Hà Nội: Số trẻ mắc tay chân miệng tăng nhanh, nhiều trường hợp nặng
Thông tin từ Bệnh viện Nhi Trung ương (Hà Nội) cho biết, số trẻ mắc tay chân miệng nhập viện từ đầu tháng 7/2020 đến nay tăng nhanh liên tục, trong đó có nhiều trường hợp nặng.
Số trẻ em mắc bệnh tay chân miện tăng nhanh liên tục trong thời gian gần đây. Ảnh minh họa
Ngày 10/10, TS.BS Đỗ Thiện Hải – Trưởng Khoa Nội tổng quát, Trung tâm Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Nhi Trung ương cho VTV News biết, thống kê từ đầu tháng 7/2020 đến nay, số trẻ đến khám vì tay chân miệng tại Bệnh viện Nhi Trung ương tăng nhanh liên tục. Hiện có 71 trẻ đang điều trị nội trú, phần lớn đều trong tình trạng nặng.
Điển hình như trường hợp bé T. (2 tuổi, trú tại Phúc Thọ, Hà Nội), nhập viện trong tình trạng chân tay run rẩy, kích động, quấy khóc kèm theo nôn trớ. Các bác sĩ đã chọc dịch não tủy và xác định cháu có dấu hiệu biến chứng não do mắc tay chân miệng.
Video đang HOT
Ngoài bé T., một trường hợp bệnh nhi mắc tay chân miệng cũng trong tình trạng nặng đó là bé A. (13 tháng tuổi, trú tại Hà Nội) đã 3 lần mắc tay chân miệng. Mẹ bé cho biết: 2 lần trước bé điều trị ở nhà và tự khỏi, nhưng lần này bị nặng hơn nhiều, sốt cao nhiều ngày. Các bác sĩ chẩn đoán bé mắc tay chân miệng mức 2B.
Theo bác sĩ Hải, thời điểm hiện tại, moi ngay co 15 – 20 trẻ nhap vien. Bệnh tay chân miệng là bệnh có thể dễ dàng lây qua đường tiêu hóa hay tiếp xúc trực tiếp với dịch tiết từ các bọng nước, phân, nước bọt hay dịch tiết mũi họng.
Bệnh có thể xảy ra ở bất kỳ độ tuổi nào nhưng phổ biến nhất là trẻ dưới 5 tuổi. Tại Việt Nam bệnh tay chân miệng có thể xuất hiện ở bất cứ thời điểm nào trong năm. Trong đó, thời điểm từ tháng 3-5 và từ tháng 9-12, số ca trẻ em nhiễm tay chân miệng có xu hướng tăng rõ rệt.
Trẻ mắc bệnh tay chân miệng ở giai đoạn đầu sẽ xuất hiện các triệu chứng, như: sốt, mệt mỏi, đau họng nhẹ, kém ăn…Tuy nhiên, các triệu chứng này lại dễ nhầm lẫn với bệnh viêm da bóng nước do nhiễm khuẩn, nhiễm virus hay bệnh thủy đậu.
Trong 1 đến 2 ngày đầu nhiễm bệnh, bệnh tay chân miệng sẽ xuất hiện những nốt ban hồng có đường kính khoảng vài mm, nổi trên bề mặt da. Sau đó, nốt ban này sẽ trở thành bóng nước. Các vết loét phía trong miệng, trên đầu lưỡi, vòm miệng, lợi có thể bị lở loét, gây đau đớn mỗi khi nuốt. Ngoài ra, các vết loét cũng có thể xuất hiện ở lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông…
Nhieu trẻ co dau hieu nhung nhieu trẻ cung khong ro dau hieu nen phu huynh khong phat hien. Đang noi, co nhieu trẻ bi bien chung viêm não, viêm màng não, than kinh. So ca bi bien chung do tay chân miệng nam nay nhieu hon so voi cac nam khac.
Do đó, bác sĩ Hải khuyến cáo phụ huynh can ve sinh tay chan, khong chi co tre ma ca người lớn trong nhà. Truoc khi chi tre an phai rua tay, sau khi an hay cham soc tre cũng phai ve sinh cho tre va ban than. Nếu thấy trẻ nổi các nốt ở tay, chân, miệng, phụ huynh cần theo dõi sát, khi thấy bất thường nên đưa trẻ đi khám để được chỉ định điều trị phù hợp.
Trên 700 trẻ ở Đắk Lắk nhiễm "tay chân miệng", bệnh diễn biến phức tạp
Toàn tỉnh Đắk Lắk đã ghi nhận trên 700 trường hợp trẻ mắc bệnh tay chân miệng và bệnh vẫn đang diễn biến rất phức tạp.
Ngày 8/10, Sở Y tế tỉnh Đắk Lắk đã có văn bản gửi Sở GD&ĐT, UBND các huyện, thị xã, thành phố đề nghị phối hợp chỉ đạo tăng cường các biện pháp phòng chống bệnh tay chân miệng.
Các lớp học nhất là bậc mẫu giáo phải được thường xuyên vệ sinh, lau chùi sạch sẽ
Theo đó, trên địa bàn tỉnh bệnh tay chân miệng trên diễn biến phức tạp. Từ đầu năm 2020 đến nay, toàn tỉnh có 733 trường hợp mắc bệnh. Trong đó, TP Buôn Ma Thuột 193 trường hợp, huyện Cư M'gar 128 trường hợp...
Để chủ động, kịp thời thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh, Sở Y tế đề nghị các cơ sở giáo dục:
Thường xuyên tổ chức các hoạt động truyền thông phòng, chống dịch bệnh tay chân miệng tại các trường học, đặc biệt tại nhà trẻ, trường mẫu giáo; Tổ chức phổ biến các kỹ năng cho cô giáo, người chăm sóc trẻ về các biện pháp phòng chống dịch, hướng dẫn thực hành cho trẻ vệ sinh cá nhân, rửa tay đúng cách bằng nước sạch và xà phòng.
Trang bị đầy đủ phương tiện vệ sinh cá nhân tại trường học, bảo đảm các cơ sở giáo dục có đủ các phương tiện rửa tay, xà phòng và được đặt ở vị trí thuận tiện tạo điều kiện thuận lợi cho người chăm sóc trẻ và trẻ em rửa tay thường xuyên bằng xà phòng.
Tăng cường thực hiện các biện pháp vệ sinh lớp học, làm sạch đồ chơi hằng ngày bằng xà phòng và các chất tẩy rửa thông thường, cung cấp đủ nước sạch phục vụ sinh hoạt cho học sinh.
Giám sát tình hình sức khỏe học sinh tại trường học, kịp thời phát hiện sớm các trường hợp mắc bệnh tại các cơ sở giáo dục, thông báo ngay cho cơ quan y tế địa phương để khám, điều trị trường hợp bệnh và xử lý ổ dịch kịp thời.
Cà Mau: 8 học sinh trường mẫu giáo nghỉ học vì bệnh tay chân miệng Có 8 học sinh Trường Mẫu giáo Tân Hưng Đông (huyện Cái Nước, Cà Mau) được nghỉ học 10 ngày vì bị bệnh tay chân miệng. Ảnh minh họa. Ngày 3/10, thông tin từ Phòng GD&ĐT huyện Cái Nước (Cà Mau), Trường Mẫu giáo Tân Hưng Đông vừa cho 8 trẻ mắc bệnh tay chân miệng nghỉ học. Theo đó, ngày 1/10, Trường...