Hà Nội: Con học trực tuyến, bố mẹ đi làm “đứng ngồi không yên”

Theo dõi VGT trên

Nhiều phụ huynh cho biết, dù học trực tuyến, nhưng lịch học của con vẫn dày đặc đủ tất cả các môn như trên lớp, trong khi phụ huynh đã bắt đầu đi làm trở lại, học sinh vẫn tiếp tục học trực tuyến khiến việc học gặp không ít khó khăn.

Lịch của con và bố mẹ lệch pha

Theo thông báo mới nhất của Sở GD-ĐT Hà Nội, học sinh toàn thành phố vẫn tiếp tục duy trì học trực tuyến, các trường sẵn sàng các phương án để đón trẻ đến trường khi dịch bệnh ổn định hơn. Nhưng khi Hà Nội chuyển sang giãn cách theo Chi thị 15, nhiều phụ huynh đã bắt đầu trở lại công việc thường nhật kiến việc trông con tại nhiều gia đình gặp không ít khó khăn.

Hà Nội: Con học trực tuyến, bố mẹ đi làm đứng ngồi không yên - Hình 1

3 ngày nay, khi có thông báo đi làm trở lại, vợ chồng anh Nguyễn Văn Sơn phải mời gia sư về kèm con tại nhà khi học trực tuyến. “Bố mẹ đều phải đi làm, con mới học lớp 1 nên không thể tự học một mình, cũng không tiện đưa con đến chỗ làm cùng bố mẹ nên đành phải chấp nhận tốn kém mời gia sư về học cùng con”.

Nhà có 2 con nhỏ đang học trực tuyến, những ngày này gia đình anh Nguyễn Hoàng Hà (Hoàng Mai, Hà Nội) cũng chật vật trông con và hỗ trợ con học online. Vợ anh Hà công tác trong ngành y tế, bởi vậy mùa dịch hầu như không có nhiều thời gian ở nhà, anh Hà hiện tại cũng bắt đầu đi làm trở lại bình thường, 2 con nhỏ ở nhà học trực tuyến khiến anh không khỏi lo lắng.

“Cháu lớn học lớp 7 có thể tự học, còn cháu bé mới học lớp 4, nếu không có bố mẹ ngồi học cùng thì hầu như chỉ học cho có lệ chứ không tiếp thu được mấy. Có những ngày con học từ 8h sáng đến gần 11h trưa, buổi chiều lại tiếp tục học tiếng Anh, Thể dục, Âm nhạc, Mỹ thuật, Tin học, lịch học dày đặc khiến các con cảm thấy mệt mỏi, uể oải mỗi khi học. Có khi sáng học, nhưng đến buổi tối bố mẹ hỏi lại hôm nay học gì đã không nhớ”, anh Hà nói.

Có nhất thiết học không sót môn nào?

Nói thêm về chương trình học của con, anh Nguyễn Hoàng Hà cho rằng, khi học online, với bậc tiểu học chỉ nên duy trì ở những môn cơ bản như Toán, Tiếng Việt, Tiếng Anh, tránh học dàn trải tất cả các môn như Hát nhạc, Thể dục, Mỹ thuật. Việc trẻ phải học quá nhiều, kéo dài thời gian ngồi trước màn hình máy tính tiềm ẩn nguy cơ mắc các bệnh về mắt, bên cạnh đó cũng khiến khả năng tiếp thuhứng thú học tập của trẻ giảm hơn.

Video đang HOT

Anh Nguyễn Xuân Cường (Cầu Giấy, Hà Nội) có con học lớp 2 cũng vất vả dạy con học online. Từ đầu tuần này, cả 2 vợ chồng anh đều đã đi làm trở lại, phải để 2 con ở nhà tự học. “Anh lớn học lớp 8 ở nhà tự hướng dẫn em học, nhưng cũng chỉ xử lý được những vấn đề về kỹ thuật như đăng nhập vào lớp học, kiểm tra internet… còn các nội dung học hầu như không thể hướng dẫn”. Phụ huynh này cũng cho rằng, với những lớp nhỏ chỉ nên dạy các môn như Toán, Tiếng Việt, những môn còn lại nên đợi khi vào học chính khóa tiếp tục triển khai.

“Mỗi ngày thời gian học học của con từ 8h đến hơn 10h, học tất cả các môn như trực tiếp trên lớp bao gồm cả Hát Nhạc, Thể dục, Hoạt động trải nghiệm, con ngồi liên tục trước máy tính, chỉ được nghỉ giữa các tiết 5-10 phút, với trẻ nhỏ như vậy sẽ rất khó tập trung, học mệt mỏi. Nếu thời gian học trực tuyến kéo dài cần thiết kế thời gian và thời lượng học phù hợp. Với các lớp nhỏ như lớp 1, lớp 2 tôi cho rằng chỉ nên cho các con học Toán, Tiếng Việt, các môn yêu cầu sự tương tác vận động nhiều như Hoạt động trải nghiệm, Thể dục nên học bù khi các con đến trường sẽ hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, các trường cũng nên cân nhắc xếp lịch học cho các lớp này vào buổi tối để bố mẹ có thể học cùng con”, anh Cường cho biết.

Theo dõi học cùng con trong nhiều buổi, phụ huynh này cho biết thêm, hầu hết các tiết học vẫn được dạy theo cách truyền thống như trên lớp, nên cả cô và trò đều cảm thấy nặng, đường truyền gián đoạn, thời gian thực học còn lại ít, không phải tất cả học sinh trong lớp đều được cô gọi phát biểu ý kiến, có những em cả buổi không được phát biểu sẽ cảm thấy chán, buồn ngủ.

Không nên cho trẻ lớp 1 tương tác liên tục 2h trên máy tính, điện thoại

Theo PGS.TS Chu Cẩm Thơ, Trưởng Ban Nghiên cứu đ.ánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam, mặc dù dịch bệnh, nhưng các em vẫn không ngừng lớn lên, không ngừng có nhu cầu khám phá. Học sinh rất cần được học theo nghĩa “thu hút các em vào hoạt động hấp dẫn, có định hướng giáo dục”. Dù chưa có sự chuẩn bị tốt nhất, đầy đủ cho việc dạy học trực tuyến, thì trong hoàn cảnh hiện nay, vẫn cần nỗ lực để giúp các em có thể duy trì việc học tập, phần nào đáp ứng nhu cầu của học sinh bằng cách điều chỉnh nội dung, phương pháp, các yêu cầu cần đạt, biết ưu tiên để thực hiện trước những hoạt động phù hợp với học trực tuyến…

Hà Nội: Con học trực tuyến, bố mẹ đi làm đứng ngồi không yên - Hình 2

PGS.TS Chu Cẩm Thơ Trưởng Ban Nghiên cứu đ.ánh giá giáo dục, Viện Khoa học giáo dục Việt Nam. (Ảnh: KT)

Riêng với những học sinh đầu cấp 1, PGS.TS Chu Cẩm Thơ cho rằng, cần chú ý điều chỉnh chương trình cho phù hợp với điều kiện, hoàn cảnh của mỗi nhà trường. Đối với môn Toán, Tiếng Việt cũng như vậy, có thể giúp các em tương tác qua các trò chơi học tập, thực hành với dụng cụ, đồ dùng có sẵn trong gia đình.

“Tập đọc, rèn kĩ năng nghe, nói là hoàn toàn có thể làm được trong môi trường trực tuyến với sự giúp đỡ của người thân. Khi đi học trực tiếp, chúng ta có thể tập trung rèn kĩ năng viết cho các em. Chúng ta cũng cần chú ý đến vấn đề sức khoẻ của học sinh, đây là một yếu tố cũng rất quan trọng quyết định đến không chỉ bản thân các em mà còn cả chất lượng học tập. Để đảm bảo sức khoẻ cho các em, nhà trường dạy học trực tuyến nói chung và dạy cho trẻ lớp 1 nói riêng, không thể bê nguyên chương trình ở lớp sang trực tuyến mà cần tiết chế thời gian, thời lượng, nội dung cho đảm bảo hơn.

Theo một số nghiên cứu của chúng tôi, không nên để học sinh lớp 1 tương tác liên tục 2 giờ đồng hồ trên máy tính hoặc điện thoại. Tốt nhất nên sử dụng màn hình lớn như máy tính, và xen kẽ các hoạt động vận động nếu không sẽ ảnh hưởng đến mắt và cột sống của trẻ”, PGS.TS Chu Cẩm Thơ lưu ý.

Bên cạnh đó, chuyên gia này cũng cho rằng, các gia đình cũng cần chú ý để nâng cao các điều kiện học tập như trang bị thiết bị, đường truyền và học cùng con. Hãy tạo ra các ngữ liệu học tập gắn với chính điều kiện học tập hiện hữu của các em, tổ chức hoạt động sau giờ học cùng với người thân, để việc học diễn ra trong đời sống. Như vậy sẽ làm cho việc học gần gũi, dễ triển khai và hạn chế được những bất cập của học trực tuyến đối với trẻ nhỏ./.

Đại học chưa vội đón sinh viên trở lại

Dù Hà Nội nới lỏng, các đại học vẫn chưa vội dạy trực tiếp vì số sinh viên được tiêm vaccine còn ít, dịch bệnh tại địa phương vẫn phức tạp.

Ngày 29/9, TS Trần Mạnh Hà, Trưởng phòng Đào tạo Học viện Ngân hàng , cho biết trường chưa có kế hoạch cho sinh viên đi học tập trung trong tháng 10 mà tiếp tục đào tạo trực tuyến bởi ba lý do.

Một là Hà Nội đang giãn cách theo Chỉ thị 15 và có một số biện pháp cao hơn. Dự kiến thời gian tới, thành phố tiếp tục áp dụng chỉ thị này cho đến khi hoàn thành việc tiêm vaccine mũi 2 cho toàn bộ người dân trong độ t.uổi tiêm chủng.

Thứ hai, khác với học sinh THPT, sinh viên Học viện Ngân hàng nói riêng và các trường tại Hà Nội nói chung đến từ nhiều tỉnh, thành, trong đó Covid-19 ở một số nơi vẫn diễn biến phức tạp. "Việc triển khai học tập trung trong thời điểm này sẽ tạo ra làn sóng di chuyển của sinh viên giữa các tỉnh thành, tiềm ẩn nhiều rủi ro", ông Hà nói.

Thứ ba, giảng viên, sinh viên đã ổn định, quen thuộc với việc dạy và học trực tuyến. Nội dung, chất lượng giảng dạy cũng ngày càng được nâng cao nhờ kinh nghiệm từ tháng 3/2020 đến nay. Hết học kỳ vừa qua, Học viện Ngân hàng đã khảo sát, đ.ánh giá chất lượng, thấy chất lượng được duy trì như đào tạo trực tiếp.

Ông Hà thông tin thêm với sinh viên mới trúng tuyển, các em đã hoàn thành thủ tục nhập học trực tuyến, chuẩn bị bước vào tuần sinh hoạt công dân online trong đầu tháng 10.

Đại học chưa vội đón sinh viên trở lại - Hình 1

Sinh viên Học viện Báo chí và Tuyên truyền học online từ tháng 5 đến nay. Ảnh: Thanh Hằng

Tương tự, Đại học Thương mại cũng chưa lên kế hoạch đón sinh viên trở lại. Đại diện trường nhận định, khác với trường phổ thông, đặc thù của đại học là có lượng sinh viên lớn, đến từ nhiều tỉnh, thành. Tiến độ tiêm vaccine Covid-19 tại các địa phương không đồng đều, ưu tiên cho lực lượng chống dịch tuyến đầu.

Bên cạnh đó, tình hình dịch bệnh ở các địa phương không giống nhau. Chẳng hạn, năm nay Đại học Thương mại có khoảng 1.000 sinh viên Hà Nam. Những ngày vừa qua, tỉnh này đã ghi nhận hơn 200 ca Covid-19 trong cộng đồng. Việc đón sinh viên trở lại, trừ Hà Nam, hay cho phép toàn bộ trở lại trường thời điểm này đều là khó khả thi với trường.

Do đó, ngay cả khi Hà Nội đã nới lỏng các biện pháp chống dịch so với Chỉ thị 16, các trường đều khá rụt rè trong kế hoạch học trực tiếp khi sinh viên chưa được tiêm vaccine. "Nhà trường phải tính kỹ, không thể vội vàng, nếu không hậu quả sẽ rất lớn. Không thể để các em khăn gói trở về Hà Nội rồi được một thời gian ngắn lại học online", vị này nói.

Đại diện Đại học Thương mại cho biết trường cũng tính tìm nguồn mua vaccine nhưng "quá khó". "Nếu có thể, chúng tôi dự định đón sinh viên trở lại vào cuối tháng 11, bắt buộc các em đã tiêm ít nhất một mũi vaccine và có xét nghiệm âm tính", vị này chia sẻ.

Sinh viên Đại học Thương mại bắt đầu học trực tuyến từ tháng 5 do Covid-19 bùng phát. Ngoài phần mềm TranS, trường còn dùng thêm Zoom và Teams để dự phòng trường hợp lỗi kỹ thuật, đường truyền. Để việc học trực tuyến diễn ra suôn sẻ, đồng bộ, trường cũng hỗ trợ thiết bị cho những sinh viên khó khăn.

"Nhà trường hiểu các em có tâm lý mong học trực tiếp, sớm trở lại thủ đô, nhưng hiện học online là phương án tốt nhất. Thầy cô và sinh viên cùng khắc phục", đại diện Đại học Thương mại nói.

Không chỉ Học viện Ngân hàng, Đại học Thương mại, các đại học, cao đẳng khác trên địa bàn Hà Nội cũng chưa thể cho sinh viên học tập trung. c vẫn cho sinh viên học trực tuyến trong tháng tới với những lý do tương tự, chưa kể trường còn có cơ sở ở Hà Nam, nơi dịch bệnh đang phức tạp.

Đại học Bách khoa Hà Nội bắt đầu năm học mới từ ngày 27/9 và thông báo sinh viên học trực tuyến ngay từ tuần đầu tiên đến khi có thông báo mới. Tuy nhiên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên đang làm khóa luận, đồ án tốt nghiệp, luận văn và luận án được đến trường để làm thí nghiệm nghiên cứu, đảm bảo không quá 20 người trong phòng thí nghiệm, thực hiện nghiêm các biện pháp phòng dịch.

Đợt Covid-19 thứ tư bùng phát cuối tháng 4, rơi vào thời điểm các trường hoàn thành học kỳ II và tuyển sinh đại học. Ngoài việc duy trì học online trong thời gian dài, nhiều trường phải hủy kỳ thi riêng như Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Đại học Bách khoa Hà Nội, các lễ khai giảng, bế giảng và nhập học đều được tổ chức trực tuyến. Đến nay, sau 5 tháng tạm dừng đến trường, chưa có đại học nào ở Hà Nội cho sinh viên học trực tiếp.

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Nam Thư "5 lần 7 lượt" thân mật với sao nam "đã có chủ", đáp trả gây phẫn nộ
16:14:23 08/07/2024
Midu có phản hồi lạ khi được chúc "đi 2 về 3" trong tuần trăng mật sang chảnh
16:58:39 08/07/2024
Lại thêm bằng chứng "anh chủ homestay" ngoại tình: Nam Thư không phải là người duy nhất?
17:27:53 08/07/2024
Nghệ sĩ guitar Minh Mon qua đời ở t.uổi 34
20:22:03 08/07/2024
Bắc Giang cách ly ca bệnh bạch hầu, ngăn ngừa lây lan rộng
20:08:56 08/07/2024
Vũ Luân xuất hiện, chỉ 1 hành động cũng đủ chứng minh tâm trạng giữa lúc vướng ồn ào
17:30:37 08/07/2024
Nữ NSƯT lừng lẫy: Nhan sắc đẹp như công chúa, búp bê, 42 t.uổi mới kết hôn, giờ lại sống xa chồng
20:41:15 08/07/2024
Lưu Diệc Phi "mập mờ" với cha nuôi đại gia, ẩn khuất bên trong khiến CĐM bàn tán
17:19:46 08/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Báo Anh khuyên Southgate loại Harry Kane khỏi bán kết EURO 2024.

Sao thể thao

00:12:31 09/07/2024
Harry Kane đang hứng chịu nhiều gạch đá , đối diện nguy cơ mất vị trí đá chính trong trận bán kết EURO 2024 giữa Anh và Hà Lan.

NATO triển khai phương án B

Thế giới

00:11:12 09/07/2024
NATO sẽ cử một quan chức dân sự cấp cao tới Kiev, trong số một loạt biện pháp mới nhằm tăng cường sự hỗ trợ lâu dài cho Ukraine và sẽ được công bố tại hội nghị thượng đỉnh ở Washington vào tuần tới

Vợ Ưng Hoàng Phúc vào nhân vật bí ẩn trong MV "Đi sai nước cờ" của chồng

Nhạc việt

23:55:04 08/07/2024
Ca sĩ Ưng Hoàng Phúc chính thức giới thiệu tới người yêu nhạc một sản phẩm mới nhất được anh đầu tư công phu, đó là MV Đi sai nước cờ .

Kỳ lạ ngỗng 'bướu cổ' giá gần nửa lượng vàng, được ví như Rolls-Royce của giới gia cầm

Lạ vui

23:49:17 08/07/2024
Nếu như ngỗng bình thường có cân nặng chỉ khoảng 6-10kg thì loài ngỗng kỳ lạ này có vóc dáng khổng lồ hơn nhiều với cân nặng lên tới 20-25 kg. Nếu được nuôi dưỡng đúng cách, chúng có thể nặng tới 40kg, nặng ngang một chú chó.

Món ăn chỉ "lên ngôi" vào mùa nóng ở Hà Nội: Mách bạn 4 địa chỉ cực chất lượng rất ít người biết

Ẩm thực

23:38:05 08/07/2024
Bánh đúc nộm thường được bán trên những gánh hàng rong, nhưng nếu ghé Hà Nội vào mùa nắng nóng, muốn tìm đến món ăn mát lịm này thì bạn có thể tham khảo một số địa chỉ sau.

T1 kiếm được bao nhiêu t.iền từ chức vô địch EWC 2024?

Mọt game

23:37:45 08/07/2024
Ngày 07/07 vừa qua, T1 đã đ.ánh bại đối thủ Trung Quốc TOP Esports để giành lấy ngôi vương tại giải đấu LOL Esports World Cup 2024.

Xét xử vụ "ma men" gây tai nạn c.hết người rồi bỏ trốn ở Bình Phước: Bản án thiếu nghiêm minh

Pháp luật

23:26:22 08/07/2024
Ngày 8/7/, Tòa án nhân dân huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước xét xử vụ án Vi phạm quy định về tham gia giao thông đường bộ do bị cáo Lưu Duy Trọng gây ra.

Xử phạt hàng nghìn trường hợp vi phạm về phòng cháy tại Hà Nội

Tin nổi bật

23:24:06 08/07/2024
Trung tướng Nguyễn Hải Trung, Giám đốc Công an TP Hà Nội cho biết, các cơ quan chức năng của TP Hà Nội đã kiểm tra, xử phạt 3.134 trường hợp vi phạm những quy định về PCCC.

2 thiếu gia ngành nhựa đẹp trai, giàu có nức tiếng Việt Nam: Vợ cũng là mỹ nhân showbiz tài sắc vẹn toàn

Sao việt

23:11:55 08/07/2024
Thiếu gia nhựa Duy Tân vừa kết hôn với Midu, trong khi đó thiếu gia nhựa Tân Hiệp Hưng có tổ ấm hạnh phúc bên Đông Nhi.

Người phụ nữ phải đi cấp cứu sau khi nộp 50 triệu đồng cho spa

Sức khỏe

23:11:32 08/07/2024
Nữ bệnh nhân 46 t.uổi nhập viện cấp cứu trong tình trạng sốc phản vệ, men gan tăng và có nguy cơ t.ử v.ong do truyền trắng da.

"Juliet Hàn Quốc" làm điên đảo MXH vì nhan sắc nữ thần, 33 t.uổi mà trẻ như đôi mươi

Sao châu á

23:06:52 08/07/2024
Ngay khoảnh khắc Irene xuất hiện, nhiều khán giả đã không giữ nổi sự bình tĩnh khi chứng kiến vẻ đẹp như nữ thần của cô.