‘Gỡ rối’ cho sinh viên năm nhất
Các bạn sinh viên năm nhất vừa mới chính thức bước vào giảng đường đại học được một khoảng thời gian ngắn.
Đây là năm học đầu tiên trong trường đại học nên sẽ có nhiều bỡ ngỡ, nhiều điều lo lắng. Để “gỡ rối” cho các tân sinh viên, TS Trần Thị Loan – giảng viên chính bộ môn Tâm lý – Giáo dục, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội 2 đã có những lời khuyên dành cho các bạn tân sinh viên.
Ảnh minh họa
TS Loan chia sẻ: Nhớ đến ngày xưa khi bắt đầu vào năm thứ nhất đại học, bản thân tôi cũng có biết bao nhiêu những lo lắng về cuộc sống. Trước kia ở nhà cùng với bố mẹ thì được chăm lo từ việc ăn, học, ngủ nghỉ như thế nào? Và từ khi bắt đầu cuộc sống sinh viên thì mình phải tự lập về việc học tập, về cuộc sống và các mối quan hệ.
Video đang HOT
Đến bây giờ, khi được tiếp xúc với các sinh viên năm thứ nhất, tôi cũng được các sinh viên chia sẻ những khó khăn liên quan đến học tập, liên quan đến các mối quan hệ và liên quan đến cuộc sống…
Khi nghe tâm sự của các em, tôi cũng đưa ra một số kinh nghiệm của bản thân để giúp các sinh viên có thêm hành trang trong cuộc sống sinh viên mới. Có 4 điều tôi muốn khuyên các sinh viên cần xác định khi bắt đầu bước vào một năm học mới, bắt đầu hành trang mới.
Thứ nhất đó là các bạn cần có một mục tiêu rõ rang: Tôi sẽ trở thành ai? Sau khi ra trường tôi sẽ trở thành một người như thế nào? Công việc của tôi ra làm sao và cuộc sống của tôi sẽ như thế nào? Và khi các bạn đã có một mục tiêu rõ ràng rồi thì các bạn sẽ lên cho mình một chiến lược cho từng năm một, từng kỳ học cũng như là đối với từng môn học.
Trong cả các lĩnh vực khác như cuộc sống, các mối quan hệ, phát triển các kỹ năng riêng của bản thân mình để đáp ứng được rằng là sau khi ra trường có thể đạt được mục tiêu mình đã đề ra. Mục tiêu nó giống như kim chỉ nam giúp các bạn bước đi. Và hãy kiên trì từ những hoạt động nhỏ của mình.
Thứ hai, các bạn cần phải có kỹ năng quản trị thời gian của mình để có thể cân đối được việc học tập và vui chơi giải trí, cũng như là thực hiện các hoạt động cá nhân sao cho linh hoạt để có thể tập trung vào những công việc chính, và “đập tan” sự trì hoãn ở trong bản thân các bạn. Và vì thế, khi có bất kể một công việc gì đến thì chúng ta cần phải quyết tâm làm nhanh.
Tiếp theo là các bạn sẽ kết nối các mối quan hệ với thầy cô, với bạn bè và với các anh chị ở khóa trên. Bởi vì mỗi một người thì đều sẽ có những kinh nghiệm, những trải nghiệm riêng và sẽ cho các bạn được những lời khuyên vô cùng bổ ích để các bạn lựa chọn cho mình một con đường đi đúng đắn.
Lời khuyên mà tôi muốn dành cho các bạn, đó là hãy luôn học tập, học hỏi từ những người xung quanh, học hỏi từ những cuốn sách mà các bạn có thể trau dồi thêm cho bản thân những kỹ năng tốt, để tạo cho mình một cuộc sống có chủ đích.
Đại học Bách khoa Hà Nội đón sinh viên trở lại trường từ 25/11
Đại học Bách khoa Hà Nội quyết định đón sinh viên trở lại trường từ 25/11 với điều kiện tiêm đủ hai mũi vaccine ngừa COVID-19.
Theo đó, Đại học Bách khoa Hà Nội quyết định đón sinh viên năm cuối và năm thứ tư đến trường từ sau 25/11, sinh viên năm 3 và 2 sau ngày 15/12. Còn lại, sinh viên năm nhất, tạm thời chưa trở lại trường.
Trường này đưa ra điều kiện, bắt buộc với sinh viên tiêm đủ hai mũi vaccine, đến trường để hoàn thành các học phần thí nghiệm, thực hành và bảo vệ đồ án, khóa luận. Với những học phần lý thuyết, bài tập, trường vẫn duy trì dạy trực tuyến.
Theo khảo sát của trường, đa số sinh viên các năm cuối đã được tiêm mũi một, đến khoảng 25/11 sẽ hoàn thành mũi hai. Đó là lý do trường quyết định mở cửa dần sau mốc thời gian này.
Đại học Bách khoa Hà Nội đón sinh viên trở lại trường từ 25/11.
Trường yêu cầu sinh viên tỉnh, thành về Hà Nội phải cập nhật tình trạng tiêm vaccine, các thông tin về khai báo y tế, nơi cư trú cho Phòng Công tác Sinh viên. Khi đã trở lại trường, các em phải quét mã QR bắt buộc tại cổng trường và cửa nơi làm việc bằng ứng dụng PC-COVID hoặc Sổ sức khỏe điện tử.
Đại học Bách khoa là một trong những trường đại học đầu tiên ở Hà Nội đưa ra lộ trình khá cụ thể cho việc đón sinh viên trở lại. Hà Nội được xếp vào nhóm cấp độ 1 (nguy cơ thấp - bình thường mới) về dịch bệnh. Điều này đồng nghĩa các trường trên địa bàn, bao gồm cả các đại học, được dạy học trực tiếp. Tuy nhiên, các đại học vẫn chưa thể mở cửa, chủ yếu do chưa yên tâm về độ phủ vaccine.
Sinh viên cần làm gì để "ngày tốt nghiệp không là ngày thất nghiệp"? Nhiều sinh viên lo lắng ra trường không kiếm được việc làm, nhưng các bạn có biết cách biến nỗi lo đó thành hành động hay chưa, đó mới là điều quan trọng. Vào đại học để làm gì? Làm sao để trong những năm tháng trên giảng đường đại học, sinh viên có đủ kiến thức, kỹ năng và tạo nên giá...