GS Hoàng Xuân Sính: ‘Nếu không có t.iền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối’

Theo dõi VGT trên

“Tôi vẫn đề nghị, t.iền không thể bới ở đâu ra được, nước thì nghèo cho nên chúng ta phải tiết kiệm, đầu tư vào chỗ nào cho đúng, chứ đừng đổ t.iền ra tràn lan” – GS Hoàng Xuân Sính nói về cuộc đổi mới giáo dục.

Bàn về giáo dục Việt Nam, GS Hoàng Xuân Sính – Chủ tịch HĐQT Trường ĐH Thăng Long cho biết, nhiều cơ chế chính sách sai đó là lỗi của người làm quản lí. Người quản lí trong tay có đủ quyền làm tất cả, có quyền làm chính sách, cho nên không thể đổ lỗi cho cái gì khác, khi mà nhiệm vụ quản lí về mặt chính sách làm còn chưa tốt.

- Thưa giáo sư, so với thế giới nền giáo dục Đại học Việt Nam còn rất non trẻ và tồn tại nhiều khó khăn, nhất là các trường dân lập, trong tình hình đó các trường cần chuyển mình như thế nào để bắt kịp thời đại?

- Trước hết, tôi xin kể lại với các bạn về sự ra đời của mô hình trường dân lập. Từ những thập niên 80 của thế kỷ trước, đời sống giáo viên còn vô vàn khó khăn, nhưng chuyện dạy để lấy t.iền học trò là không có, mà học trò cũng chẳng có t.iền để học thêm như bây giờ.

Tôi nhớ là khi ấy tôi giảng dạy ở Đại học Sư phạm, nhiều giáo viên khổ lắm, họ phải rang lạc, làm bánh rán rồi đạp xe đi đổ cho các quán suốt từ trường cho tới Bạch Mai, Văn Điển… có giáo viên còn bị dầu mỡ b.ắn lên bỏng hết cả ngực, thương vô cùng.

Lương ba cọc ba đồng buộc chúng tôi phải làm thêm các công việc khác để tồn tại, cuộc sống khá là gò bó, ở Hà Nội đã thế, còn về các tỉnh thì khó khăn hơn nhiều. Ấy thế nên có giai đoạn nhiều giáo viên đã bỏ nghề, họ đi buôn, hoặc làm một nghề gì khác, miễn là kiếm được cơm cho vợ con.

Vào thời điểm khó khăn ấy, tôi cùng với một số bạn đồng nghiệp tôi có viết đơn xin mở một trường đại học không xin kinh phí của Nhà nước. Lúc đầu, tôi không biết gọi tên trường đó là trường gì? Tư thục thì không được, nhưng trong đầu tôi lúc đó nghĩ tư thục hay dân lập là như nhau vì năm 1954 khi ta tiếp quản Thủ đô ta đã đổi tên cho các trường tư trong vùng tạm chiếm thành trường dân lập. Vì vậy năm 1988 Trung tâm Đại Học dân lập Thăng Long được mở ra với khóa đào tạo đầu tiên 85 sinh viên Toán – Tin, các nước XHCN lúc đó ai cũng thích mô hình này. Cái tên Toán – Tin cũng lần đầu tiên xuất hiện tại Việt Nam, do nhóm chúng tôi đặt tên.

Mở trường ra, lúc đó Nhà nước chưa có quy chế cho loại trường này, chúng tôi phải thảo ra quy chế để hoạt động, nhưng không được chấp nhận. Năm năm sau, Nhà nước ra một quy chế tư thục, lúc đó lần đầu tiên tôi được nghe tư thục và dân lập là khác nhau. Nhưng đối với chúng tôi thì việc mở trường chỉ tự túc kinh phí chứ không có lời lãi gì trong này, vì học phí lúc đó chỉ 10kg gạo/sinh viên/tháng thì lấy đâu ra lời lãi ?

GS Hoàng Xuân Sính: Nếu không có t.iền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối - Hình 1

“Tôi cam đoan trong lần này đổi mới căn bản giáo dục, nếu không giải quyết được vấn đề gốc đó là t.iền thì 30 năm nữa sẽ càng rối”, GS Hoàng Xuân Sính khẳng định.

Do không có quy chế nên những năm đầu sinh viên ra trường không có bằng, chúng tôi lo lắm vì đào tạo mà không có bằng rõ ràng là mang tiếng l.ừa đ.ảo. Tuy vậy, sinh viên tốt nghiệp vẫn có việc làm, vì xã hội lúc đó rất thuần khiết, không có chuyện đi chạy trường, xin điểm.

Lúc này, Bộ GD&ĐT mới soạn ra một quy chế dân lập tạm thời, trong đó tôi chỉ bổ sung thêm ý khi được Bộ cho phép rằng, Hiệu trưởng và Chủ tịch HĐQT phải là người đi quyên t.iền, vì 10kg gạo làm học phí thì không đủ lương trả giáo viên được, chưa tính t.iền đi thuê trụ sở làm giảng đường.

Năm 1994, trường đổi tên thành Đại học Dân lập Thăng Long và năm 2000 thì quy chế dân lập ra đời, nhưng cũng na ná quy chế tạm thời trước đó. Trong quy chế này có quy định Hội bảo trợ cho trường, tôi biết Hội bảo trợ này đã gây khó khăn cho một số trường. Thực chất thì Hội bảo trợ kiểu này chẳng giúp ích gì cho trường cả, mà khi áp dụng quy chế đã có nhiều biến tướng kéo theo.

Đã có hai quy chế dân lập, quy chế sau lại làm phiền quy chế trước. Cho đến 2005 quy chế tư thục ra đời, quy định hoạt động điều hành của trường như một doanh nghiệp, có cổ đông, có cổ tức, có đại hội cổ đông… Năm 2006, Bộ triệu tập các trường dân lập và yêu cầu 19 trường đại học dân lập phải chuyển đổi sang tư thục. Trong lộ trình chuyển đổi Bộ nói 95% tài sản của trường sẽ thành của chung, còn 5% có thể chia cho các nhà sáng lập, người có công và nhà đầu tư.

Video đang HOT

Tôi nói rõ như vậy để thấy rằng có những chính sách thì giúp cho giáo dục phát triển, nhưng có những chính sách lại kìm hãm và triệt tiêu giáo dục.

- Như vậy, cơ chế mà Bộ đưa ra về con số 95% tài sản chung chính là “rào cản” lớn để cho các trường dân lập phát triển?

- Đúng vậy, cho đến nay Bộ cũng chưa chốt lại được có bao nhiêu trường chuyển đổi được từ dân lập sang tư thục, thông tin không rõ ràng. Vấn đề nằm ở con số 95%, nội bộ các trường không thống nhất được, thế là mất đoàn kết, không chỉ huy được trường.

Thực ra chuyện các trường họ không đồng tình với định hướng đưa 95% tài sản đó thành của chung cũng dễ hiểu, bởi vì số vốn họ bỏ ra ban đầu đã khá lớn rồi (đối với thời điểm họ bỏ t.iền), trong khi đó cơ chế chính sách chưa thực sự tạo điều kiện và tạo ra một cuộc chơi công bằng giữa các trường công lập và ngoài công lập.

Bây giờ bỗng nhiên 95% tài sản biến thành của chung, nhiều người cho rằng họ bỏ t.iền ra làm giáo dục không phải để kiếm lời, nhưng số t.iền bỏ ra coi như để thành lập trường, và trước sau thì họ cũng muốn thu lại khoản t.iền ấy, còn trường thì phát triển, được hưởng lợi từ số t.iền họ bỏ ra ban đầu (nói cách khác là họ cho trường mượn t.iền).

- Giáo sư có thấy sự mâu thuẫn khi các trường ngoài công lập phải rất nỗ lực về tài chính, tự đầu tư cơ sở vật chất, đội ngũ giảng viên, công tác tuyển sinh… khó khăn còn chưa qua thì đã phải đối diện với quy chế phân chia 95% tài sản của trường thành của chung?

- Cái này còn phải chờ cơ chế mới. Hiện tại vẫn có 16 trường đại học tồn tại dưới chế độ dân lập. Trong khi đó năm 2005 có quy chế tư thục (gọi là quy chế tư thục 14) quy định hoạt động của trường như một doanh nghiệp và không nói tới tài sản chung. Năm 2009 có quy chế tư thục 61 và bắt đầu nói tới tài sản chung. Năm 2011 ra quy chế 63 mới nói rõ tài sản chung.

Hiện tại đang có hai loại tài sản chung: Một loại tài sản chung của trường khi hoạt động mà có, loại tài sản này gọi là thuộc sở hữu chung có thể phân chia. Bên cạnh đó có loại tài sản chung thuộc sở hữu không phân chia (tài sản của trường dân lập lúc chuyển đổi mang sang – 95%). Tài sản chung này cũng chia thành cổ phiếu, được hưởng cổ tức hàng năm, nhưng không ai được lấy ra, mà phải dùng nó để đ.ập lại vốn cho tăng lên.

Tài sản này do một người trong trường đứng ra trông nom, tuy nhiên theo tôi nếu quyết định vấn đề gì của trường mà người này giơ tay biểu quyết thì coi như xong? Không cần phải bỏ phiếu, đó là bất cập. Và điều này lại càng nguy hiểm hơn, nếu người đại diện tài sản ấy không hiểu biết về giáo dục.

Hiện tại, chúng ta có ba loại trường. Loại thứ nhất, trường tư thục ra đời sau 2005, loại này không dính dáng tới dân lập, không có tài sản chung không phân chia (xã hội ta chưa có chuyện biếu, tặng tài sản cho một trường học, nên chỉ có tài sản chuyển từ dân lập sang là tài sản chung không phân chia), như vậy không có người trông nom và không bị người đó biểu quyết. Loại thứ hai là trường dân lập được chuyển đổi thành tư thục, có khối tài sản chung không phân chia, có người đứng ra trông nom và có quyền biểu quyết theo vốn, người này là người cầm cân nẩy mực, người cầm quyền. Loại thứ ba là 16 trường dân lập chưa chuyển đổi thành tư thục nên không có 95% tài sản chung, do đó không có người trông nom hiện giờ chỉ có 3 trường đại học dân lập đã chuyển đổi có người trông nom tài sản chung theo quy chế 63 và người đó có quyền tất cả.

- Giáo sư sẽ giải bài toán 95% này thế nào, nếu bà ở cương vị Bộ trưởngGiáo dục?

- Theo tôi, nếu đã có rồi thì nên xí xóa đi để chung tay phát triển, bởi vì sau khi bị lấy đi 95%, còn 5% thì một số thành viên của trường phải góp vốn tiếp để thành cổ đông của trường tư thục chuyển đổi theo quy định của Bộ. Theo tôi, số 95% tài sản này hãy giao cho HĐQT có trách nhiệm phải trông coi vì thực chất nó là công lao của tất cả thành viên của trường.

GS Hoàng Xuân Sính: Nếu không có t.iền, 30 năm nữa giáo dục vẫn rối - Hình 2

Sinh viên các trường ngoài công lập đang chịu thiệt thòi so với các trường công lập.

- Một bất cập khác hiện nay, chất lượng đào tạo của các trường tư thục hay dân lập bị đ.ánh giá thấp hơn các trường công lập, Giáo sư nhận định như thế nào về điều này?

- Không phải vậy, chất lượng không bằng chỉ vì không có t.iền. Ví dụ như lúc đầu thành lập trường chỉ đòi hỏi vốn điều lệ là 10 tỷ, sau là 30 tỷ, sau nữa tăng lên 50 tỷ, nhưng thực chất mức vốn đổ vào phải là 200 tỷ. Bởi vì các hoạt động từ đền bù đất cho tới xây trường đã ngốn hết cả đống t.iền rồi, vậy là tới khi bước vào đào tạo không còn kinh phí mà xoay nữa, thế nên nhiều trường cứ thoi thóp, bỏ dở thì coi như mất trắng, mà cố theo thì cũng khổ. Sinh viên các trường ngoài công lập đang chịu thiệt thòi so với các trường công lập. Ảnh minh họa, nguồn Internet.

Thực ra, trước đó ai cũng nghĩ xây trường rồi cho phép tuyển sinh, sinh viên vào học sẽ hoàn trả lại được vốn, nhưng nhiều trường không giải quyết được vấn đề sinh viên có vào không? Vì trường mới mở làm sao sinh viên vào ngay được. Tôi biết ở ngay Hà Nội thôi, có những trường chỉ lấy t.iền ở ký túc xá 100.000 đồng/tháng mà không có sinh viên.

Hiện nay có chuyện các trường cao đẳng xin lên thành đại học, cái này mới thực sự là vấn đề cần phải đề cập. Những trường này thuộc hệ thống công lập, xin lên thì dễ rồi, và với cái mác Đại học, họ dễ thu hút sinh viên hơn, nhưng thực ra chất lượng đào tạo chưa tương xứng. Đào tạo tràn lan và chất lượng thì không đảm bảo, đó mới là nguy cơ.

- Nhiều chuyên gia giáo dục nhận định, hiện nay nền giáo dục đang bộc lộ nhiều yếu kém, chất lượng đào tạo thấp, chương trình đào tạo chưa đáp ứng được với nhu cầu xã hội, kỹ năng thực hành sinh viên còn kém, Giáo sư có chia sẻ gì về ý kiến này?

- Xuất phát từ vấn đề dạy thêm, học thêm hiện nay. Học thêm không phải do chương trình SGK, học thêm do bố mẹ đòi hỏi học thầy giỏi cho con mình hơn con hàng xóm, học thêm vì lương thầy ít…

Vì sao chất lượng sinh viên kém? Đó là thời phổ thông các em phải học thêm nhiều, lên đại học sinh ra chán học, lười làm, chán học thì chất lượng kém… thầy cũng có hiện tượng tiêu cực. Tiêu cực này nối tiếp tới tiêu cực khác, nó giống như một loại virus lan dần ra, phá hủy từng phần của cơ thể.

Nền giáo dục cũng vậy thôi, cái gốc của vấn đề là người thầy, nhưng bây giờ nhìn đâu cũng thấy tiêu cực, giáo viên ra trường thất nghiệp tràn lan, muốn có việc phải chi t.iền chạy chọt. Khi họ bỏ t.iền ra chạy việc thì lại tìm cách thu lại, dù không minh bạch, không đẹp đẽ gì, nhưng đấy là thực tế của cuộc sống. Số t.iền phải bỏ ra dăm bảy chục triệu cho tới cả trăm triệu để chạy việc cũng chưa chắc gì gia đình họ có, mà phải vay mượn, thế chấp… cho nên khi đã có việc họ sẽ chèn ép học sinh, sinh viên để k.iếm t.iền trả nợ.

- Nói như giáo sư thì nền giáo dục của ta đang như một “mớ bòng bong” rồi, ngay trong môi trường giáo dục mà đã nhiều tiêu cực như vậy thì ở những lĩnh vực khác làm sao tránh được?

- Giáo dục hiện nay như mớ bòng bong là chính xác. Tôi cam đoan trong lần này đổi mới căn bản giáo dục, nếu không giải quyết được vấn đề gốc đó là t.iền thì 30 năm nữa sẽ càng rối. Chẳng phải cứ cho bao nhiêu từ tốt đẹp vào đổi mới mà nó sẽ đổi mới được, không có đâu. Tôi vẫn đề nghị, t.iền không thể bới ở đâu ra được, nước thì nghèo cho nên chúng ta phải tiết kiệm, đầu tư vào chỗ nào cho đúng, chứ đừng đổ t.iền ra tràn lan.

Theo Giáo dục Việt Nam

Lại phải sửa quy chế tuyển sinh?

Các chuyên gia tuyển sinh cho rằng kỳ thi "ba chung" nên duy trì nhưng quy chế tuyển sinh cần phải tiếp tục được điều chỉnh để tránh bất cập khi áp dụng vào thực tế.

Nhiều chuyên gia tuyển sinh nêu quan điểm: Quy chếtuyển sinh cần phải được giữ ổn định để tránh làm khó cho trường và thí sinh (TS). Tuy nhiên, trước việc quy chế tuyển sinh năm 2012 sửa đổi một số điều gây bất cập, đại diện nhiều trường cho rằng quy chếtuyển sinh năm 2013 sẽ phải tiếp tục được xem xét sửa đổi.

Xem xét lại điều 33

Việc Thường trực Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ vừa có văn bản gửi Bộ GD-ĐT đề nghị cho phép các trường ĐH ngoài công lập tại ĐBSCL được vận dụng điều 33 trong quy chếtuyển sinh cũ, là một minh chứng cho thấy quy chếtuyển sinh năm 2012 với việc bỏ quy định tại điều 33 (cho phép các trường dành chỉ tiêu tuyển sinh để đào tạo theo địa chỉ và đào tạo nhân lực cho địa phương, mức chênh lệch điểm trúng tuyển giữa các khu vực được phép lớn hơn 0,5 nhưng không quá 1 điểm) đã làm cho các trường, đặc biệt là các trường ngoài công lập tại các tỉnh chới với.

Lại phải sửa quy chế tuyển sinh? - Hình 1

Tân sinh viên nộp đơn nhập học ở Trường ĐH Kỹ thuật Công nghiệp TPHCM.

Các trường ĐH ngoài công lập tại khu vực ĐBSCL chỉ tuyển được 50% chỉ tiêu. Đó là nguyên nhân khiến Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ phải có đề nghị tréo ngoe này.

Tuy nhiên, không chỉ ở ĐBSCL, nhiều trường ĐH ở các tỉnh khác cũng vì quy chế33; sửa đổi mà khó khăn lại càng chồng chất. Đại diện một trường ĐH ở Đồng Nai cho biết các năm trước khi được áp dụng quy chế 33, trường có thể gọi được khoảng 30%-40% chỉ tiêu từ diện này năm nay dù kéo dài thời gian xét tuyển nhưng vẫn như "cảnh chợ chiều". "Ban Chỉ đạo Tây Nam Bộ kiến nghị như vậy là hợp lý, bởi vì nếu không có một chính sách ưu tiên nào trong tuyển sinh đối với các trường tỉnh, thì TS không dại gì vào các trường này mà sẽ chọn các trường ở TP lớn" - vị này nói.

Nhưng cũng có nhiều ý kiến cho rằng không nên áp dụng lại quy định cho phép nới điểm sàn. Tiến sĩ Ngô Đức Tuấn, Trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Luật TPHCM, cho rằng điểm sàn hiện nay là vừa tầm, không thể vì tuyển sinh không được mà xin nới điểm theo quy chế cũ. Nếu TS không đủ điểm vào ĐH thì nên chuyển hướng vào CĐ hoặc CĐ nghề để bảo đảm chất lượng đầu vào.

Tuy nhiên, ông Tuấn cho rằng việc bộ điều chỉnh quy định tại điều 33 của Quy chếtuyển sinh 2012 có điểm phải xem xét lại vì chưa rõ ràng. Đó là quy định tuyển thẳng TS ở 62 huyện nghèo. Theo ông Tuấn, việc phải đào tạo 1 năm dự bị cho đối tượng này trường không thể "gánh" được vì số lượng TS này không nhiều bộ cũng không quy định rõ TS thuộc diện này có được miễn học phí hay không nên việc áp dụng rất rối.

Tiến sĩ Phạm Thái Sơn, Phó trưởng Phòng Đào tạo Trường ĐH Công nghiệp Thực phẩm TPHCM, cũng cho rằng bộ cần có quy định chi tiết hơn, tránh kẽ hở để trường tự đặt ra những rào cản khác nhau khiến TS diện này mất cơ hội.

Cụ thể để tránh "chọi" nhau

Tiến sĩ Trần Mạnh Thành, Phó hiệu trưởng Trường CĐ Bách Việt, cho rằng năm nay, bộ không quy định rõ thời gian bắt đầu nhận hồ sơ xét tuyển nguyện vọng bổ sung mà các trường tự quy định khiến việc xét tuyển bị "loạn" Ngày 8/8, bộ định điểm sàn mà có trường nhận hồ sơ từ ngày 10/8, trong khi các trường phải mất ít nhất 1-2 tuần mới định điểm chuẩn và gửi xong giấy báo điểm cho TS. Điều chỉnh này gây bất lợi lớn cho TS, do đó thay vì quy định thời hạn kết thúc nhận hồ sơ thì nên quy định mốc bắt đầu nhận hồ sơ.

Ngoài ra, đại diện các trường cũng cho rằng việc bộ không rõ ràng trong việc cho phép TS đưa vật dụng vào phòng thi đã khiến các trường gặp rất nhiều rắc rối trong công tác tổ chức thi. Do vậy, năm tới, bộ cần có những quy định rõ ràng, kịp thời để không đẩy trường và TS vào thế khó như năm vừa qua.

Theo tiến sĩ Phạm Thái Sơn, việc bộ không phát hành cuốn Những điều cần biết... là một trong những yếu tố khiến khâu tuyển sinh thêm chệch choạc. Ông Sơn cho biết năm nay TS ghi hồ sơ sai rất nhiều, nhất là sai mã ngành chỉ vì TS không có một tài liệu mang tính pháp lý rõ ràng. Nhiều thông tin từ các nguồn khác nhau, trong đó có nhiều nguồn thông tin không chính xác khiến cho TS cũng sai theo. Do vậy, bộ cần xem xét phát hành lại cuốn Những điều cần biết... để TS tránh sai sót và thuận lợi cho trường trong việc điều chỉnh hồ sơ.

Theo Người Lao Động

Bạn thấy bài viết này có hữu ích không?
Có;
Không

Tin liên quan

Tin đang nóng

Miss Supranational: Indonesia đăng quang, Kim Duyên nói lý do Lydie Vũ trắng tay
17:02:19 07/07/2024
Diễn biến mới nhất drama Nam Thư: "Chính thất" bị mẹ chồng đổ lỗi, sẽ giao hết bằng chứng nếu ra toà
19:44:44 07/07/2024
Chồng thiếu gia của Midu cưng vợ ra mặt khi hẹn hò, lần đầu để lộ nhẫn cưới
17:51:07 07/07/2024
Mẹ chồng từ trong bếp phi ra với cái chảo rồi đ.ập tan tành chiếc TV mới mua
17:17:06 07/07/2024
Livestream tâm sự, Xoài Non "sượng trân" trước câu hỏi nhắc về chồng cũ
21:32:32 07/07/2024
Anh Trai Vượt Ngàn Chông Gai tập 2 có lượt xem trực tiếp trên YouTube tăng gấp 10 lần, có thời điểm còn vượt qua show "đối thủ"
19:34:00 07/07/2024
Hoàng Thùy đã căng: Đăng đàn ám chỉ ai đó bề ngoài tỏ ra thân thiết nhưng... thực chất bên trong nham hiểm
21:32:34 07/07/2024
Trước khi dính vào lùm xùm là "người thứ ba", Nam Thư thuê homestay tại Đà Lạt để làm gì?
18:04:37 07/07/2024

Tin mới nhất

Còn nhiều băn khoăn về chứng nhận giỏi cấp tỉnh với học sinh điểm IELTS cao

13:01:46 21/12/2022
Việc Hà Tĩnh công nhận học sinh (HS) giỏi cấp tỉnh với HS có điểm IELTS cao đang được dư luận quan tâm. Nhiều giáo viên phổ thông và giảng viên dạy Ngoại ngữ thể hiện băn khoăn trước việc này

Việc thực hiện chương trình, SGK mới còn nhiều khó khăn

12:01:38 21/12/2022
Tiếp tục chương trình giám sát chuyên đề Việc thực hiện Nghị quyết số 88/2014/QH13 và Nghị quyết số 51/2017/QH14 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông trên địa bàn tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu , sáng 20/12, Đoàn Đại biểu ...

Cấp phép tổ chức thi chứng chỉ HSK trở lại

11:01:38 21/12/2022
Theo thông báo mới của Bộ GD&ĐT chứng chỉ tiếng Trung (HSK) đã được cấp phép tổ chức duy nhất tại ĐH Thành Đông (Hải Dương)

Banner tìm hiểu ngày 22/12 của Trường ĐH Tôn Đức Thắng in hình lính Mỹ

10:45:40 21/12/2022
Trường ĐH Tôn Đức Thắng (TP.HCM) đang làm rõ trách nhiệm việc cơ sở ở Bảo Lộc đăng trên fanpage banner tìm hiểu truyền thống ngày 22/12 nhưng in hình lính Mỹ

Nhiều tỉnh cho học sinh nghỉ Tết hơn 10 ngày, Hà Nội lý giải nghỉ 8 ngày

10:36:43 21/12/2022
Lịch nghỉ tết của học sinh Hà Nội thiết kế theo quy định của Nhà nước. Nếu cho nghỉ thêm, hàng nghìn học sinh mầm non, tiểu học không ai trông nom vì bố mẹ vẫn phải đi làm

Trường ĐH Kiên Giang dự kiến tuyển hơn 1.600 chỉ tiêu năm 2023

10:01:37 21/12/2022
Năm 2023 Trường ĐH Kiên Giang tuyển sinh 22 ngành, trong đó có 2 ngành mới, dự kiến 1.675 chỉ tiêu. Trường ĐH Kiên Giang vừa tổ chức Hội nghị Tổng kết công tác tuyển sinh năm 2022 và đề ra các giải pháp, phương hướng để nâng cao hiệu qu...

Trường Đại học Hồng Đức nâng cao chất lượng đào tạo sinh viên ngành giáo dục mầm non

08:06:29 21/12/2022
Cùng với các ngành đào tạo khác, trong những năm qua, Trường Đại học (ĐH) Hồng Đức không ngừng đổi mới công tác quản lý, xây dựng và hoàn thiện nội dung chương trình đào tạo ngành giáo dục mầm non (GDMN) với mục tiêu đào tạo những giáo ...

Học sinh Hà Giang nghỉ Tết Quý Mão 12 ngày, từ 27 tháng Chạp

07:59:41 21/12/2022
UBND tỉnh Hà Giang quyết định cho học sinh trên toàn tỉnh bắt đầu nghỉ học từ ngày 18/1 đến hết ngày 29/1/2023. Ngày 19/12, Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Quyết định số 2341/QĐ-UBND về việc cho trẻ mầm non, học sinh, sinh viên các cơ sở gi...

Nhiều tiết dạy sáng tạo tại hội thi giáo viên dạy giỏi Hà Nội

07:59:05 21/12/2022
Ngày 20/12, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội tổ chức tổng kết hội thi giáo viên dạy giỏi thành phố cấp Trung học cơ sở năm học 2022-2023

Trường Đại học Kinh tế Quốc dân công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023

07:58:36 21/12/2022
Chiều ngày 20.12, Trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã công bố Đề án tuyển sinh đại học năm 2023. Theo đó, nhà trường tuyển sinh 60 mã ngành/chương trình với 6200 chỉ tiêu đại học chính quy

Tuyển sinh 2023: Đại học Kinh tế Quốc dân công bố đề án tuyển sinh

07:57:38 21/12/2022
Năm 2023, Trường đại học Kinh tế Quốc dân giữ nguyên 4 phương thức tuyển sinh và có sự thay đổi về chỉ tiêu mỗi phương thức để phù hợp tình hình thực tế

Cần cẩn trọng lựa chọn nhân sự, ra đề thi

07:56:12 21/12/2022
Một kỳ thi học sinh giỏi được tổ chức tốn rất nhiều công sức, tâm huyết của nhiều nhà giáo, học sinh và tốn kém t.iền bạc nhưng cũng là một hoạt động khuyến tài quan trọng của giáo dục địa phương. Vậy nên cấp tổ chức cần cẩn trọng trong ...

Có thể bạn quan tâm

Tuần mới (8-14/7): 2 t.uổi nhận lộc kinh doanh lãi đậm, 1 t.uổi chịu đủ vận hạn

Trắc nghiệm

23:56:09 07/07/2024
Trong khi 2 con giáp may mắn đổi đời nhờ kinh doanh thuận lợi, 1 con giáp lại phải đối mặt với nhiều khó khăn, thử thách.

Đến Sài Gòn ai cũng thích mê 1 món súp: Mách bạn 7 địa chỉ chất lượng nhất!

Ẩm thực

23:26:54 07/07/2024
Để tìm một quán súp cua ở Sài Gòn thì không khó, nhưng dưới đây là 7 địa chỉ bán món súp trứ danh này chất lượng nhất!

Cây hài sân khấu: Dũng Nhí - Gian khổ vẫn không ngớt tiếng cười

Sao việt

23:18:16 07/07/2024
Diễn viên Dũng Nhí có thể xem là cây hài trẻ của cải lương dù anh không còn trẻ nữa và đã lăn lóc với nghề hơn 20 năm.

Bắt trend mùa hè cùng U15

Thời trang

23:16:53 07/07/2024
Hè là khoảng thời gian để bạn tha hồ mặc đẹp. Không cần cầu kỳ, chỉ cần năng động, khỏe khoắn và bắt đúng trend của tụi mình.

'Anh trai say hi' tập 4: Chơi đùa với lửa, nóng hơn sa mạc

Tv show

23:15:41 07/07/2024
Trong tập phát sóng mới nhất của chương trình Anh trai say hi , khán giả đã được chứng kiến những tiết mục cực kỳ n.óng b.ỏng với sân khấu dàn dựng hoành tráng, ấn tượng và đầy bất ngờ.

Fan mong Daesung hát bài gì tại concert ở Việt Nam?

Nhạc quốc tế

23:09:36 07/07/2024
Tin vui dành cho các bạn fan của Daesung, nhiều bài hát nổi tiếng gắn liền với BIGBANG đã được anh chàng đem đến các concert diễn ra trước đó.

Những điều kỳ lạ nhất định phải trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu

Du lịch

22:39:42 07/07/2024
Danh sách này tập hợp những điều kỳ lạ nhất mà bạn có thể trải nghiệm khi đi du lịch ở châu Âu. Lễ hội trứng tráng khổng lồ (Bessières, Pháp)

Suzy kỷ niệm 14 năm gia nhập làng giải trí

Sao châu á

22:27:29 07/07/2024
Nữ thần tượng kiêm diễn viên chia sẻ khoảnh khắc vui vẻ trên Instagram cá nhân và nhận được nhiều lời chúc mừng từ khán giả toàn cầu.

Bin đổ cho Riot "giúp" T1 dù lỗi hoàn toàn là "tự hủy"

Mọt game

22:09:20 07/07/2024
Trong cuộc đối đầu mới đây giữa hai đội Bilibili Gaming và T1 thuộc khuôn khổ Esports World Cup 2024, T1 đã giành chiến thắng với tỉ số 2-1.

Ngân Sát Thủ công khai tình mới kém 9 t.uổi

Netizen

21:14:01 07/07/2024
Hai người chia tay, bốn người tìm được hạnh phúc là mối quan hệ hiện tại mà dân tình thấy ở ViruSs và Ngân Sát Thủ.