Hà Nội: Dịch bệnh phức tạp, người dân vẫn chen chúc vào chợ, siêu thị
Sau 13 ngày thực hiện cách ly toàn xã hội, một số người dân ở Hà Nội đã có tâm lý chủ quan. Tại chợ dân sinh, người mua, người bán nhộn nhịp dù Hà Nội là địa bàn nóng có số ca nhiễm và số ca lây ngoài cộng đồng lớn nhất.
Sau những ngày thực hiện nghiêm lệnh cách ly toàn xã hội, hạn chế ra đường thì ngày 12-13/4, theo ghi nhận của PV, tại các chợ dân sinh, siêu thị vẫn xảy ra tình trạng tập trung đông người.
Người dân đi siêu thị nhưng không thực hiện nghiêm việc giữ khoảng cách
Tại một siêu thị trên đường (Phạm Văn Đồng), siêu thị liên tục phát trên loa nhắc nhở mọi người thực hiện giữ khoảng cách tối thiểu 2m khi đi mua hàng, thanh toán nhưng người dân vẫn chủ quan lơ là, không thực hiện nghiêm.
Người mua hàng đứng san sát tại quầy hàng thịt
Tại chợ Nghĩa Tân (Cầu Giấy, Hà Nội)… mặc dù lượng người đi chợ có vắng hơn nhưng người dân cũng không thực hiện giữ khoảng cách an toàn. Lực lượng công an phường phải liên tục kiểm tra, nhắc nhở, tránh tình trạng bán hàng tràn xuống lòng lề đường.
Chợ dân sinh nhộn nhịp tấp nập người mua và bán
Tại chợ Cổ Nhuế (phường Cổ Nhuế 2, Hà Nội) bên ngoài người mua bán thưa thớt nhưng bên trong vẫn rất tập nập. Vào khoảng 17h30′ chiều 13/4, tại các quầy hàng thịt lợn, lòng lợn… rất đông khách. Mọi người vẫn giữ thói quen dùng đồ tươi, vô tư chen lấn, tập trung tại các quầy hàng, lựa chọn, mặc cả. Người bán tụ tập nói chuyện, đeo khẩu trang hời hợt, có tiểu thương còn cởi cả khẩu trang để nói chuyện với khách.
Chị Thanh Thảo sống tại đường Phạm Văn Đồng (Bắc Từ Liêm, Hà Nội) cho biết, mùa dịch chị cũng hạn chế đi chợ hơn nhưng chỉ mua thực phẩm dự trữ vài ngày, nhà gần chợ nên vẫn thích dùng đồ tươi hơn.
Mặc dù việc đi chợ mua các thực phẩm thiết yếu là cần thiết, tuy nhiên, tình hình dịch bệnh Covid-19 vẫn đang diễn biến phức tạp, người dân nên hạn chế ra đường, khi đi chợ cần thực hiện nghiêm việc giãn cách để phòng dịch.
Video đang HOT
Nhiều người dân đứng gần nhau mua bánh trước cổng chợ
Chợ Cổ Nhuế cũng tấp nập mua bán, mặc lực lượng chức năng nhắc nhở phải giữ khoảng cách an toàn phòng tránh dịch bệnh.
Nhiều người chen chúc đi qua từng lối nhỏ, thậm chí đứng sát nhau bỏ qua những khuyến cáo về phòng chống dịch Covid-19.
Tại quầy bán thịt, cả người mua và người bán đứng chen nhau, không giữ khoảng cách an toàn.
Các tiểu thương ở chợ cũng trò chuyện rất vô tư, khẩu trang trễ nải
Một số người bán không đeo khẩu trang
Hà An
Chợ Hàng Bè, Long Biên vắng vẻ những ngày cách ly toàn xã hội
Các khu chợ dân sinh ở Hà Nội không còn thu hút nhiều khách mua hàng những ngày gần đây do tâm lý người dân e ngại dịch bệnh.
Tại chợ Gia Lâm (huyện Gia Lâm), khi có chỉ thị cách ly toàn xã hội, các gian hàng kinh doanh không cần thiết như đồ gia dụng, quần áo...ở tầng 2 của chợ đều buộc phải đóng cửa.
Gian hàng thực phẩm vẫn hoạt động bình thường, tuy nhiên không nhiều khách mua hàng dù đây vốn là thời điểm nhộn nhịp nhất trong ngày (6-7h) .
Quầy thịt cũng trong tình trạng tương tự. Lý giải điều này, một tiểu thương cho biết: "Do tâm lý e ngại dịch bệnh nên mọi người cũng không muốn đến chỗ phải tiếp xúc với nhiều người lạ, bây giờ dịch vụ giao hàng cũng phổ biến nên họ cũng lựa chọn cách đó cho an toàn".
Bà Hiền và bà Tâm có 2 gian hàng đối diện nhau còn mở trong dãy này nhưng không có nhiều khách, hai bà chỉ biết trò chuyện cho đỡ buồn.
Cô Hà (Ngọc Thụy) chia sẻ: "Hàng bán ế ẩm lắm, người bán hàng còn đông hơn người đi chợ. Giờ kiếm người ngồi nói chuyện cho hết ngày cũng khó".
Tiểu thương trang bị kính chống giọt bắn, đeo khẩu trang và găng tay để phòng chống dịch bệnh khi mỗi ngày họ là những người tiếp xúc với nhiều đối tượng.
Một khu chợ cóc trước đây nườm nượp khách nay chỉ có vài người ghé mua hàng.
Chợ Hàng Bè (quận Hoàn Kiếm) cũng trong tình trạng vắng vẻ dù giá cả không có sự thay đổi so với trước thời điểm cách ly toàn xã hội.
Các món ăn làm sẵn như cá kho, giò chả, nem có phần thu hút khách hàng hơn cả.
Một cửa hàng dùng ghế ngăn trước cửa. Khách hàng chỉ được đứng bên ngoài giao dịch.
Chợ Long Biên (một trong những chợ đầu mối của Hà Nội) cũng kém phần nhộn nhịp hơn trước.
Tùng Đoàn
Hải sản giảm giá giữa mùa dịch COVID-19, dân vẫn thờ ơ Dù giảm giá mạnh trong mùa dịch COVID-19 nhưng người dân Hà Nội không mặn mà bởi người dân chủ yếu mua thực phẩm thiết yếu như; rau, thịt và cắt giảm chi tiêu những sản phẩm "ăn chơi" như: tôm, cua, ốc, cá hồi... Hải sản giảm giá tại chợ dân sinh nhưng người dân không mặn mà. Bước sang ngày thứ...