Hà Nội: Chỉ số giá tiêu dùng tăng đều
Cục Thống kê TP Hà Nội cho biết, chỉ số giá tiêu dùng ( CPI) tháng 4 trên địa bàn TP tăng 0,24% so với tháng trước. Tính bình quân 4 tháng đầu năm 2019, chỉ số này tăng 4,06% so với cùng kỳ năm 2018.
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 4 trên địa bàn thành phố tăng 0,24% so với tháng trước.
Cụ thể, trong tháng 4, có 7/11 nhóm hàng có chỉ số tăng so tháng trước, trong đó, cao nhất là nhóm giao thông tăng 4%, chủ yếu do trong tháng giá xăng dầu tăng 2 lần. Nhóm có chỉ số tăng cao thứ 2 là nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng tăng 0,63%, do giá gas tăng, giá dầu hỏa tăng, giá điện tăng kéo theo một số vật liệu xây dựng như sắt thép tăng. Các nhóm còn lại có chỉ số tăng nhưng không đáng kể.
Video đang HOT
Trong khi đó, có 3/11 nhóm hàng có chỉ số giảm so tháng trước là: Hàng ăn và dịch vụ ăn uống giảm 0,82% do giá một số loại lương thực, thực phẩm giảm như gạo, thịt gia súc tươi sống, một số loại rau củ…; đồ uống và thuốc lá giảm 0,23%; văn hóa, giải trí và du lịch giảm 0,2%.
Cũng trong tháng 4, nhóm lương thực giảm 0,23% so với tháng trước. Giá gạo và giá khoai lang đều giảm, giá gạo tẻ ngon giảm 0,54%; gạo nếp giảm 1,18%, giá gạo tẻ thường ổn định. Giá khoai lang giảm 8,85%. Giá gạo, khoai giảm nhiều do sản lượng trồng và thu hoạch lớn nên nguồn cung dồi dào.
Trong tháng nhóm thực phẩm tiếp tục giảm 1,2% so với tháng trước, do hầu hết các mặt hàng trong nhóm có quyền số cao giảm như giá thịt gia súc tươi sống giảm 2,32%, chủ yếu do giá thịt lợn giảm 3,21%, thịt bò tăng nhẹ 0,04%.
Dịch tả lợn châu Phi vẫn diễn biến phức tạp nên người tiêu dùng còn e ngại, hạn chế sử dụng thịt lợn và các sản phẩm từ thịt lợn, chuyển sang các loại thực phẩm khác như gà, thủy hải sản khiến cho giá các loại thực phẩm này tăng (nhóm thịt gia cầm tươi sống tăng 0,12%, thủy hải sản tươi sống tăng 0,34% so với tháng trước).
Nhóm hàng tiêu dùng, một số mặt hàng trong nhóm may mặc tăng nhẹ do nhu cầu mua sắm đồ dùng cho mùa hè tăng khiến cho nhóm may mặc tăng 0,05% so với tháng trước. Nhóm đồ dùng gia đình cũng tăng 0,23% so với tháng trước do trong nhóm một số mặt hàng như quạt điện, đèn điện và dịch vụ sửa chữa bảo dưỡng máy điều hòa tăng…
Nhóm nhà ở, điện, nước, chất đốt và vật liệu xây dựng có chỉ số tăng 0,63% so tháng trước do giá gas, giá dầu hỏa tăng. Giá xăng dầu trong nước được điều chỉnh tăng tại thời điểm 2/4/2019 và 17/4/2019 khiến cho nhóm xăng dầu tăng 9,88% so với tháng trước. Đây là yếu tố tác động làm chỉ số giá nhóm giao thông tăng 4% so với tháng trước.
Báo cáo của Cục thống kê thành phố cũng cho thấy, chỉ số giá vàng giảm 0,68% so với tháng trước. Giá vàng 99.99 bán ra trên thị trường tư nhân phổ biến ở mức 3.672 nghìn đồng/chỉ. Giá USD của các ngân hàng tháng này cũng giảm nhẹ 0,01%. Giá USD bán ra của ngân hàng ngoại thương có giá bình quân là 23.251 đ/USD.
Theo congluan.vn
CPI tháng 2/2019 của TP.HCM tăng 3,58% so với cùng kỳ
Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 2/2019 của TP.HCM tăng 0,47% so với tháng 1 và tăng 3,58% so với cùng kỳ năm 2018.
(Ảnh minh họa: Dân trí)
Báo cáo của Cục Thống kê TP.HCM cho thấy, trong tổng số 11 nhóm hàng được thống kê trong tháng 2/2019, chỉ có 1 nhóm hàng giảm giá so với tháng 1 là nhóm hàng giáo dục với mức giảm 2,89%. Bên cạnh đó, có 2 nhóm hàng duy trì ở mức ổn định là đồ uống và thuốc lá, thuốc và dịch vụ y tế. Nguyên nhân là do các mặt hàng thiết yếu đều tăng vào dịp Tết.
Tuy nhiên, TP.HCM đã có chương trình bình ổn nên chỉ số giá tiêu dùng tháng 2 tăng thấp hơn so với mặt bằng chung của cả nước.
Theo VTV
Big_Trends: Cơ hội mua xuất hiện nhiều hơn Thay vì sợ hãi vì lo ngại thị trường có thể điều chỉnh tiếp hoặc còn có diễn biến khó khăn, thì tốt hơn là hãy tìm ra những mã đi ngược thị trường hoặc những mã đang có dấu hiệu tích lũy tốt khi thị trường điều chỉnh. TTCK điều chỉnh đi xuống với thanh khoản sụt giảm mạnh trên cả 2...