Hà Nội: Hỗ trợ các trường bị mưa lũ để sẵn sàng cho năm học mới
Sở GD&ĐT Hà Nội cho biết công tác chuẩn bị cho năm học mới của các đơn vị trên địa bàn bị úng ngập đến nay đã hoàn tất. Các trường có thể khai giảng năm học mới theo đúng kế hoạch đề ra.
Thời gian qua, do ảnh hưởng của thời tiết, một số trường học trên địa bàn Thành phố bị bị ảnh hưởng nặng nề của đợt mưa lũ. Để hỗ trợ các trường gặp khó khăn do thiên tai, ngập úng gây ra, Sở GD&ĐT Hà Nội đã trao kinh phí hỗ khắc phục hậu quả thiên tai, lũ lụt cho 2 trường của huyện Quốc Oai (trường Mầm non Tuyết Nghĩa và trường Mầm non Cấn Hữu) mỗi trường 100 triệu đồng; 5 trường ở huyện Chương Mỹ (THCS Nam Phương Tiến A, Tiểu học Nam Phương Tiến A, Mầm non xã Nam Phương Tiến khu A, THCS Hoàng Văn Thụ, Tiểu học Quảng Bị) mỗi trường 200 triệu đồng; hỗ trợ 35 giáo viên, cán bộ bị thiệt hai do mưa lũ, mỗi đồng chí 2 triệu đồng; Công đoàn Giáo dục Việt Nam hỗ trợ 5 trường của huyện Chương Mỹ, mỗi trường 20 triệu đồng.
Ngành GD&ĐT đã vận động hỗ trợ, giúp đỡ các trường học bị thiên tai về cơ sở vật chất, bàn ghế, đồ dùng dạy học cho học sinh, bảo đảm điều kiện tốt nhất cho học sinh sẵn sàng cho năm học mới.
Về công tác chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ năm học mới tại Hà Nội, toàn Thành phố cũng đã cải tạo, sửa chữa được 387 trường học các cấp học (trong đó: Mầm non 141 trường, tiểu học 140 trường, THCS 106 trường) với 2.450 phòng học xây mới và 2.552 phòng học cải tạo, sửa chữa, kinh phí khoảng 1.846 tỷ đồng.
Đối với Khối trường trực thuộc Sở, năm 2018 xây dựng chống xuống cấp đầu tư 92 tỷ đồng kinh phí chống xuống cấp cho 40 trường, bảo đảm điều kiện cơ sở vật chất cho năm học mới.
Video đang HOT
Để bổ sung trang thiết bị dạy học, Thành phố đã cấp tổng kinh phí mua sắm trang thiết bị cho các cấp học chuẩn bị năm học mới là 699,043 tỷ đồng.
MINH CHÂU
Theo baodansinh.vn
Thanh Hóa: Trường dưới gầm cầu, tính mạng của trẻ mầm non bị đe dọa
Trường mầm non xã Thanh Xuân (huyện Quan Hóa, Thanh Hóa) đang xuống cấp nghiêm trọng, hơn nữa ngôi trường lại nằm ngay dưới gầm cầu trên quốc lộ đe dọa đến tính mạng của hàng chục học sinh và giáo viên.
Trường Mầm non Thanh Xuân được xây dựng từ năm 2005, đến nay ngôi trường đã xuống cấp nghiêm trọng, đe dọa đến tính mạng của hàng chục học sinh và giáo viên nơi đây.
Trường mầm non ngay dưới gầm cầu trên đường quốc lộ bắc qua con suối Éo
Bà Phạm Thị Huyên, Phó Hiệu trưởng nhà trường cho biết, mặc dù ngày tựu trường năm học mới sắp tới, thế nhưng ngôi trường đang xuống cấp nghiêm trọng. Đặc biệt, đợt mưa lũ vừa qua, ngôi trường bị thấm nước, bờ tường ẩm mốc, hư hỏng nhiều đồ dùng học tập.
"Để chuẩn bị cho năm học mới, chúng tôi phải huy động cán bộ, giáo viên và cả những phụ huynh dọn dẹp vệ sinh trường lớp. Trường có 4 phòng học thì phòng nào cũng bị thấm nước, xuống cấp, nguy cơ đổ sập trong mùa mưa bão", bà Huyên chia sẻ.
Đồ dùng học tập trong trường bị hư hỏng do ẩm ướt
Theo bà Huyên, nguyên nhân đẫn đến ngôi trường xuống cấp là do trường này nằm trong diện di dời trong vùng ngập lòng hồ của thủy điện Hồi Xuân. Chính quyền địa phương cũng không thể sửa chữa, xây dựng.
Hơn nữa, dự án nâng cấp quốc lộ 15A đã khiến ngôi trường bị tụt sâu hàng chục mét so với mặt đường và mặt cầu bắc qua con suối Éo. Rác ở các chồng trâu, bò của hộ dân phía trên tràn xuống gây ô nhiễm môi trường trầm trọng.
"Trời nắng xe cộ lưu thông trên cầu bụi bặm vô cùng, trời mưa thì lầy lội và bị chia cắt bởi đất, đá từ trên mặt quốc lộ 15A đổ xuống. Nhà trường phải liên tục huy động phụ huynh tham gia giải phóng đất, đá sạt lở xuống mới có lối đưa các cháu tới trường", bà Huyên nói.
Ông Trương Nho Tự, Chủ tịch UBND huyện Quan Hóa cho biết, trường mầm non Thanh Xuân thuộc diện phải di dời vì nằm trong vùng ngập lòng hồ của Thủy điện Hồi Xuân. Tuy nhiên, hiện nay Công ty Thủy điện Hồi Xuân chưa chi trả tiền đền bù để di dời ngôi trường này đến nơi khác.
Sân khấu ngoài trời của các em được dừng bằng tranh tre tạm bợ
Ông Tự chia sẻ thêm, theo giá đền bù để di dời trường Mầm non Thanh Xuân đi nơi khác, phía Thủy điện Hồi Xuân chi trả 1,5 tỷ đồng. Với số tiền đó ở vùng sâu vùng xa như Thanh Xuân thì rất khó để xây dựng được một ngôi trường mới. Huyện cũng đã báo cáo sự việc trên với tỉnh và chờ ý kiến chỉ đạo từ phía tỉnh."Huyện cũng rất lo lắng trước sự an toàn tính mạng của cô, trò nhà trường vì thực trạng trên. Mặc dù địa phương cũng đã nhiều lần yêu cầu phía Thủy điện Hồi Xuân chi trả tiền đền bù để di dời ngôi trường này, nhưng đến nay cũng chưa được", ông Tự phân trần.
Theo vietnamnet.vn
Quảng Ngãi: Thiếu giáo viên do cắt giảm hợp đồng lao động Sau khi cắt giảm số hợp đồng lao động theo chủ trương chung, nhiều huyện miền núi của tỉnh Quảng Ngãi rơi vào tình trạng thiếu giáo viên đứng lớp. Đây là nỗi lo của ngành Giáo dục tỉnh này trong năm học mới 2018 - 2019. Bắt đầu từ năm học 2018 - 2019, ngành Giáo dục các huyện, thành phố của...