Hà Nội hỗ trợ các tỉnh tiêu thụ nông sản hậu Covid-19
Dịch Covid-19 khiến xuất khẩu nông sản gặp khó khăn.
Để hỗ trợ các tỉnh, thành tiêu thụ mặt hàng này, Sở Công Thương Hà Nội đã và đang tổ chức nhiều chương trình kết nối cung – cầu hàng hóa giúp DN sản xuất và bán lẻ ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm.
Khách chọn mua vải thiều tại tuần lễ vải thiều Bắc Giang tổ chức tại Big C.
Tăng cường kết nối cung – cầu
Nói về việc hỗ trợ các địa phương tiêu thụ nông sản trong thời kỳ hậu Covid-19, Phó Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội Trần Thị Phương Lan thông tin: Từ ngày 30/5 – 3/6, Sở Công Thương Hà Nội và siêu thị Big C sẽ tổ chức tuần hàng trái cây, nông sản 2020. Tuần hàng thu hút 17 tỉnh, TP tham dự như Sơn La, Hải Dương, Nam Định, Quảng Ninh, Điện Biên, Hưng Yên… qua đó giới thiệu hàng chục mặt hàng trái cây, nông thủy sản tới người dân Thủ đô. Đồng thời tạo cơ hội cho các tỉnh, thành kết nối, hợp tác với siêu thị Big C và các hệ thống bán lẻ tiêu thụ, ổn định đầu ra cho sản phẩm nông sản.
Không phải chỉ khi có dịch Covid-19, Hà Nội mới tổ chức kết nối cung – cầu đưa hàng hóa từ các tỉnh, thành về Hà Nội tiêu thụ. Những năm qua, ngành công thương Hà Nội đã liên tục tổ chức hoạt động này. Chỉ tính riêng giai đoạn 2018 – 2019, Hà Nội đã ký kết hợp tác giao thương, cung ứng hàng hóa với 44 tỉnh, thành, qua đó hỗ trợ DN đưa 350 sản phẩm vào hệ thống bán lẻ Hà Nội tiêu thụ. Đến nay, trung bình mỗi ngày có hàng nghìn tấn nông sản của các tỉnh, thành chuyển về tiêu thụ ổn định tại thị trường Hà Nội thông qua các siêu thị, chợ đầu mối. Quan trọng hơn, hoạt động này còn giúp nông dân cách thức sản xuất nông nghiệp tiên tiến, cải tiến mẫu mã bao bì.
Nói về lợi ích mà hoạt động kết nối cung – cầu hàng hóa mang lại, Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Retail Nguyễn Thị Phương nêu rõ, kết nối cung – cầu là tiền đề vững chắc giúp DN nông nghiệp Việt Nam vươn ra thị trường quốc tế khi đã khống chế được dịch Covid-19. Đồng thời giúp DN đánh giá chính xác nhu cầu thị trường nội địa, từ đó chuyển hướng sản xuất phù hợp thực tế. Tuy nhiên, để làm được điều này, DN nên xác định rõ quan điểm không phân biệt thị trường trong nước hay nước ngoài để định hướng sản xuất, kinh doanh hiệu quả.
Video đang HOT
Khơi thông thị trường nội địa
Mặc dù ngành công thương Hà Nội đã nỗ lực kết nối giao thương cho DN các tỉnh, thành nhưng thực tế cho thấy, hoạt động này còn gặp nhiều bất cập.
Nói về những khó khăn trong hoạt động kết nối tiêu thụ sản phẩm, Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thương mại Hà Nội Nguyễn Tiến Vượng cho biết, hiện người tiêu dùng đòi hỏi sản phẩm nông sản phải bảo đảm chất lượng, truy xuất được nguồn gốc, thân thiện với môi trường, giá bán hợp lý… Thế nhưng, hầu hết các hộ, hợp tác xã sản xuất nông sản có quy mô nhỏ lẻ nên nhiều loại sản phẩm chưa đáp ứng được yêu cầu kiểm định chất lượng, phương thức thanh toán, mẫu mã bao bì… Bên cạnh đó, việc nắm bắt nhu cầu thị trường một bộ phận DN, địa phương chưa sát thực tế, dẫn đến dư thừa sản phẩm, khiến người nông dân thua lỗ.
Nhằm hỗ trợ các tỉnh, thành kết nối tiêu thụ sản phẩm, UBND TP Hà Nội đã ban hành Kế hoạch số 84/KH-UBND về tổ chức hoạt động liên kết vùng và hỗ trợ quảng bá, kết nối cung – cầu hàng hóa giữa TP Hà Nội với các tỉnh, thành trong năm 2020. Cụ thế, trong quý III và quý IV/2020, Hà Nội sẽ tổ chức 5 – 8 đoàn DN liên kết, giao thương với các tỉnh, thành; tổ chức 3 – 5 tuần hàng trái cây, nông sản; 5 hội nghị, hoạt động kết nối cung – cầu hàng hóa tại Hà Nội, qua đó tạo cơ hội cho các tỉnh, thành tiêu thụ nông sản mùa vụ. Ngoài ra, Hà Nội sẽ hỗ trợ các tỉnh, thành tổ chức 15 – 20 tuần lễ trái cây, nông sản tại Hà Nội…
Vải thiều Hải Dương chín sớm, nông dân bội thu
Những ngày này, các diện tích vải chín sớm của tỉnh Hải Dương bắt đầu cho thu hoạch với chất lượng và giá bán ổn định.
Hải Dương hiện có khoảng 9.700ha vải thiều trồng tập trung chủ yếu tại huyện Thanh Hà và thành phố Chí Linh.
Trà vải sớm với các giống vải u trứng, u hồng, u thâm và tàu lai sản lượng ước tính 20.000 tấn. Trà vải thiều với sản lượng khoảng 25.000 tấn cũng bắt đầu vào vụ thu hoạch.
Theo đánh giá của giới thương lái, vải thiều sớm có chất lượng tốt và mẫu mã đẹp hơn so với năm trước.
Giá vải sớm bán tại vườn dao động từ 35.000 - 40.000 đồng/kg.
Do ảnh hưởng của dịch bệnh Covid-19, vụ vải này thương lái Trung Quốc không về tận vùng nguyên liệu để thu mua. Họ sẽ đón hàng tại các cửa khẩu do doanh nghiệp trong nước thu mua và vận chuyển đến.
Việc tiêu thụ vải đầu mùa đang thuận lợi ở cả thị trường trong nước và xuất khẩu sang Trung Quốc. Giá vải thu mua tại các điểm mua gom dao động từ 40.000 - 50.000 đồng/kg.
Huyện Thanh Hà vừa được cấp thêm 8 mã vùng vải xuất khẩu, nâng tổng số lên 17 mã vùng với tổng diện tích 155,25 ha và gần 1.500 hộ tham gia.
Năm nay Thanh Hà không tổ chức lễ hội vải thiều nhưng sẽ tổ chức Tuần lễ vải thiều tại Hà Nội và TP HCM vào cuối tháng 5 và đầu tháng 6./.
Vải thiều lần đầu xuất sang Nhật: Sẵn sàng kích hoạt 3 kịch bản để gỡ khó cho quả vải Hàng trăm ha vải được cấp mã vùng để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản có nguy cơ gặp khó khăn trước tình hình dịch bệnh. Tuy nhiên, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Giang cho biết đã đưa ra 3 kịch bản và sẵn sàng 'kích hoạt' để triển khai Theo Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật (Sở Nông...