huyết áp tại nhà
Uống trà bạc hà giúp giảm huyết áp cao
- Hãy nằm ở tư thế thoải mái, thư giãn và thở đều, chậm rãi, bình tĩnh và không nghĩ ngợi, giữ các nhịp thở ra trong 7 giây. Sau khi thực hiện khoảng 3 phút sẽ thấy dễ chịu hơn.
- Nếu nguyên nhân làm tăng huyết áp là stress thì cần loại trừ adrenaline ra khỏi cơ thể bởi nó kích thích phát sinh tình trạng tăng huyết áp. Cách tốt nhất để xả stress là tản bộ hoặc thực hiện các bài tập luyện như mô phỏng động tác leo núi.
Lưu ý với người bị huyết áp cao
- không nên bơi trong tình trạng huyết áp đang tăng cao, cũng như không tắm nước lạnh vì sẽ làm nén các mạch máu đã bị co lại, làm chậm sự lưu thông máu và suy giảm sức khỏe.
- Không nên tắm nước nóng nhất là vùng cổ, gáy. Nếu muốn thì có thể tắm nước ấm khoảng 45 độ. Nước ấm sẽ làm nhẹ nhõm bởi làm cho mạch máu giãn nở và sự tuần hoàn máu được điều hòa.
- Có thể nhờ người khác mát xa nhẹ, bắt đầu từ vùng dưới cằm, sau đó thì chuyển dần đến cổ, gáy và phần trên ngực.
- Uống trà có tinh dầu thơm và bạc hà có tác dụng an thần và thư giãn. Tuy nhiên đừng quên các loại thảo dược làm hạ huyết áp, trong đó có cây việt quất, tầm gửi trắng, táo gai và dâu đất, có thể uống các loại nước ép trên hàng ngày với mục đích phòng ngừa.
- Sử dụng các loại thuốc chuyên dụng được chỉ định để giảm nhẹ huyết áp. Lưu trữ trong tủ thuốc gia đình loại thuốc giảm nhanh trong trường hợp tăng huyết áp đột ngột.
Một số bệnh nhân huyết áp cho rằng khi giao tiếp với vật nuôi cũng giúp họ thấy nhẹ nhõm dễ chịu hơn. Khi cần thiết mới sử dụng các loại thuốc đã được kiểm định và chỉ được dùng theo đơn của bác sỹ.
Lời khuyên cho người huyết áp cao
Vận động giúp chức năng điều hòa oxy của tim hiệu quả hơn.
1. Đi bộ giúp giảm huyết áp
Vận động giúp chức năng điều hòa oxy của tim hiệu quả hơn, từ đó thúc đẩy quá trình bơm máu tới các bộ phận trong cơ thể. 30 phút luyện tập mỗi ngày sẽ tăng sức bền cho tim.
2. Thở sâu giảm căng thẳng
Thở sâu, chậm, kết hợp với luyện khí công, yoga, Thái cực quyền giúp giảm các loại hormon gây căng thẳng - tác nhân làm tăng lượng renin, một loại enzym trong thận làm tăng huyết áp. Cách hiệu quả nhất là tập thở sâu 5 phút vào sáng và tối.
3. Bổ sung thực phẩm giàu ka-li
Các loại rau củ quả giàu ka-li rất quan trọng trong việc điều chỉnh huyết áp. Lượng ka-li thích hợp là từ 2.000 - 4.000mg/ngày. Hãy bổ sung khoai tây, cà chua, nước cam, chuối, đậu đỏ, đậu Hà Lan, dưa hấu, dưa bở và một số loại quả khô như mận và nho khô để điều hòa huyết áp.
4. Nghỉ ngơi nhiều hơn
Làm việc quá mức sẽ làm giảm thời gian vận động và ăn uống lành mạnh. Tốt nhất nên làm việc và nghỉ ngơi điều độ để dành thời gian đi tập thể dục hoặc chuẩn bị một bữa ăn giàu dinh dưỡng.
5. Nghe nhạc giúp giảm huyết áp
Trong một nghiên cứu của Đại học Florence (Italia), 25 bệnh nhân đang điều trị huyết áp cao được cho nghe các loại nhạc cổ điển, nhạc truyền thống Italia trong khoảng 30 phút mỗi ngày, kết hợp hít thở sâu và chậm. Sau một tuần, huyết áp tâm thu của các bệnh nhân đã giảm được 3,2 điểm và một tháng sau giảm được 4,4 điểm.
Theo Phununews
Tác dụng phụ của mật ong Mật ong được xem là một trong những loại thực phẩm "vàng" vì chúng mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe, giúp phòng ngừa và chữa trị nhiều căn bệnh khác nhau. Tuy nhiên cũng như bất kỳ loại thực phẩm nào khác, mật ong nếu lạm dụng sẽ không tốt cho cơ thể. Nếu quá "ưu ái" cho mật ong, bạn...