Hà Nội: Hơn 16.000 giáo viên lớp 6 tiếp cận sách giáo khoa mới
Ngày 13/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu các bộ sách giáo khoa lớp 6 của Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo hình thức trực tuyến.
Dự hội nghị có lãnh đạo Sở GD&ĐT Hà Nội, đại diện lãnh đạo các nhà xuất bản; tổng chủ biên, chủ biên, chuyên gia biên soạn sách; đại diện lãnh đạo, chuyên viên các phòng giáo dục và đào tạo quận, huyện, thị xã; ban giám hiệu và hơn 16.000 giáo viên dự kiến dạy lớp 6 năm học 2021-2022 của 640 trường trung học cơ sở trên toàn TP.
Phát biểu tại hội nghị, Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến cho biết: Năm học 2021-2022, cùng với học sinh trên cả nước, học sinh trên địa bàn thành phố Hà Nội bắt đầu học SGK mới theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Việc tổ chức hội nghị giới thiệu các bộ SGK nhằm giúp cán bộ quản lý, giáo viên của các nhà trường có thêm thông tin, làm căn cứ để đề xuất lựa chọn SGK phù hợp cho giảng dạy.
Phó Giám đốc Sở GD&ĐT Hà Nội Phạm Xuân Tiến phát biểu tại hội nghị giới thiệu sách giáo khoa lớp 6.
Đại diện các nhà xuất bản đã giới thiệu tổng quát về các bộ SGK lớp 6, những quan điểm biên soạn, ý tưởng chủ đạo xây dựng bộ sách; tính ưu việt của từng bộ sách, cuốn sách. Những điểm mới về nội dung, cấu trúc, phương pháp tiếp cận của từng bộ sách cũng được các đơn vị nhấn mạnh…
Sau hội nghị, Sở GD&ĐT Hà Nội đề nghị các trường tổ chức cho giáo viên nghiên cứu, thảo luận, đề xuất lựa chọn SGK dựa trên các tiêu chí được UBND TP Hà Nội ban hành. Phòng GD&ĐT quận, huyện, thị xã có trách nhiệm tổng hợp các ý kiến đề xuất lựa chọn SGK của từng trường.
UBND TP Hà Nội sẽ thành lập hội đồng lựa chọn SGK từng môn học, trên cơ sở ý kiến đề xuất lựa chọn SGK của các trường; triển khai phê duyệt danh mục SGK sử dụng từ năm học 2021-2022 vào đầu tháng 4/2021.
Video đang HOT
Trước đó, UBND TP Hà Nội đã ban hành Quyết định số 1157/QĐ-UBND về Quy định tiêu chí lựa chọn SGK trong cơ sở giáo dục phổ thông trên địa bàn TP Hà Nội.
Quyết định này được áp dụng từ năm học 2021 – 2022 với 2 tiêu chí lựa chọn SGK.
Thứ nhất, SGK phù hợp với đặc điểm kinh tế – xã hội của địa phương. Theo đó, nội dung sách giáo khoa đảm bảo tính kế thừa, phù hợp với văn hóa, lịch sử, địa lý của Thủ đô Hà Nội và cộng đồng dân cư góp phần hình thành và phát triển nhân cách con người Thăng Long – Hà Nội thanh lịch – văn minh.
SGK có kiến thức hiện đại, cập nhật, có khả năng vận dụng, liên hệ thực tế cuộc sống, đáp ứng yêu cầu hội nhập khu vực, quốc tế. Qua đó, góp phần phát triển giáo dục toàn diện nhằm đào tạo nguồn lao động có tri thức, chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế – xã hội.
Thứ hai, SGK phù hợp với điều kiện tổ chức dạy và học tại cơ sở giáo dục phổ thông. Ở tiêu chí này, đặt ra yêu cầu SGK đảm bảo chất lượng và kế hoạch giáo dục tại cơ sở giáo dục. Trong đó, nội dung SGK có tính khả thi, phù hợp với trình độ của học sinh, năng lực của đội ngũ giáo viên, cán bộ quản lý giáo dục.
Đồng thời, có thể triển khai hiệu quả với điều kiện cơ sở vật chất, thiết bị dạy học tối thiểu và các điều kiện dạy học khác của cơ sở giáo dục phổ thông; có tính mở, tạo điều kiện để nhà trường và giáo viên tự chủ, linh hoạt, sáng tạo…
Ngoài ra, SGK phù hợp với năng lực học tập của học sinh, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh học tập tích cực và hiệu quả.
SGK cũng tạo cơ hội học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, rèn luyện kỹ năng hợp tác, phát huy tiềm năng và khả năng tư duy độc lập của học sinh.
Các bài học, chủ đề trong SGK được thiết kế, trình bày với các hoạt động đa dạng, tạo điều kiện cho giáo viên vận dụng sáng tạo các phương pháp và hình thức tổ chức dạy học lấy hoạt động học của học sinh làm trung tâm. Cũng như, tạo cơ hội và khuyến khích học sinh học tập tích cực, chủ động, sáng tạo, phát huy tiềm năng của mỗi học sinh.
Nội dung SGK với các yêu cầu cụ thể, giúp giáo viên có thể đánh giá được mức độ cần đạt về phẩm chất, năng lực của học sinh…
Lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6: Mong rằng hết sạn
Tuần qua, một sự kiện được đông đảo người dân quan tâm, đó là việc lựa chọn sách giáo khoa lớp 2 và lớp 6 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 cho năm học 2021 - 2022 đã được khởi động.
Ảnh minh họa
Năm học 2021 - 2022 là năm học đầu tiên học sinh lớp 2 và lớp 6 trên cả nước thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Vì thế, lựa chọn sách giáo khoa là rất quan trọng, bên cạnh việc chuẩn bị về cơ sở vật chất, trang thiết bị và đội ngũ giáo viên.
Theo Sở GD&ĐT Hà Nội, sau hội nghị giới thiệu SGK lớp 2 vào các ngày 6 và 7/3, Sở sẽ tiếp tục phối hợp với các nhà xuất bản tổ chức hội nghị giới thiệu SGK lớp 6 vào ngày 13/3/2021. Cùng với việc tổ chức hội nghị giới thiệu SGK với cán bộ quản lý, giáo viên các nhà trường trên địa bàn thành phố, Sở GD&ĐT Hà Nội sẽ tham mưu UBND TP Hà Nội thành lập hội đồng lựa chọn SGK. Khoảng đầu tháng 4/2021, thành phố sẽ ban hành quyết định lựa chọn SGK lớp 2, lớp 6 theo từng môn học.
Với việc đưa SGK lớp 2 Chương trình giáo dục phổ thông 2018 vào dạy và học từ năm học 2021 - 2022, các cháu học sinh lớp 1 của năm học 2020 - 2021 thêm một lần tiếp cận với bộ SGK mới lần đầu được sử dụng, cũng có nghĩa là lứa học sinh này thêm một lần phải vượt qua những thách thức trong học tập.
Nói vậy là bởi xã hội và đặc biệt là phụ huynh, giáo viên của lứa học trò lớp 1 năm học 2020 - 2021 hẳn chưa quên những sóng gió, vất vả mà con em, học trò và chính mình phải vượt qua khi dạy và học theo bộ SGK lớp 1 mới với những vấn đề còn tồn tại mà chính Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ GD&ĐT đã chỉ đạo phải khắc phục.
Điều đáng nói là những bộ sách trên, ngoài sự chọn lọc của hội đồng thẩm định, đã được lấy ý kiến của nhiều cán bộ quản lý giáo dục các cấp, các thầy cô giáo trực tiếp giảng dạy và được hội đồng lựa chọn sách của các trường học, địa phương xem xét, quyết định sử dụng.
Với một màng lọc như vậy, những tưởng các bộ SGK được thẩm định, phê duyệt và lựa chọn sẽ "sạch sẽ", bảo đảm yêu cầu. Vậy mà không, nó vẫn còn những hạt sạn, những vấn đề cần điều chỉnh như chúng ta đã biết.
Trở lại việc thẩm định, phê duyệt các bộ SGK lớp 2 và lớp 6 năm học này. Với 32 SGK lớp 2 và 40 SGK lớp 6 mới, sử dụng trong cơ sở giáo dục phổ thông từ năm học 2021 - 2022 mà Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Phùng Xuân Nhạ ký quyết định phê duyệt, Bộ GD&ĐT khẳng định đã qua quá trình thẩm định đảm bảo đúng quy trình, tiến độ và chất lượng.
Các hội đồng thẩm định làm việc nghiêm túc, tâm huyết và trách nhiệm khách quan, trung thực và minh bạch. Với tinh thần tiếp thu cầu thị của các NXB và sự chỉ đạo sát sao của Bộ GD&ĐT, sự đánh giá, góp ý kỹ lưỡng của hội đồng, các bản mẫu SGK được phê duyệt đã bảo đảm chất lượng, đáp ứng yêu cầu quy định.
Như vậy, việc còn lại là của hội đồng lựa chọn và UBND các tỉnh, thành phố. Theo tinh thần Thông tư số: 25/2020/TT-BGDĐT do Bộ trưởng Bộ GD&ĐT ban hành thì năm học này, UBND các tỉnh, thành phố sẽ thành lập Hội đồng lựa chọn SGK của địa phương mình. Hội đồng bao gồm các chuyên gia giáo dục, cán bộ quản lý và giáo viên mà trong đó có ít nhất hai phần ba số thành viên là tổ trưởng tổ chuyên môn và giáo viên đang trực tiếp giảng dạy môn học của cấp học đó.
Với thành phần như trên, hoàn toàn có thể tin tưởng rằng Hội đồng sẽ hoàn thành tốt nhiệm vụ, không chỉ lựa chọn cho con em mình bộ sách phù hợp mà còn góp phần phát hiện những hạt sạn cũng như đề xuất những vấn đề cần điều chỉnh trong các bộ sách đã được phê duyệt.
Mặt khác, với quy định phải lựa chọn xong trước 5 tháng khi khai giảng, chắc chắn sẽ còn thời gian để các nhà xuất bản chỉnh sửa, hoàn thiện. Mong rằng với một quá trình thẩm định, lựa chọn kỹ càng đầy trách nhiệm, SGK lớp 2 và lớp 6 mới không còn những hạt sạn gây xáo trộn, hoang mang cho cả thầy và trò thậm chí cả xã hội như bộ SGK lớp 1 năm học 2020 - 2021.
Phương pháp linh hoạt, sáng tạo giúp trẻ tự tin vào lớp 1 Để trẻ thích ứng tốt nhất với Chương trình giáo dục phổ thông 2018, nhiều trường mầm non đã chủ động tham khảo các môn học trong sách giáo khoa mới, lồng ghép vào nội dung chương trình dạy trẻ 5 tuổi. Khuyến khích trẻ học - chơi theo nhóm. Ảnh: TG Cô Lưu Thị Dung - Hiệu trưởng Trường Mầm non Hải...