Gốc rễ vẫn là con người
Sóng và máy tính cùng với phần mềm tổ chức dạy học, quản lý học tập và quản lý nội dung học tập trực tuyến là điều kiện cần, rất quan trọng để dạy học theo phương thức mới.
Ý thức trách nhiệm trong dạy và học trực tuyến đã được nâng lên một bước. Ảnh minh họa
Tuy nhiên, điều kiện đủ của nó vẫn là con người. Con người là gốc của mọi công việc và chính họ sẽ làm nên thành công cho phương thức mới, phương thức dạy học trực tuyến.
Phát triển các kỹ năng dạy học mới
Giáo dục trong môi trường kỹ thuật số đòi hỏi nhà trường phải trau dồi các kỹ năng dạy học hiện có và rèn luyện, nắm bắt những kỹ năng dạy học mới.
Trước hết, dựa trên chương trình dạy học trực tiếp hiện hành, chúng ta cần cấu trúc lại để chuyển tiếp sang dạy học kỹ thuật số một cách linh hoạt, phù hợp và sáng tạo nhất. Tức là làm “mới hóa” các thành tố trong chương trình dạy học trực tiếp.
Mục tiêu dạy học hạ thấp đích đến cho người học, tới mức tối thiểu, chỉ cần học sinh đạt được những yêu cầu cơ bản, cần thiết nhất của môn học hoặc hoạt động giáo dục. Từ đó sẽ giảm áp lực đáng kể cho giáo viên và học sinh khi phải học tập trong môi trường phi truyền thống. Nội dung dạy học được tinh giản và giảm tải đáng kể. Xây dựng lại kế hoạch dạy học, tùy thuộc vào cấp học, khối lớp. Có thể cắt giảm thời lượng và ngay cả giảm bớt môn học và lập thời khóa biểu mới và chia sẻ công khai cho từng gia đình học sinh.
Về việc đánh giá học sinh, tôi cho rằng cần hạn chế kiểm tra và đánh giá những nội dung học tập không cơ bản, đọc thêm, nâng cao hay tự chọn. Vì điều kiện học tập của học sinh, nhà trường không đồng đều, phương pháp đánh giá qua trực tuyến lại không đáng tin cậy, nhiều rủi ro. Chúng ta phải chấp nhận kết quả chất lượng giáo dục thấp hơn so với khi dạy học trực tiếp.
Phương pháp dạy học bằng trực tuyến rất khác, có cả một hệ thống kỹ năng dạy và học riêng cho giáo viên và học sinh. Vì thế, phải có hướng dẫn hay tập huấn ở cấp quốc gia. Bằng không có thể “cơm chấm cơm” thông qua trao đổi tại các trường, dựa trên trải nghiệm dạy trực tuyến của những lần đóng cổng trường, chống dịch trước.
Trọng tâm hướng dẫn cần tập trung vào: Tăng cường phương pháp dạy học “lớp học đảo ngược”. Nghĩa là học sinh được giáo viên giao nhiệm vụ học tập thông qua gửi trước tài liệu, video minh họa để các em tự học trước ở nhà. Thời gian học sinh tương tác với giáo viên trên màn hình được thu ngắn đáng kể, chủ yếu là đặt câu hỏi và thảo luận hay đưa ra lời giải, đáp án các bài tập cũng như đánh giá kết quả học tập của học sinh. Với cách này, sẽ rất tốt để rèn luyện thói quen tự học, phong cách học tập suốt đời cho các em.
Trong 4 bước của quá trình dạy học trên lớp, cần đặc biệt chú ý tới bước 1, tức là tạo cho học sinh có cảm xúc vui nhộn và khơi dậy “sự thúc giục của tính ham muốn – thích thú – vui say” cho học sinh. Các hoạt động học tập tiếp theo, trong đó có hoạt động luyện tập và ứng dụng cũng cần được thiết kế lại, ngắn gọn, tối đa hóa dưới dạng các trò chơi, thảo luận nhóm sao cho giáo viên càng tương tác nhiều với học sinh càng tốt. Thực chất, đây được hiểu là các biện pháp phát triển trí tuệ cảm xúc, bên cạnh phát triển trí tuệ logic cho học sinh.
Video đang HOT
Không truyền đạt kiến thức khô khan, theo kiểu thuyết giảng một chiều giữa giáo viên và học sinh. Giáo viên cần đầu tư thiết kế hay tham khảo kho tài nguyên bài giảng điện tử theo phương pháp dạy học kiến tạo kiến thức cho học sinh. Dưới sự gợi mở, dẫn dắt của giáo viên, học trò được trải nghiệm qua các hình ảnh video sống động, lôi cuốn, từ đó hình thành kiến thức cơ bản cho bản thân mỗi em.
Học sinh chủ động trong giờ học trực tuyến. Ảnh minh họa
Rèn luyện ý thức trách nhiệm của người học và người dạy
Để triển khai dạy học trực tuyến có hiệu quả, các nhà trường cần chú ý phát triển các kỹ năng mềm cũng như hiểu các quy luật của tâm lý học nhận thức. Do đặc thù lớp học kỹ thuật số, kỹ năng giao tiếp trong môi trường dạy học trực tuyến cần ngắn gọn, rõ ràng, dễ hiểu. Thảo luận nhóm rất quan trọng, học sinh cần được tham gia các hoạt động chung của nhóm trong quá trình học. Phản hồi tích cực của giáo viên cho học sinh càng nhanh, càng sớm càng tốt.
Các bài tập giao về nhà cần rõ ràng, trong sáng và phải được chấm điểm chính xác, trong thời gian ngắn nhất có thể, để sớm công bố cho học sinh và gia đình các em. Mặt bằng kỹ năng dạy học kỹ thuật số không đồng đều trong đội ngũ giáo viên, nó phụ thuộc vào khả năng sử dụng các thiết bị công nghệ, có vốn riêng tích lũy kho phần mềm giáo dục, lớn tuổi và nhỏ tuổi và cả trình độ ngoại ngữ. Sự chân thành, cảm thông, giúp nhau tận tâm là những đức tính cần thiết, được lan tỏa rộng rãi ở các cơ sở giáo dục.
Kỹ năng quản lý thời gian học còn quan trọng hơn trong môi trường học tập truyền thống. Linh hoạt và làm chủ thời gian một cách khôn ngoan, như khi xảy sự cố mạng và trục trặc phần cứng thiết bị kỹ thuật số. Rất cần tính kỷ luật, tự giác cao cùng với chấp hành những quy định quản lý giờ học cụ thể cho cả thầy và trò. Giáo viên phải chuyên cần để có khả năng đánh giá thông tin và cập nhật tài liệu học tập, đảm bảo tính phù hợp và kịp thời. Giáo viên phải tự học, tự bồi dưỡng để có trình độ công nghệ nhất định, trước hết có khả năng khắc phục các sự cố kỹ thuật nhỏ thuộc về phần cứng và phần mềm thiết bị mạng.
Coi trọng bảo vệ sức khỏe tâm thần cho giáo viên và sinh bằng cách lồng ghép vào các bài học dạy trực tuyến. Qua nghiên cứu chỉ ra, có tới 74% người học không hứng thú và thỏa mãn khi học trực tuyến và 57% cảm thấy bài giảng khó hiểu và khó tập trung hơn so với dạy trực tiếp. Theo UNICEF, đại dịch khiến gia tăng các triệu chứng bên trong (lo lắng, trầm cảm), bên ngoài (hành vi gây rối và chống đối) và các triệu chứng thể chất liên quan tới căng thẳng (đau đầu, đau bụng). Đây là hệ quả của việc giảm kết nối với thầy dạy, bạn học và cách ly xã hội khi học sinh không tới trường. Do đó, chăm sóc bản thân, không làm ảnh hưởng tới cơ thể, não bộ và luôn cân bằng cảm xúc cho mỗi người là công việc hệ trọng ở mỗi nhà trường.
Tăng cường rèn luyện tư duy tích cực cho giáo viên học sinh. Trong môi trường dạy học trực tuyến, giáo viên bị áp lực hay cáu giận khi học sinh không tập trung học tập, làm việc riêng. Học sinh mệt mỏi, mỏi mắt nên tranh thủ làm việc khác ngoài việc học. Cách nào để có sự thấu cảm giữa thầy và trò cần được lãnh đạo quan tâm, chú ý trao đổi, chia sẻ một cách rộng rãi trong toàn trường.
Học sinh Trường THCS Tân Châu học trực tuyến. Ảnh minh họa
Kết dính chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường
Phối hợp giữa gia đình và nhà trường, từ lâu đã trở thành nguyên lý giáo dục. Trong môi trường dạy học trực tuyến trở thành nguyên lý vàng. Tham gia trực tiếp, không đứt gãy của mỗi gia đình học sinh là yếu tố cấu thành, không thiếu được của dạy học trực tuyến. Các lớp cho học sinh nhỏ tuổi, cha mẹ học sinh hoặc người trưởng thành phải song hành học tập cùng con.
Đặc biệt, riêng học sinh lớp 1 và lớp 2 có kế hoạch học tập riêng và cha mẹ các em cũng phải biết điều này và không để phó mặc cho nhà trường. Ta biết, học sinh lớp 1 chú ý có chủ định rất hạn chế, thiếu tính bền vững, dễ bị phân tán bởi xung quanh. Các em chỉ có thể chú ý tối đa 25 phút khi học trực tiếp. Trong dạy học trực tuyến, sự chú ý này cũng chỉ 10 tới 15 phút là nhiều. Trí giác mang tính đại thể, ít đi vào chi tiết. Do đó, rèn các kỹ năng cơ bản về đọc, nghe, nói và viết hay làm tính ít hiệu quả khi các em buộc phải học qua trực tuyến.
Trí tưởng tượng của các em còn đơn giản, nên rất cần có sự mô tả hướng dẫn trực tiếp của thầy cô và gia đình. Đặc biệt, các em chưa đủ ý chí để thực hiện mục tiêu đến cùng, dù đó là đơn giản. Các em vẫn còn ham chơi, chưa thích học, chưa thoát ra thói quen khi còn học mẫu giáo. Dạy học mang nặng mục tiêu làm quen, “giữ trẻ”, tạo cho các em có tâm lý bình thường, đang được đi học cùng các anh chị lớn tuổi. Cha mẹ phải đồng hành cả buổi học. Lúc này, rèn kỹ năng sống là chính, không hy vọng nhiều vào việc dạy học có hiệu quả các kiến thức cơ bản cho các em. Viết đúng chưa cần viết đẹp; Biết làm tính chưa cần tính nhanh.
Nội dung học bắt buộc phải thông qua kênh hình, có màu sắc rực rỡ, sinh động qua đó hình thành khái niệm sơ khai mang tính đầu đời ở trẻ đầu cấp tiểu học. Hình thức học nhẹ nhàng, lôi cuốn, hấp dẫn như xem tranh, xem phim hoạt hình, vốn từng quen thuộc với các em. Các video hay clip hấp dẫn rất có ích cho dạy học trực tuyến với lớp nhỏ tuổi. Cách học “Học mà chơi và chơi mà học” là phương thức dạy học cho trẻ nhỏ tuổi tốt nhất trên không gian học kỹ thuật số.
Ngược lại, với học sinh lớn tuổi rất dễ bị mặt trái của mạng xã hội lôi cuốn, như nghiện game online, phim ảnh độc hại hoặc tham gia các trò chơi điện tử, mua bán hàng, trò đỏ đen hay các clip trên YouTube vô bổ khác. An ninh mạng chỉ có thể thực sự an toàn khi có sự hỗ trợ, sự giám sát thường xuyên liên tục của gia đình, trong suốt thời gian các thiết bị điện tử hoạt động cũng như con em mình ngồi trước màn hình.
Khuyến học dòng họ: Chuyển mình theo kỷ nguyên số
Học tập suốt đời được coi là giải pháp hữu hiệu để có năng lực sống và làm việc trong một đất nước đang từng bước tiếp cận với cách mạng công nghiệp lần thứ tư và thích ứng với yêu cầu chuyển đổi số quốc gia.
Quỹ khuyến học dòng họ Triệu ở làng Trí An (xã Nam Hoa, huyện Nam Trực) trao học bổng cho học sinh nghèo.
Do vậy, mỗi cá nhân, dòng họ có sự thay đổi để bắt kịp yêu cầu của kỷ nguyên số.
Bắt nhịp làn sóng giáo dục mới
Nam Định hiện có trên 450.000 gia đình đăng ký gia đình học tập, 4.600 dòng họ đăng ký mô hình dòng họ học tập, 3.500 thôn, làng, tổ dân phố đăng ký cộng đồng học tập. Các phong trào "Gia đình học tập", "Dòng họ học tập", "Cộng đồng học tập" và "Đơn vị học tập" được triển khai rộng khắp ở tất cả thôn, làng, tổ dân phố.
Ông Triệu Hữu Thiểm - đại diện dòng họ Triệu ở làng Trí An (xã Nam Hoa, huyện Nam Trực) cho biết: Hằng năm, Ban khuyến học dòng họ đều tổ chức tuyên dương khen thưởng, động viên, nêu gương những người học tốt, đạt kết quả cao trong học tập để con em trong họ noi theo. Ban khuyến học dòng họ quán triệt từng gia đình, từng thành viên trong họ quan tâm giáo dục con cháu tu dưỡng, tích cực học tập, học giỏi.
Dòng họ Triệu không chỉ quan tâm tới việc học tập của con cháu mà còn coi trọng việc học của người lớn với nhiều hình thức như: Học ngoại ngữ, tin học, nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, lý luận chính trị. Dòng họ khuyến khích các nhân, gia đình tham gia lớp học nghề như mây tre đan, móc len, thêu ren, điện dân dụng, kỹ thuật chăn nuôi và trồng trọt... để phục vụ công việc và cuộc sống, đáp ứng yêu cầu của cuộc cách mạng 4.0.
Tại xã Đồng Liên (TP Thái Nguyên, tỉnh Thái Nguyên), dòng họ Hoàng có hơn 700 hộ gia đình, hơn 1.700 nhân khẩu. Với truyền thống hiếu học, dòng họ luôn chú trọng công tác khuyến học, khuyến tài. Hằng năm, các gia đình trong dòng họ đều được quán triệt quy ước học tập của dòng họ. Đến cuối năm, dòng họ họp mặt, tổng kết và khen thưởng cho những người đạt thành tích cao trong học tập.
Ông Hoàng Việt Dũng - Trưởng dòng họ Hoàng ở xã Đồng Liên cho hay: Cùng với việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền về truyền thống hiếu học, phối hợp với các gia đình chăm lo cho con cháu học hành, hằng năm, Ban khuyến học dòng họ còn huy động các gia đình có điều kiện kinh tế giúp đỡ cho học sinh nghèo. Đối với các hộ gia đình nghèo thì hỗ trợ vốn để sản xuất, làm ăn...
Ban Khuyến học dòng họ đã tuyên truyền, động viên người lớn trong dòng họ tích cực tham gia học tập theo phương châm "cần gì học nấy" như: Sinh hoạt trong trung tâm học tập cộng đồng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, thư viện văn hóa của khu, tự học trên ti vi, qua mạng Internet, giao lưu, tham quan, du lịch, tủ sách dòng họ. Đặc biệt, các kiến thức được học luôn cập nhật với yêu cầu mới, chú trọng đến ngoại ngữ, tin học.
Lớp học sửa chữa cơ khí, điện máy cho thanh niên tại xã Kim Bình, thành phố Phủ Lý (Hà Nam).
Thích ứng với chuyển đổi số
Đánh giá về ý nghĩa của chương trình Xây dựng xã hội học tập, GS Phạm Tất Dong - Phó Chủ tịch Thường trực Trung ương Hội khuyến học Việt Nam cho biết: Việc xây dựng xã hội học tập đã khuyến khích phong trào học tập suốt đời trong gia đình, dòng họ, cộng đồng và đơn vị. Các gia đình đã tích cực lao động, phát triển kinh tế, tích cực tham gia phong trào thi đua yêu nước.
Trong thời đại ngày nay, những khát vọng hiểu biết của con người dễ dàng hơn nhờ các thiết bị công nghệ số. Có nhiều diễn đàn được lập ra cho từng lĩnh vực, lứa tuổi và nghề nghiệp khác nhau. Đặc biệt, trong thời điểm dịch Covid-19 diễn biến phức tạp, việc ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) trong tổ chức dạy học ngày càng được chú trọng. Các lớp học trực tuyến đã và đang trở thành làn sóng giáo dục mới.
Do đó, chúng ta cần biết sử dụng những lợi thế và hạn chế những nhược điểm từ Internet và các thiết bị công nghệ số để có thể đạt kết quả tốt nhất trong học tập và làm việc. Cần triển khai chương trình học tập trực tuyến, đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong hoạt động dạy học, tạo điều kiện để các cơ sở giáo dục xây dựng, thu thập và khai thác nguồn tài nguyên giáo dục mở hữu ích.
Theo GS Phạm Tất Dong, trong giai đoạn tới, việc xây dựng xã hội học tập có nhiều thay đổi. Trong đó "giáo dục số", "chuyển đổi số", là nhiệm vụ, mục tiêu mà xã hội học tập ở giai đoạn tới cần đạt được, để đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên số. Xã hội sẽ hình thành mô hình công dân học tập có những năng lực cần thiết để xây dựng nền kinh tế tri thức, đáp ứng yêu cầu nhân lực chất lượng cao.
Cần xây dựng hệ thống giáo dục mở với những cơ chế, chính sách vận hành và hành lang pháp lý bảo đảm cho mọi công dân được thụ hưởng giáo dục, có được cơ hội và điều kiện học tập suốt đời. Hệ thống trường lớp, cơ sở GD&ĐT hoạt động trong môi trường số được nhân rộng, góp phần đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số quốc gia và hội nhập quốc tế.
Cùng quan điểm, TS Nguyễn Đắc Hưng - Vụ trưởng Vụ GDĐT, Dạy nghề (Ban Tuyên giáo Trung ương) cho rằng: Việc xây dựng xã hội học tập trong giai đoạn 2021 - 2030, nếu không đặt nặng vấn đề chuyển đổi số mà tiếp tục như giai đoạn trước là tập trung đầu tư cơ sở vật chất sẽ rất vất vả mới có thể thành công và khó theo kịp sự phát triển của thời đại mới.
Xã hội học tập tới đây phải hướng tới mục tiêu tạo ra các công dân số với đầy đủ năng lực, kỹ năng số, phục vụ việc phát triển bản thân và cộng đồng, đất nước. Muốn làm được điều này, yếu tố quan trọng cần có là cơ chế chính sách và tạo điều kiện để các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp tham gia hỗ trợ đào tạo kỹ năng số cho công dân. Đồng thời, huy động trí tuệ và sự đóng góp từ nguồn xã hội hoá để phát triển chuyển đổi số trong GD-ĐT.
Vùng an toàn có thể tổ chức dạy học trực tiếp từ tháng 10 Nội dung này được đề cập trong nghị quyết số 127 phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 9/2021. Ảnh minh họa. Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo cùng với các cơ quan, địa phương xây dựng, ban hành hướng dẫn an toàn để các trường học dạy học trực tiếp trở lại, phù hợp với diễn biến dịch bệnh....