Hà Nội: Không xét khen thưởng trường THPT có cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo
Phó Giám đốc phụ trách Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Văn Đại vừa ký hướng dẫn thi đua “Đổi mới sáng tạo trong dạy và học” và xét khen thưởng năm học 2020-2021 với các trường THPT.
Quan tâm khen thưởng nữ nhà giáo có thành tích tiêu biểu.
Theo hướng dẫn, nội dung thi đua của các trường được xét theo 11 lĩnh vực công tác. Mỗi lĩnh vực công tác có tổng điểm là 10, trong đó riêng lĩnh vực công tác chỉ đạo dạy và học các trường THPT tính hệ số 4, tổng điểm thực hiện các lĩnh vực công tác là 140 điểm.
Sở GD&ĐT Hà Nội yêu cầu các trường THPT tiếp tục thực hiện nội dung thi đua “Đổi mới, sáng tạo trong dạy và học” nhằm thực hiện thắng lợi nhiệm vụ năm học. Tổ chức kiểm tra, sơ kết, tổng kết, đánh giá bình xét thi đua, lựa chọn tập thể, cá nhân có thành tích tiêu biểu xuất sắc trong phong trào thi đua đề nghị khen thưởng dịp tổng kết năm học.
Video đang HOT
Sở lưu ý: không xét khen thưởng hoặc hạ mức khen thưởng đối với các trường hợp: Vi phạm về hành chính, quy chế thi, tuyển sinh, thu chi tài chính, dạy thêm không dúng qui định, có cá nhân vi phạm đạo đức nhà giáo, để học sinh xảy ra tai nạn nghiêm trọng hoặc đánh nhau trong trường học…
Quan tâm xét khen thưởng với giáo viên trực tiếp giảng dạy, nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục là nữ, các đơn vị có thành tích đặc biệt tiêu biểu xuất sắc, có sự vươn lên so với năm trước trong thực hiện nhiệm vụ năm học.
Bình Liêu: Chăm lo cho sự nghiệp giáo dục
Những năm qua, được sự quan tâm của Sở GD&ĐT, các cấp uỷ Đảng, chính quyền, các đoàn thể xã hội và đông đảo các tầng lớp nhân dân các dân tộc trong huyện, ngành GD&ĐT huyện Bình Liêu đã đạt được những kết quả đáng ghi nhận.
Đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục cơ bản đủ về số lượng, nhiệt tình, trách nhiệm. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường đáng kể, là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo.
Ký túc xá Trường PTDTNT huyện Bình Liêu được xây mới, đưa vào sử dụng năm 2020, tạo điều kiện thuận lợi cho học sinh.
Cách thị trấn Bình Liêu 9 cây số, Trường Tiểu học Đồng Tâm, xã Đồng Tâm, huyện Bình Liêu, hiện có 1 điểm chính và 8 điểm lẻ; có 423 học sinh với 30 lớp, trong đó có 75 học sinh ở bán trú. Tỷ lệ học sinh là người dân tộc thiểu số chiếm trên 97%.
Thầy giáo Lương Trọng Thủy, Hiệu trưởng Trường Tiểu học Đồng Tâm, cho biết: Học sinh bán trú tại Trường được hỗ trợ mỗi tháng 15 cân gạo và hơn 500.000 đồng tiền ăn. Học sinh nghèo và cận nghèo được hỗ trợ chi phí học tập là 100.000 đồng/tháng. Do nằm tại xã đặc biệt khó khăn, giáo viên dạy tại Trường được hưởng 70% phụ cấp lương. Những giáo viên chưa hưởng đủ 5 năm khi dạy tại Trường còn được hưởng thêm 70% trợ cấp thu hút trên lương.
Gặp nhiều thầy cô giáo trong trường, chúng tôi nhận thấy, hầu hết các thầy cô đều thoải mái, yên tâm khi giảng dạy tại đây. Cô Sái Thị Hạnh, người dân tộc Tày, giáo viên Trường Tiểu học Đồng Tâm, chia sẻ: Năm 2015, biến cố lớn đến với gia đình tôi khi chồng tôi tai nạn nặng, chấn thương sọ não. Suốt một thời gian dài chăm sóc chồng bệnh nặng, tôi đã gặp không ít khó khăn, vất vả. Có lúc tôi tưởng chừng phải bỏ dở công việc nghề giáo. Dù vậy, được sự quan tâm, động viên của nhà trường và tình yêu thương của học trò, tôi vẫn tiếp tục gắn bó với sự nghiệp trồng người nơi vùng cao này.
Cũng bởi vì tình thương yêu vô bờ bến với học sinh vùng cao, sau những giờ dạy trên lớp, cô Hạnh lại dành thời gian của mình để giúp đỡ, hỗ trợ các em học sinh bán trú tại trường. Cô như người mẹ thứ hai khi dạy các em từ những việc nhỏ nhất như: Trồng và chăm sóc rau xanh, dạy các em gấp chăn màn, trò chuyện, tâm sự, chia sẻ buồn vui với các em...
Tiết học của các bé Trường Mầm non thị trấn Bình Liêu.
Dù là huyện miền núi, điều kiện còn nhiều khó khăn, nhưng những năm qua, huyện Bình Liêu đã luôn quan tâm đến giáo dục. Trước thềm mỗi năm học, UBND huyện Bình Liêu luôn chỉ đạo Phòng GD&ĐT huyện tiến hành rà soát cơ sở vật chất, nắm bắt nhu cầu xây mới, sửa chữa các điểm trường, đảm bảo tốt nhất cho năm học.
Riêng năm học 2020-2021, huyện đã sửa chữa 16 hạng mục, xây mới 2 hạng mục công trình trường học. Em Hoàng Thị Kim Oanh, lớp 8A, Trường PTDTNT huyện Bình Liêu, chia sẻ: Năm 2020, được huyện quan tâm, chúng em đã có thêm khu ký túc xá mới với 18 phòng. Vì thế, em rất thích mỗi khi đến trường.
Bên cạnh sự quan tâm về cơ sở vật chất, huyện Bình Liêu còn chú trọng phát triển đội ngũ, đáp ứng yêu cầu dạy học trong tình hình mới. Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn ngành Giáo dục huyện năm học 2019-2020 là 754 người. 71,4% giáo viên đạt chuẩn về trình độ đào tạo. Tỷ lệ giáo viên trên chuẩn đạt 23,7%.
Toàn huyện hiện có 25 trường với 420/427 nhóm, lớp, trên 8.700 học sinh. Chất lượng giáo dục của huyện cũng có sự chuyển biến, dần đi vào thực tế theo hướng đánh giá phát triển năng lực, phẩm chất học sinh.
Ông Vi Tiến Vượng, Trưởng Phòng GD&ĐT huyện Bình Liêu, cho biết: Với sự quan tâm của huyện, sự hỗ trợ của các cấp, các ban, ngành, địa phương, việc dạy và học của thầy và trò ở huyện Bình Liêu đã phần nào vơi bớt khó khăn. Cơ sở vật chất trường học được tăng cường là điều kiện thuận lợi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo. Phát huy những kết quả đạt được, sự nghiệp giáo dục huyện vùng cao Bình Liêu sẽ bứt phá để tiếp tục gặt hái những "mùa quả ngọt" trong những năm tới.
Hình ảnh đẹp về thầy cô, mái trường cần tiếp tục được nhân rộng Kết quả cuộc thi "Những kỷ niệm sâu sắc về thầy/cô và mái trường mến yêu" và những hình ảnh đẹp về thầy cô và mái trường được phản ánh trong các tác phẩm dự thi cần được nhân rộng lan tỏa hơn nữa. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại lễ tổng kết/trao giải. Thứ trưởng Bộ GD&ĐT Nguyễn...