Hà Giang: Bé trai 8 tuổi bị hôn mê vì uống quá nhiều bia trong tủ lạnh
Gia đình cho con trai tập uống bia từ bé, đến khi bố mẹ vắng nhà, bé B. tự mở tủ lạnh lấy bia uống dẫn tới hôn mê.
Bé trai được xuất viện sau 5 ngày điều trị. (Ảnh: Báo Vietnamnet)
Thông tin trên báo Vietnamnet, Khoa Cấp cứu, Bệnh viện đa khoa khu vực Bắc Quang, Hà Giang vừa tiếp nhận bệnh nhi N.Q.B, 8 tuổi bị ngộ độc bia.
Bệnh nhi nhập viện trong tình trạng hôn mê, gọi hỏi không đáp ứng, đồng tử co nhỏ, hơi thở có mùi bia, kích thích đau không có phản xạ.
Gia đình cho biết, trước đó có cho con tập uống bia, đến khi bố mẹ vắng nhà, bé B. đã tự uống một lượng lớn bia trong tủ lạnh. Khi về nhà, thấy bé B. có dấu hiệu nôn mửa, lơ mơ rồi ngất lịm, gia đình lập tức đưa con trai đến bệnh viện cấp cứu.
Video đang HOT
Qua khai khai thác tiền sử và chỉ định làm các xét nghiệm cận lâm sàng, bác sĩ kết luận bệnh nhi bị ngộ độc bia, chỉ định truyền dịch, bù nước điện giải…
May mắn được cấp cứu kịp thời, bệnh nhi đã hồi tỉnh, lấy lại được ý thức, sau đó được chuyển tiếp sang khoa Nhi điều trị thêm 5 ngày trước khi xuất viện.
Sử dụng rượu bia có ảnh hưởng tới sức khoẻ của trẻ nhỏ như thế nào, thông tin trên báo Dân trí, theo các bác sĩ, sử dụng rượu bia khi còn quá nhỏ, các bộ phận trên cơ thể chưa phát triển hoàn toàn sẽ gây ra những bệnh về gan, thận, dạ dày…
Rượu bia còn làm giảm sút trí tuệ, trí nhớ kém, mất tập trung đồng thời gây ảnh hưởng đến năng lực tư duy và khả năng học tập của trẻ. Các bằng chứng khoa học chỉ ra rằng rượu, bia tác động ở cấp phân tử và cấp tế bào đến quá trình hình thành và phát triển của não, có thể dẫn đến thay đổi cấu trúc của đồi hải mã, đây là vùng não có vai trò quan trọng cho quá trình học tập, làm giảm trí nhớ, giảm khả năng tập trung của não bộ…
Những đứa trẻ tiếp cận với rượu bia quá sớm sẽ dễ trở thành những người trưởng thành nghiện rượu, bia cũng như sử dụng các chất gây nghiện khác trong tương lai như ma túy, thuốc lá, thuốc lắc…
Cũng theo báo này, một nghiên cứu ở Mỹ cho thấy những người trẻ tuổi bắt đầu uống rượu, bia trước tuổi 15 thì về sau có thể phát sinh các vấn đề liên quan đến bia rượu cao gấp 5 lần những người đợi đến 21 tuổi mới uống. Những hậu quả đó là khả năng nghiện rượu cao gấp 4 lần, nguy cơ có hành vi bạo lực sau khi uống rượu, bia cao gấp 6 lần, nguy cơ gây tai nạn giao thông cao gấp hơn 6 lần, gây chấn thương cao gấp gần 5 lần.
Vì vậy, các bậc cha mẹ tuyệt đối không cho trẻ nhỏ uống thử bia rượu cũng như các đồ uống có cồn khác để bảo vệ sức khỏe và tránh các biến chứng về sau.
Sốc phản vệ sau tiêm thuốc giảm đau
Bệnh nhân nam, 29 tuổi, nhập viện Đa khoa Hùng Vương trong tình trạng hôn mê, liên tục tiết nhiều bọt hồng qua nội khí quản, huyết áp tụt.
Ảnh minh họa
Bác sĩ Lương Minh Tuấn, Trưởng khoa Hồi sức tích cực, Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, tình Phú Thọ, cho biết trước đó bệnh nhân tiêm thuốc chống viêm, giảm đau (diclofenac) tại bệnh viện tuyến huyện ở Hà Giang. Về nhà khoảng 30 phút, anh bắt đầu phù mi mắt, tức nặng ngực, huyết áp tụt, khó thở. Các bác sĩ huyện xử trí theo phác đồ cấp cứu sốc phản vệ, đặt ống nội khí quản, thở máy, tuy nhiên tình trạng bệnh nhân nặng nguy cơ tử vong cao nên cầu viện Bệnh viện đa khoa Hùng Vương.
Kíp bác sĩ tại Trung tâm cấp cứu 115 Hùng Vương đã đến Hà Giang, cho bệnh nhân dùng thuốc vận mạch, bù dịch, điều chỉnh thông số máy thở và chuyển về Phú Thọ. Trên đường di chuyển, bệnh nhân liên tục rơi vào tình trạng nguy hiểm tính mạng.
Đến Bệnh viện Đa khoa Hùng Vương, bệnh nhân xét nghiệm khí máu, bổ sung thuốc và nạp thêm oxy, lại chuyển tiếp đến Bệnh viện Bạch Mai.
Sau 12 ngày điều trị tích cực tại Bệnh viện Bạch Mai, ngày 8/6 bệnh nhân hồi phục, xuất viện.
Sốc phản vệ là một loại phản ứng dị ứng nguy hiểm, có thể đe dọa đến tính mạng người bệnh. Sốc phản vệ có thể xảy ra trong vòng vài giây hoặc vài phút sau khi tiếp xúc với dị nguyên.
Dấu hiệu sốc phản vệ tùy theo độ nặng của sốc, mức độ nhạy cảm của cơ thể, số lượng và tốc độ hấp thụ các chất kháng nguyên hay chất lạ. Những dấu hiệu sớm là khó thở, phù nề thanh khí quản, suy tim cấp, nhịp tim nhanh, trụy mạch...
Để phòng ngừa sốc phản vệ, người bệnh sử dụng thuốc phải theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc để dùng. Bác sĩ khám bệnh cần khai thác kỹ tiền sử dị ứng của người bệnh, dự phòng sốc phản vệ trên bệnh nhân mẫn cảm, như trước khi tiêm kháng sinh phải thử, hoặc cân nhắc liều lượng... Các cơ sở khám chữa bệnh đều phải chuẩn bị sẵn thuốc và dụng cụ cấp cứu sốc thuốc.
Khi phát hiện có người bị sốc phản vệ, cần nhanh chóng đưa vào bệnh viện cấp cứu.
Chuẩn bị đi tắm mà có dấu hiệu này, bạn phải dừng lại ngay nếu không muốn đột tử Chúng ta được khuyên không nên tắm đêm, không tắm nước quá nóng hoặc quá lạnh, không nên cào cấu da một cách quá thô bạo... Ngoài ra, bạn cũng cần quan sát sức khỏe của bản thân trước khi tắm. Chuyện tắm gội không đơn thuần chỉ là một hành động vệ sinh cá nhân đơn giản mà nó còn là hành...