Hà Nội yêu cầu giãn thời gian đóng học phí cho học sinh
UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí cho học sinh.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội vừa ban hành Chỉ thị số 21/CT-UBND về thực hiện nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021-2022 của ngành GD-ĐT Hà Nội.
Theo đó, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội yêu cầu Sở Giáo dục và Đào tạo chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành; UBND các quận, huyện, thị xã; Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam thành phố Hà Nội, các đoàn thể, tổ chức xã hội thực hiện tốt các nhiệm vụ chủ yếu năm học 2021-2022.
Tổ chức dạy học trực tiếp nếu dịch bệnh được kiểm soát
Trước diễn biến phức tạp của dịch Covid-19, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT linh hoạt, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh học tập, vừa bảo đảm sức khỏe, vừa hoàn thành chương trình giáo dục theo kế hoạch và bảo đảm chất lượng giáo dục, phối hợp với Sở Y tế chủ động xây dựng các kịch bản, giải pháp ứng phó với dịch.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo Ngành Giáo dục thực hiện tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. (Ảnh: M. Hà).
Chỉ đạo thực hiện tổ chức dạy học trực tiếp khi dịch bệnh được kiểm soát. Trường hợp dịch diễn biến phức tạp không thể tổ chức dạy học trực tiếp thì tổ chức dạy học trực tuyến, không tổ chức dạy học trực tuyến cho trẻ em mầm non mà cần duy trì hoạt động kết nối với gia đình, trẻ em thông qua hoạt động truyền thông, hướng dẫn cha mẹ/người chăm sóc trẻ em thực hiện chế độ dinh dưỡng khoa học, tổ chức cho trẻ em vui chơi tại nhà.
UBND TP Hà Nội chỉ đạo Ngành Giáo dục cần quan tâm công tác tập huấn, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên các kỹ năng cần thiết để dạy học trực tuyến, đào tạo từ xa; xây dựng nền tảng dạy và học trực tuyến dùng chung, hệ thống bài giảng chuẩn hóa, kho học liệu điện tử chia sẻ theo hướng tạo môi trường tương tác, tăng thích ứng và trải nghiệm đối với người học, tăng cường khả năng tự học cho học sinh, sinh viên; có chính sách hỗ trợ, miễn, giảm, giãn thời gian đóng học phí, hỗ trợ kịp thời sách giáo khoa đối với học sinh có hoàn cảnh khó khăn, tuyệt đối không để xảy ra tình trạng “lạm thu” đầu năm học.
“Chú trọng nâng cao chất lượng giáo dục. Căn cứ hướng dẫn nhiệm vụ năm học của cấp học, ngành học, các cơ sở giáo dục xây dựng, triển khai kế hoạch chi tiết, cụ thể, phù hợp với điều kiện thực tế, trong đó hướng dẫn xây dựng hệ thống đề thi, bài kiểm tra, ngân hàng câu hỏi phục vụ tổ chức thi, kiểm tra đánh giá theo hình thức trực tuyến; duy trì và nâng cao chất lượng phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ em 5 tuổi, chuẩn bị cho trẻ em 5 tuổi sẵn sàng vào học lớp 1; tiếp tục triển khai chương trình giáo dục 2018 chất lượng, hiệu quả…”, văn bản nêu rõ.
Kịp thời hỗ trợ người lao động, cơ sở giáo dục ngoài công lập
Video đang HOT
Cũng tại văn bản này, UBND TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT tham mưu UBND thành phố ưu tiên cân đối ngân sách để đầu tư tăng cường cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018; tiếp tục thực hiện Đề án bảo đảm cơ sở vật chất cho chương trình giáo dục mầm non và giáo dục phổ thông giai đoạn 2017-2025;
Thực hiện lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025 để đầu tư cơ sở vật chất, thiết bị dạy học cho các cơ sở giáo dục; huy động các nguồn lực để đầu tư cho giáo dục và hỗ trợ học sinh có cha mẹ thuộc đối tượng là người lao động bị tạm hoãn hợp đồng, nghỉ việc không lương, ngừng việc, lao động mất việc nhưng không đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp, người lao động tự do, không để học sinh nào vì điều kiện kinh tế mà không thể đến trường.
Kịp thời thực hiện hỗ trợ người lao động, cơ sở giáo dục ngoài công lập không thuộc đối tượng được hỗ trợ theo Nghị quyết số 68/NQ-CP và Quyết định số 23/2021/QĐ-TTg quy định về việc thực hiện một số chính sách hỗ trợ người lao động và người sử dụng lao động gặp khó khăn do đại dịch Covid-19; thực hiện đầy đủ các chính sách phát triển giáo dục mầm non.
Cùng với đó, TP Hà Nội yêu cầu Sở GD-ĐT tiếp tục tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, siết chặt kỷ luật, kỷ cương, nâng cao vai trò, trách nhiệm của người đứng đầu, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm; đẩy mạnh chuyển đổi số gắn với công tác quản lý, đổi mới phương pháp dạy và học.
Tổ chức thực hiện phong trào thi đua đổi mới trong quản lý và giảng dạy, kịp thời khen thưởng các cá nhân có sáng kiến quản lý và dạy học, nhất là trong bối cảnh dịch Covid-19 còn có thể kéo dài.
Tiểu học tư tăng học phí 6%/năm: Cần giải trình rõ
Khi nhìn vào lộ trình này cần thiết phải đặt câu hỏi: 'lộ trình này là lộ trình nào? 6% học phí là của học phí nào?'
Cứ vào đầu năm học câu chuyện học phí lại gây nhiều tranh cãi. Mới đây, nhiều phụ huynh có con học Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm (đường Trần Quốc Hoàn, phường Dịch Vọng Hậu, quận Cầu Giấy, Hà Nội) bức xúc vì các khoản thu học phí 'chưa minh bạch' của nhà trường.
Học phí lớp 1 ở Hệ thống trường chất lượng cao Nguyễn Bỉnh Khiêm. Ảnh: Dân Việt
Theo phản ánh trên tờ Dân Việt, phụ huynh bức xúc vì trong bối cảnh dịch Covid-19, học sinh học online nhưng vẫn phải đóng học phí tới 80% so với học trực tiếp.
Đáng chú ý, trong bảng 'bóc tách' chi tiết các khoản đóng góp nhà trường gửi phụ huynh, có quy định học phí tăng theo lộ trình 6% một năm. Theo chuyên gia, đây mới điểm mờ khiến phụ huynh mất tiền mà không biết.
Cụ thể, với học phí lớp 1 song ngữ có học phí là 7 triệu đồng/tháng. Học phí lớp 1 Hệ chất lượng cao có học phí là 6 triệu đồng/tháng.
'Lộ trình tăng học phí mỗi năm một lần và không quá 6% học phí' , bảng kê của trường ghi rõ.
PGS.TS Trần Xuân Nhĩ - nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho biết, sự bức xúc của phụ huynh liên tới câu chuyện tiền học không đi cùng chất lượng, lời hứa không theo sự cam kết và đặc biệt là có việc nhập nhèm, thiếu minh bạch trong các khoản đóng góp gây mất lòng tin giữa phụ huynh với nhà trường.
Trước hết về việc thu 80% học phí online trong mùa dịch, vị PGS cho rằng mức học phí này có thể giúp nhà trường giảm được những khó khăn trong mùa dịch nhưng chưa mang tính chia sẻ với phụ huynh và học sinh.
'Chúng ta biết có những cây ATM, siêu thị 0 đồng trong mùa dịch; có những hội đoàn, cơ quan, doanh nghiệp sẵn sàng vận chuyển hàng hóa miễn phí hỗ trợ người dân. Đến chủ nhà trọ cũng giảm tiền trọ cho người dân. Đó là những câu chuyện, hình ảnh thiết thực nhất cho thấy sự chia sẻ, đoàn kết, giúp đỡ lần nhau trong mùa dịch.
Vậy lý do gì nhà trường không hỗ trợ học sinh, học sinh không được miễn giảm học phí? Cả xã hội thực hiện giãn cách, khó khăn là như nhau, trong khi học sinh lại học online, chất lượng không bảo đảm, hiệu quả chỉ bằng một phần học trực tiếp thì không có lý do gì được thu học phí cao.
Đồng ý vẫn phải thu học phí nhưng tinh thần chung là phải tính toán cho hợp lý. Mức học phí 80% là quá cao, cần phải xem xét lại', PGS.TS Trần Xuân Nhĩ nhận định.
Từ câu chuyện thu học phí online bằng 80% học phí học trực tiếp, vị chuyên gia nói thẳng các trường học tư đang dựa vào thế 'không thể lùi' mà hành xử kiểu một mình một luật.
Ông phân tích, có nhiều trường tư đã sử dụng các chiêu trò truyền thông đề cao hình ảnh, chất lượng của trường bằng cách tích hợp những ứng dụng thông minh, hay chương trình quốc tế, qua đó tự xây dựng một mức học phí trên trời.
Bên cạnh đó, cũng không có tiêu chí đánh giá, đo lường cụ thể về chất lượng, phương pháp giáo dục mới dẫn tới những bức xúc, lùm xùm giữa phụ huynh và nhà trường.
Trong khi các phụ huynh do tâm lý theo phong trào, sính ngoại đã không cân nhắc, tìm hiểu kỹ lưỡng. Khi theo học mới thấy chất lượng giáo dục không tương xứng với mức tiền đóng góp thì bức xúc cũng đã muộn. Vì học sinh theo học trường tư gần như không có cửa quay lại trường công, do đó, dù bất cập, bức xúc nhưng nhiều phụ huynh vẫn phải chấp nhận cho con theo học. Vì điều này mà năm nào cũng có chuyện tranh cãi liên quan tới vấn đề đóng học phí.
Một điểm quan trọng hơn chính là lộ trình tăng học phí mà trường đề ra, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng, khi nhìn vào lộ trình này cần thiết phải đặt câu hỏi: 'lộ trình này là lộ trình nào? 6% học phí này là của học phí nào?'
Đặt câu hỏi trên, ông cho biết, nếu với lộ trình của trường Nguyễn Bỉnh Khiêm đưa ra cũng có thể hiểu là: năm đầu tiền học sinh đóng học phí 6 triệu/năm và các năm tiếp theo sẽ là 6 triệu/tháng x 6%.
Nhưng cũng có thể hiểu là: 6 triệu/tháng năm đầu x 6% của năm tiếp theo và những năm tiếp theo sẽ là 6 triệu/tháng x 6% x 6%. Tức là 6% trên tổng học phí của từng năm. Nếu theo cách tính này, hết lộ trình 5 năm tiểu học số tiền phụ huynh phải đóng tăng thêm sẽ là 30% chứ không phải là 6% theo lộ trình.
'Nếu đúng như vậy thì quả là một sự thiếu minh bạch đáng lo ngại. Số tiền phụ huynh phải đóng là rất lớn.
Rất cần phía nhà trường giải trình rõ việc tăng 6% học phí theo năm là vì sao? Và lộ trình tăng từng năm cụ thể như thế nào?', PGS Trần Xuân Nhĩ đề nghị.
Về quan điểm cá nhân, ông cũng nói rõ việc đặt ra lộ trình tăng học phí 6%/năm là không phù hợp.
'Điều kiện ở Việt Nam rất khác so với nhiều nước. Thu nhập bình quân đầu người còn thấp, lộ trình tăng lương cũng theo quy định của pháp luật, không phải muốn tăng là được.
Nếu vậy, việc tăng học phí theo lộ trình quá cao theo năm như vậy sẽ là gánh nặng rất lớn đối với phụ huynh và học sinh.
Tôi chưa từng thấy nước nào lại đặt ra lộ trình tăng học phí như vậy. Giáo dục không phải thị trường buôn bán, không thể đặt ra lộ trình tăng giá như vậy', vị chuyên gia thẳng thắn.
Trong chuyện này, PGS Trần Xuân Nhĩ cho rằng các cơ quan quản lý nhà nước cần phải xem xét, yêu cầu giải trình cho rõ. Bên cạnh đó, ngoài việc đưa ra các tiêu chí đánh giá chất lượng đào tạo của các hệ thống trường học tư làm cơ cở xây dựng mức học phí cũng như các khoản đóng góp, cũng cần phải có cơ chế kiểm soát học phí của hệ thống trường tư, không thể để tình trạng trường tư thì muốn làm gì cũng được.
Hà Nội: Giảm 50% học phí cho học sinh sẽ thêm động lực vượt khó Tại Thông báo số 477-TB/TU ngày 30-8-2021, Văn phòng Thành ủy Hà Nội đã thông tin việc Thường trực Thành ủy thống nhất chủ trương giảm 50% học phí cả năm học 2021-2022 cho trẻ em mầm non, học sinh phổ thông công lập, dân lập, tư thục (không bao gồm các cơ sở giáo dục có vốn đầu tư nước ngoài). Chủ...