Hà Nội cấm việc lợi dụng danh nghĩa ban đại diện cha mẹ học sinh để thu ngoài
UBND TP Hà Nội vừa ban hành công văn về việc thực hiện các khoản thu trong lĩnh vực giáo dục đào tạo năm học 2018-2019.
Theo đó, UBND TP yêu cầu Sở GD-ĐT, Sở Tài chính, Sở LĐ – TB&XH, UBND các quận, huyện, thị xã chỉ đạo tuyệt đối cấm việc lợi dụng danh nghĩa Ban đại diện cha mẹ học sinh để thu các khoản thu ngoài quy định.
Theo quy định tại Thông tư số 55/2011/TT-BGDĐT ngày 22/11/2011 của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Ban đại diện cha mẹ học sinh không được thu các khoản: Bảo vệ cơ sở vật chất của nhà trường, bảo đảm an ninh nhà trường; trông coi phương tiện tham gia giao thông của học sinh; vệ sinh lớp học, vệ sinh trường; khen thưởng cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên nhà trường; mua sắm máy móc, trang thiết bị, đồ dùng dạy học cho trường, lớp học hoặc cho cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên nhà trường; hỗ trợ công tác quản lý, tổ chức dạy học và các hoạt động giáo dục; sửa chữa, nâng cấp, xây dựng mới các công trình của nhà trường.
Ban đại diện cha mẹ học sinh chỉ thu các khoản phục vụ trực tiếp cho hoạt động của ban đại diện cha mẹ học sinh.
Ảnh minh họa: Thanh Hùng
Xử lý nghiêm người đứng đầu nếu để xảy ra tình trạng lạm thu
Video đang HOT
Cùng đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc theo phân cấp thực hiện việc tiếp nhận các nguồn viện trợ, tài trợ, quà biếu tặng tại các cơ sở giáo dục theo quy định tại Thông tư số 29/2012/TT-BGDĐT ngày 10/9/2012 của Bộ GD-ĐT về tài trợ cho các cơ sở giáo dục thụộc hệ thống giáo dục quốc dân.
Tiếp tục tăng cường công tác thanh, kiểm tra các khoản thu, chi trong các cơ sở giáo dục trên địa bàn và xử lý nghiêm đối với người đứng đầu cơ sở giáo dục và trách nhiệm cơ quan quản lý nhà nước về giáo dục trên địa bàn đã để xảy ra tình trạng lạm thu.
Ưu tiên các nguồn lực để huy động và phân bổ ngân sách cho giáo dục, đảm bảo chi thường xuyên: Tiền lương, phụ cấp, các khoản có tính chất lương và các hoạt động giảng dạy, học tập cho các cơ sở giáo dục đảm bảo đúng quy định.
Thực hiện rà soát các văn bản quy định về cơ chế thu, quản lý học phí đối với các cơ sở giáo dục công lập và chính sách miễn, giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập theo quy định tại Nghị định số 86/2015/NĐ-CP ngày 02/10/2015 của Chính phủ và các quy định hiện hành, công khai minh bạch các khoản thu chi tài chính theo đúng quy định.
UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu Sở GD-ĐT chỉ đạo, tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết số 05/2018/NQ-HĐND tại các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc theo phân cấp quản lý; Chỉ đạo làm tốt công tác tuyên truyền về mức thu học phí năm học 2018-2019 và các năm tiếp theo để nhân dân, các cơ quan, tổ chức trên địa bàn hiểu và đồng thuận. Cùng đó, chỉ đạo các cơ sở giáo dục công lập trực thuộc theo phân cấp: Công khai mức thu học phí; tăng cường công tác nâng cao chất lượng dạy và học, không để xảy ra việc lạm thu và tình trạng dạy thêm, học thêm không đúng quy định; công tác thu, chi tài chính phải công khai, minh bạch và sử dụng đúng mục đích.
Phối hợp các đơn vị liên quan báo cáo UBND Thành phố trình HĐND Thành phố mức thu học phí đối với chương trình giáo dục đại trà cấp học mầm non, phổ thông, giáo dục thường xuyên công lập năm học 2019-2020 và các năm tiếp theo theo nguyên tắc học phí hàng năm sẽ được điều chỉnh tăng dần trong khung quy định.
Đến năm học 2020-2021 mức thu học phí sẽ bằng mức cao nhất trong khung quy định tại Khoản 1, Điều 4, Nghị định số 86/2015/NĐ-CP của Chính phủ đối với vùng thành thị, nông thôn và bằng 50% mức cao nhất trong khung quy định đối với vùng miền núi.
Thanh Hùng
Theo vietnamnet.vn
Pháp trao huân chương Cành cọ Hàn lâm cho PGS Nguyễn Ngọc Điện
Phó giáo sư ngành Luật được đánh giá có nhiều đóng góp trong lĩnh vực hợp tác quốc tế, đặc biệt là hợp tác Pháp ngữ tại Việt Nam.
Ngày 19/7, ông Vincent Floreani (Tổng Lãnh sự Pháp tại TP HCM) thay mặt Bộ trưởng Giáo dục Cộng hòa Pháp trao huân chương Cành cọ Hàn lâm cho PGS Nguyễn Ngọc Điện - Hiệu phó Đại học Kinh tế Luật (Đại học Quốc gia TP HCM) và cũng là người Việt Nam đầu tiên được kết nạp thành viên chính thức của Viện Hàn lâm Khoa học Hải ngoại Pháp, cuối năm ngoái.
Ông Vincent Floreani đánh giá cao những đóng góp của ông Điện trong mối quan hệ hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là trong lĩnh vực giáo dục.
"Ông là một trong những người có đóng góp chủ yếu và là chuyên gia trong luật Romano-Germanic, ngoài việc là một học giả tiếng Pháp. Hệ thống pháp lý của Pháp mà ông là một chuyên gia nổi tiếng, đã truyền cảm hứng cho nhiều tác phẩm và đề tài so sánh của ông", Tổng Lãnh sự quán Pháp nói.
Ông Nguyễn Ngọc Điện (trái) nhận huân chương Cành cọ Hàn lâm của Pháp. Ảnh: Linh Phương.
Huân chương Cành cọ Hàn lâm là một trong những phần thưởng cao quý của Chính phủ Pháp ra đời đầu thế kỷ 19, dưới thời Napoléon đệ nhất, nhằm vinh danh những cá nhân có đóng góp lớn trong lĩnh vực giáo dục, khoa học, văn hóa nghệ thuật.
PGS Nguyễn Ngọc Điện là thành viên của Hội đồng khoa học Cơ quan đại học Pháp ngữ (AUF), thành viên của Uỷ ban định hướng chiến lược AUF đồng thời là Chủ tịch Hiệp hội các trường đại học sử dụng tiếng Pháp ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương.
Với cương vị là hiệu phó Đại học Kinh tế - Luật phụ trách quản lý đào tạo Luật, nghiên cứu khoa học và hoạt động hợp tác quốc tế, ông Điện được đánh giá có đóng góp lớn để trường này và nhiều đại học lâu đời tại Pháp (như Panthéon Assas Paris II, Sorbone Paris 1) xây dựng các chương trình trao đổi sinh viên, liên kết đào tạo quốc tế.
Mạnh Tùng
Theo vnexpress.net
Vụ giáo viên khóc, quỳ gối: Chờ ý kiến chỉ đạo của Bộ Tài chính Diễn biến vụ nhiều giáo viên cơ sở mầm non Tuổi Thơ khóc, quỳ gối xin không đóng cửa trường, đại diện Sở Tài chính tỉnh Nghệ An cho biết đã gửi công văn xin ý kiến Bộ Tài chính về việc xử lý tài sản, đất đai tại vị trí đã xây dựng trường. Hình ảnh nhiều GV quỳ gối, khóc xin...