Gỏi cuốn Sài Gòn: Từ nhà hàng sang trọng đến gánh hàng rong
Đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh, thực khách có thể thưởng thức gỏi cuốn từ nhà hàng sang trọng đến các quán ăn bình dân và cả các gánh hàng rong.
Gỏi cuốn Sài Gòn – món ăn phổ biến ở Thành phố Hồ Chí Minh và Nam Bộ với độ thơm ngon, bổ dưỡng, bắt mắt giờ đây đã phổ biến ở khắp các vùng miền của Tổ quốc.
Đến thăm Thành phố Hồ Chí Minh, thực khách có thể thưởng thức gỏi cuốn từ nhà hàng sang trọng đến các quán ăn bình dân và cả các gánh hàng rong.
Gỏi cuốn được cuốn bằng bánh tráng làm từ bột gạo xay nhuyễn, tráng mỏng pha thêm bột năng sẽ làm cho bánh dai, phẳng đẹp rồi phơi khô để bánh không rách trong quá trình cuốn. Bên trong gỏi cuốn là những nguyên liệu phong phú nhưng dễ tìm như rau thơm, bún, tôm, thịt nạc, hẹ thơm.
Món gỏi cuốn có thể chấm với nước mắm chua ngọt, mắm nêm hay tương ớt để tăng thêm vị chua, cay, mặn, ngọt rất hấp dẫn, kích thích vị giác. Gỏi cuốn hấp dẫn thực khách bởi nét đặc trưng vốn có là thanh đạm, bình dị và gần gũi./.
Video đang HOT
Gỏi cuốn Sài Gòn được đánh giá cao hơn bởi cách chế biến giữ hương vị thực phẩm nguyên chất nhất, tự nhiên nhất, không qua xử lý dầu mỡ và dùng nhiều rau xanh.
Những món ăn đường phố "ăn là mê" khi lang thang Sài Gòn
Gỏi cuốn, bò bía, bánh tai yến, bánh xèo... là những món ăn đường phố ở Sài Gòn đốn tim nhiều du khách khi đến thành phố sôi động này.
Gỏi cuốn
Gỏi cuốn là món ăn đường phố được nhiều người yêu thích khi đến Sài Gòn. Đây là món ăn được trang du lịch của hãng CNN xếp hạng đứng thứ 30 trong số "50 món ăn ngon nhất thế giới" và ngày càng được nhiều du khách trong và ngoài nước tìm đến thưởng thức.
Gỏi cuốn là món ăn đường phố ở Sài Gòn đốn tim nhiều du khách trong và người nước. Ảnh: I.T
Có thể nói, gỏi cuốn là một món ăn dân dã nhưng hết sức độc đáo bởi cách ăn mộc mạc, nguyên liệu dễ kiếm, thân thuộc với mỗi người và có thể linh động thay đổi theo mùa hoặc tùy theo sở thích của người thưởng thức mà chế biến. Người ta có thể cuốn nhân thịt, tôm, cá chiên xắt mỏng, trứng gà luộc... kèm với các loại rau thơm, sau đó gói lại cẩn thận. Điều làm nên sự khác biệt của món cuốn chính là nước chấm, đây là linh hồn của món ăn. Nước chấm được pha chua ngọt, đậm đà, đôi khi thức chấm kèm theo là nước mắm pha có nhiều lạc rang, mặn vừa miệng kèm với vị thơm và béo bùi.
Bánh mì
Bánh mì là một món ăn kỳ diệu. Nó hợp với tất cả mọi thứ và có thể ăn kèm với bất cứ món gì, vì thế việc kết hợp như thế nào luôn là yếu tố quan trọng để tạo nên một ổ bánh mì ngon miệng. Hãy tưởng tượng, răng bạn sẽ ngập sâu vào lớp vỏ bánh mì vừa giòn vừa thơm và bên trong là những miếng thịt heo nướng còn ấm nóng với hương vị vô cùng hấp dẫn. Tùy mỗi hàng mà có công thức chế biến bánh mì khác nhau, có hàng lại nổi tiếng là có patê ngon, hàng thì có thịt dăm bông "chuẩn", hay bơ phết béo thơm... Và đó là điểm nhấn để tạo nên thương hiệu cho ổ bánh mì của họ.
Bạn sẽ cảm nhận vị thanh mát của dưa leo, rồi vị chua ngọt của cà rốt, đu đủ ngâm chua, có thêm một loại xốt kiểu riêng của mỗi quán. Nếu là người có thể ăn cay thì thêm vào một chút tương ớt hoặc ớt lát, xuýt xoa mãi không thôi.
Bánh xèo
Một món ngon đường phố mang đậm hơi thở của ẩm thực Nam Bộ chính là món bánh xèo. Món ngon này được ví như món bánh crepe tuyệt ngon của Việt Nam. Khi thưởng thức các bạn sẽ cảm nhận được lớp vỏ bánh giòn tan, còn phần nhân bánh là sự hòa quyện của tôm, thịt và có giá đỗ cộng thêm một chút rau thơm.
Bạn sẽ cảm nhận vị giòn tan của vỏ bánh quyện với vị ngọt của tôm thịt. Ảnh: I.T
Cách ăn món này cũng không quá phức tạp, các bạn hãy cắt một góc bánh sau đó cuốn lại bằng bánh tráng, rau sống và đồ chua. Món ăn này muốn ngon phụ thuộc rất nhiều vào nước chấm, nước chấm có đậm đà thì món bánh xèo mới càng tăng thêm sự hấp dẫn. Chấm miếng bánh xèo với thứ nước chấm chua ngọt được pha chế đặc biệt, bạn sẽ cảm nhận hương vị của miền Nam Bộ lan tỏa trên đầu lưỡi.
Bò bía
Thường bị nhầm lẫn với gỏi cuốn, bò bía lại có cách chế biến cầu kỳ hơn đôi chút. Vốn là món ăn của người Hoa, theo năm tháng, bò bía Sài Gòn dần có nhiều biến đổi, nhưng xoay quanh vẫn là 5 loại nguyên liệu chính: lạp xưởng, tép khô, trứng vịt, củ sắn cắt sợi, xà lách và được cuộn bên ngoài bằng một lớp bánh tráng mỏng, chấm với nước tương đặc chế.
Bánh tai yến
Bánh tai yến là món ăn nghe lạ tai nhưng hấp dẫn khi lang thang Sài Gòn. Ảnh: I.T
Món bánh có cái tên thú vị như vậy là do ban đầu được người dân quê đặt theo hình dáng giống như tổ chim yến của chiếc bánh, rồi lâu ngày đọc chệch đi thành "tai yến". Ở một số nơi, bánh tai yến còn được gọi là bánh nón. Một chiếc bánh tai yến "đúng chất" phải đảm bảo được vị dai dai, sừn sựt của bột gạo chín trong lòng bánh, độ xôm xốp của lớp vỏ bên ngoài, cùng vị ngọt thanh mát của đường và nước dừa, bên cạnh những yêu cầu về hình dạng, màu sắc...
Cô giáo Lào Cai ngày nào cũng nấu cơm cho 3 người ăn, ngon đến nỗi không thừa một miếng Mỗi ngày chị Nguyễn Hồng sẽ dành 200-250 nghìn đồng để mua thực phẩm và chế biến. Quan trọng nhất là bữa cơm nào cũng đầy đủ dinh dưỡng, có chất đảm, chất xơ, vitamin... Là cô giáo nên phải lên lớp cả ngày nhưng chị Nguyễn Hồng (40 tuổi, Lào Cai) vẫn thường xuyên vào bếp nấu ăn cho gia đình. Với...