Gỡ khó cho học sinh “mắc kẹt” ở quê
Năm học 2021-2022 khởi đầu với nhiều khó khăn đặt ra đối với ngành Giáo dục Thủ đô cũng như toàn thể học sinh và phụ huynh.
Với những học sinh đang “mắc kẹt” ở quê, không kịp quay về Hà Nội thì việc học tập càng thêm gian nan… Nhằm bảo đảm quyền lợi cho tất cả các học sinh, ngành Giáo dục Thủ đô đã triển khai nhiều giải pháp gỡ khó, tạo điều kiện tốt nhất cho học sinh học tập, góp phần giảm bớt lo lắng cho các phụ huynh…
Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nam tạo điều kiện cho 3 học sinh của Hà Nội học tạm tại lớp 1A Trường Tiểu học Chính Lý (huyện Lý Nhân, tỉnh Hà Nam) do chưa thể trở về Thủ đô vì dịch Covid-19. Ảnh: TTXVN
Lo lắng vì con không kịp quay về Hà Nội
Giữa tháng 7-2021, anh Vũ Quang Minh cho con gái Vũ Ngọc Khánh Linh lớp 3A6, Trường Tiểu học Tân Mai (phường Tân Mai, quận Hoàng Mai) về quê nghỉ hè ở huyện Phù Ninh (tỉnh Phú Thọ). Không ngờ sau đó, Hà Nội thực hiện giãn cách xã hội khiến anh chưa thể đón con quay trở lại Thủ đô, kịp bước vào năm học mới. Anh Vũ Quang Minh cho biết, con gái vẫn ở quê, trong khi Hà Nội đã triển khai việc dạy và học nên anh cảm thấy rất bối rối. Biết tính con gái nhút nhát nên cuối cùng anh không chọn phương án xin học tạm ở quê cho con mà để con học trực tuyến với các bạn cùng lớp…
Tương tự, gia đình chị Trần Hồng Thúy cũng lo lắng khi có hai con theo học ở Trường Tiểu học Thành Công A và Trường Trung học cơ sở Thành Công (phường Thành Công, quận Ba Đình) đều đang ở quê Văn Lâm (Hưng Yên). Chị Trần Hồng Thúy cho biết, cả hai con của chị đều tham gia học trực tuyến, trong khi ông, bà ở quê lại không biết về máy tính và mạng internet. Chị không thể ở bên cạnh kèm con học nên chỉ có thể nhắc nhở từ xa, chuyển tin nhắn, bài vở của giáo viên hướng dẫn con học và làm bài tập. Mạng internet ở quê đôi khi có trục trặc, nên chị mong đón con lên Hà Nội sớm được ngày nào tốt ngày đấy…
Chung nỗi lo, chị Trần Thị Huyền (phường Khương Trung, quận Thanh Xuân) cho biết, chị hết sức lo lắng khi có con gái năm nay vào lớp 1 nhưng đang “mắc kẹt” tại tỉnh Hà Nam. “Rất may mắn là Phòng Giáo dục và Đào tạo quận Thanh Xuân đã hỗ trợ, liên hệ với Phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Lý Nhân (tỉnh Hà Nam) tạo điều kiện để con tôi vào học tạm tại lớp 1A Trường Tiểu học Chính Lý (huyện Lý Nhân). “Tôi đang tìm hiểu thủ tục, điều kiện rời Hà Nam vào Hà Nội như thế nào để đón con về sớm nhất có thể, bảo đảm việc học của cháu”, chị Huyền cho biết.
Gia đình anh Vũ Quang Minh, chị Trần Hồng Thúy, chị Trần Thị Huyền chỉ là 3 trong số rất nhiều gia đình có con “mắc kẹt” ở quê, chưa trở lại thành phố Hà Nội vì dịch Covid-19. Loay hoay, lo lắng, nhiều gia đình đã gọi điện đến cơ quan chức năng để tìm hiểu những quy định đón con em mình từ nơi khác về Hà Nội.
Tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh
Video đang HOT
Hiệu trưởng Trường Tiểu học Tân Mai (quận Hoàng Mai) Bùi Thị Thu Thanh cho biết, toàn trường hiện có 20 học sinh chưa về Hà Nội được, đang học trực tuyến hoặc học trực tiếp tại các tỉnh Hà Nam, Thái Bình… Ban Giám hiệu nhà trường đã phổ biến tới giáo viên chủ nhiệm các lớp thường xuyên trao đổi, hỗ trợ học sinh và phụ huynh khi học tập trực tuyến cũng như khi các em gặp khó khăn do chưa thích nghi với điều kiện học ở trường lớp mới.
Còn tại huyện Ứng Hòa, toàn huyện có 6 học sinh đang “mắc kẹt” tại các tỉnh Hà Nam, Thái Bình, Nam Định… Phó Trưởng phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Ứng Hòa Nguyễn Thanh Sơn cho biết, đơn vị đã chỉ đạo các trường trên địa bàn phối hợp chặt chẽ với các gia đình nhằm hỗ trợ, tạo điều kiện tốt nhất cho việc học tập của học sinh.
Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Phạm Xuân Tiến thông tin thêm, Sở luôn tạo điều kiện để học sinh không bị gián đoạn việc học. Với những học sinh có nguyện vọng, sẽ cho phép các em chuyển trường; những học sinh bị “mắc kẹt” ở địa phương khác do dịch Covid-19 cũng được quan tâm, hỗ trợ nếu quay lại trường cũ học tập, ngay khi các em có thể trở về Thủ đô.
Liên quan tới vấn đề di chuyển vào Hà Nội, Phó Giám đốc Công an thành phố Hà Nội Trần Ngọc Dương cho biết, chủ trương của thành phố không cấm người từ ngoại tỉnh trở về nhưng cần đáp ứng đủ điều kiện phòng dịch như không nằm trong vùng, địa phương có dịch, có kết quả xét nghiệm PCR âm tính (giá trị trong vòng 3 ngày), giấy tờ tùy thân, kê khai rõ điểm đến, quét mã QR tại các chốt kiểm soát dịch. Các bậc phụ huynh cập nhật thông tin từ các tỉnh, thành phố nơi học sinh đang cư trú để lên phương án đón các con phù hợp nhất, bảo đảm an toàn phòng, chống dịch.
Ngày 17-8, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có văn bản đề nghị các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương tiếp nhận, tạo điều kiện cho học sinh học tập tại nơi cư trú do dịch Covid-19, không nhất thiết phải học tại trường đang theo học, nhằm giúp học sinh không bị gián đoạn việc học tập. Theo đó, học sinh có thể học tạm ở trường nơi cư trú một thời gian, sau đó trở lại trường cũ học tiếp khi tình hình dịch bệnh được kiểm soát, hoặc chuyển về học hẳn ở nơi cư trú.
Đà Nẵng mở cửa cho doanh nghiệp phục hồi sản xuất
Đà Nẵng sẽ tháo gỡ nhiều khó khăn, vướng mắc cho doanh nghiệp và sẽ dần mở cửa trở lại để phục hồi sản xuất, kinh doanh.
Ngày 24-9, TP Đà Nẵng tổ chức hội nghị đối thoại với doanh nghiệp (DN) trong và ngoài nước nhằm lắng nghe những kiến nghị và tháo gỡ khó khăn cho DN trong bối cảnh chuẩn bị mở lại các hoạt động kinh tế - xã hội từ ngày 1-10.
Mong muốn được tự chống dịch
Ông Vy Văn Việt, Hiệp hội DN phần mềm Đà Nẵng, cho rằng TP cần có cơ chế thẻ xanh COVID để sớm đưa DN trở lại hoạt động bình thường. Bởi nhân sự của ngành phần mềm đã về các tỉnh khá đông, cần hỗ trợ để họ quay lại làm việc.
Nhiều DN khác kiến nghị tiếp tục được giảm lãi suất cho vay, giãn các khoản nợ đến hạn, miễn hoặc giảm các loại phí, lệ phí, thuế... để DN có nguồn tiền vượt qua khó khăn, khôi phục sản xuất. Đồng thời, các DN cũng đề nghị TP đẩy nhanh tốc độ bao phủ vaccine cho người lao động, cho DN nhỏ tiếp cận nguồn vốn để duy trì hoạt động. Ngành y tế cũng cần hướng dẫn DN test COVID-19 cho người lao động, chủ động ứng phó với dịch bệnh tại DN.
Ở nhóm DN nước ngoài (FDI), đại diện Công ty TNHH Đầu tư và phát triển Silver Shores cho rằng TP không nên buộc DN và cộng đồng vào với nhau mà nên để cho DN tự thực hiện phòng chống dịch, chính quyền chỉ phụ trách ở cộng đồng. "Khi chúng tôi tự chống dịch, đương nhiên chính quyền có thể kiểm tra, xử lý những DN làm không tốt" - vị này nói.
Ông Nguyễn Thanh Phúc, Tổng giám đốc Heineken TP Đà Nẵng, cho hay mô hình "ba tại chỗ" và hạn chế đi lại hiện nay là không bền vững. Công nhân làm việc "ba tại chỗ" thời gian dài ảnh hưởng đến tâm lý, sức khỏe, DN cũng mất khoản tiền rất lớn để triển khai nên cần sớm kết thúc việc này.
Theo ông Phúc, chính quyền phải cho phép lưu thông tất cả hàng hóa không thuộc danh mục cấm và đảm bảo sự thống nhất giữa các cơ quan. Đồng thời, Đà Nẵng cần sớm xây dựng kịch bản thích ứng an toàn với dịch bệnh trong tình hình mới.
Doanh nghiệp tại Đà Nẵng nêu nhiều khó khăn, kiến nghị với lãnh đạo TP. Ảnh: BTC
Rút ngắn thời gian cách ly, đơn giản giấy đi đường
Ông Ikeda Naoatsu, Chủ tịch Hiệp hội DN Nhật Bản - Chi hội Đà Nẵng (JCCID), thông tin hiện rất nhiều DN bị đứt gãy chuỗi cung ứng. Bởi lẽ Đà Nẵng phụ thuộc nguồn nguyên vật liệu từ các TP lớn, nếu không có sự lưu thông kết nối thì rất khó cho DN.
Hiệp hội này cũng đề nghị TP mở rộng giấy thông hành. Vì thực tế có một số DN đã tuyển được nhân sự mới nhưng người lao động không thể đến làm việc do vướng giấy đi đường.
"Có những DN phải làm thủ tục xin giấy thông hành cho hàng ngàn lao động tốn rất nhiều nhân lực và thời gian nhưng cũng không kịp tiến độ. Vì vậy, mong muốn của DN được hoạt động với 100% công suất để hoàn thành đơn hàng cho các đối tác" - ông Naoatasu nói.
Ông Jose Sanchez - Barroso Gonzalez, đại diện Hiệp hội Thương mại châu Âu tại Việt Nam (EuroCham), bày tỏ nguyện vọng sớm được mở cửa để làm việc. TP cần có kế hoạch phục hồi kinh tế trên cơ sở tham khảo các địa phương khác.
Hiện các chuyên gia gặp nhiều khó khăn về thủ tục nhập cảnh nên khi máy móc hư hỏng không thể sửa chữa được. Về vấn đề cách ly khi chuyên gia nhập cảnh, hiệp hội đề nghị rút ngắn thời gian cách ly, dựa vào số mũi tiêm vaccine và số lần xét nghiệm PCR.
Giải quyết nhiều bức xúc của doanh nghiệp
Phó Chủ tịch thường trực UBND TP Đà Nẵng Hồ Kỳ Minh cam kết TP sẽ tạo điều kiện cho DN nhỏ và siêu nhỏ tiếp cận vay vốn từ Quỹ đầu tư phát triển TP với lãi suất 0%. Bên cạnh đó, TP Đà Nẵng sẽ triển khai chương trình xây dựng nhà ở cho công nhân, miễn phí đào tạo nghề. TP cũng sẽ điều chỉnh giảm hệ số đối với các thửa đất có vị trí đặc biệt, điều chỉnh bổ sung hệ số phân vệt khu đất theo chiều sâu thửa đất.
"Cho phép gia hạn thuê đất thêm một năm đối với DN thuê đất theo hiện trạng sử dụng. Cho phép DN được điều chỉnh giãn tiến độ triển khai dự án đầu tư với thời gian không quá 24 tháng" - ông Minh cho hay.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng thay mặt lãnh đạo TP nhận trách nhiệm về việc không thông tin tình hình dịch bệnh bằng nhiều ngôn ngữ và thông tin chưa kịp thời cho các DN đầu tư nước ngoài.
Theo ông Quảng, Đà Nẵng đang tính toán các phương án để mở lại một số hoạt động kinh tế - xã hội, sản xuất, kinh doanh... từ ngày 1-10.
Ông Quảng cũng đề nghị ngành y tế có hướng dẫn sớm cho DN về thời hạn cách ly y tế đối với chuyên gia nước ngoài, có thể rút ngắn thời gian cách ly đối với chuyên gia đã tiêm vaccine. Ông cũng khẳng định đến giữa tháng 10 sẽ tiêm đủ vaccine mũi 1 cho người lao động trong khu công nghiệp và có kế hoạch tiêm phủ vaccine mũi 2.
Cũng theo ông Nguyễn Văn Quảng, DN phải có phương án cụ thể trong việc phòng ngừa, xử lý các tình huống xảy ra khi có F0 và Sở Y tế sẽ tập huấn cho các DN. "TP luôn hoan nghênh việc DN chủ động phòng chống dịch nhưng nếu như có F0 thì riêng DN không thể làm được, phải có sự hỗ trợ, thậm chí có sự chỉ đạo, hướng dẫn của các cơ quan chuyên môn và chính quyền mới làm được" - ông Quảng nói.
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cũng cho hay lãnh đạo TP đã thấy bất cập trong văn bản hướng dẫn của ngành y tế và đã chỉ đạo khắc phục, tiếp tục tháo gỡ khó khăn cho DN, người dân trong việc ra vào TP. Quan điểm của TP là tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân ra khỏi TP, quan tâm hơn với người vào TP để kiểm soát.
"TP cố gắng phấn đấu để mỗi người dân đều có một QR Code khi quét sẽ hiện đầy đủ thông tin cá nhân, số mũi vaccine, xét nghiệm... thay cho tất cả giấy đi đường trước đây. Tức là hướng đến việc người dân đi đâu cũng phải có ứng dụng trên điện thoại để quét QR Code giống như thẻ xanh" - ông Quảng nói.
Thời điểm chưa "sạch virus" nhưng F0 không còn khả năng lây: Dù có xét nghiệm dương tính vẫn đề xuất cho xuất viện, ngưng cách ly Bài viết dưới đây phân tích chính sách xuất viện và ngưng cách ly và đặt ra vấn đề liệu có nên loại bỏ xét nghiệm PCR ra khỏi bộ tiêu chuẩn hiện tại? Bối cảnh Việt Nam hiện tại Dịch bệnh COVID-19 đã và đang nóng hơn bao giờ hết, đặc biệt tại các tỉnh/thành phố phía Nam và nổi bật là...