Gỡ khó cho dạy học trực tuyến ở vùng cao Bắc Kạn
Ảnh hưởng của dịch Covid-19, học sinh tại nhiều địa phương của tỉnh Bắc Kạn đã phải tạm dừng đến lớp.
Hiện chỉ có một số trường có thể tổ chức dạy học trực tuyến cho học sinh, nguyên nhân chủ yếu do hạ tầng internet tại một số vùng chưa đáp ứng yêu cầu.
Hơn 1 tuần qua, trường Phổ thông Dân tộc bán trú THCS xã Cổ Linh, huyện Pác Nặm (Bắc Kạn) phải dừng học tập trung do địa phương này đã phát hiện nhiều ca mắc Covid-19 trong cộng đồng không rõ nguồn lây. Tuy nhiên, cũng như tất cả các trường khác của huyện vùng cao khó khăn nhất Bắc Kạn này, các em học sinh chỉ có thể ở nhà tự ôn bài, bởi gần một nửa số học sinh của trường thuộc diện gia đình khó khăn.
Thầy giáo Phạm Tuấn An, Hiệu trưởng nhà trường cho biết: “Do xã chúng tôi ở vùng khó khăn nên một số thôn sóng 3G chưa phủ đến hoặc rất yếu. Cho nên trong tuần đầu tiên chúng tôi phải tạm nghỉ, tới đây sẽ phải tìm giải pháp. Nếu không tổ chức học trực tuyến được, chúng tôi sẽ tổ chức các tổ giáo viên theo từng nhóm lớp, phân công đến từng thôn bản để hướng dẫn các em ngay tại nhà”.
Hiện chỉ có huyện Na Rì và thành phố Bắc Kạn có thể triển khai dạy học trực tuyến, trong khi đó 6/8 huyện, thành phố của tỉnh các trường phải tạm dừng học tập trung. Ông Trương Xuân Dũng, Trưởng phòng GD&ĐT huyện Na Rì cho hay, trong tuần học đầu tiên, huyện Na Rì có hơn 500 học sinh không thể học online do sống tại vùng chưa có sóng 3G hoặc không có máy tính, chiếm khoảng 10% số học sinh các bậc Tiểu học và THCS toàn huyện.
“Với tình hình dịch bệnh như hiện nay thì không biết khi nào mới dừng cả. Với một số vùng hẻo lánh chưa có mạng hoặc thiết bị, buộc giáo viên phải tổ chức đến giao bài, hướng tận nhà. Dù vất vả nhưng không còn cách nào khác cả. Sau khi dịch khống chế, học sinh quay lại trường chúng tôi sẽ cho ôn tập lại các kiến thức cơ bản rồi mới kiểm tra”, ông Trương Xuân Dũng cho biết.
Video đang HOT
Nhiều trường học tại Bắc Kạn chuyển sang học trực tuyến do dịch Covid-19 diễn biến phức tạpThực hiện chương trình “Sóng và máy tính cho em”, tỉnh Bắc Kạn dự kiến cần hơn 17.000 máy tính, điện thoại thông minh hỗ trợ các em học sinh, phần lớn là con em gia đình có hoàn cảnh khó khăn. Tuy vậy, cho đến thời điểm này mới chỉ có một số đơn vị tham gia ủng hộ với số lượng không đáng kể. Nhiều phụ huynh đã tìm mua lại máy tính cũ với giá từ 3-7 triệu đồng, nhưng với đồng bào vùng cao, đây cũng là số tiền không hề nhỏ.
Để đáp ứng nhu cầu cấp bách trong tình hình dịch hiện nay, Sở TT&TT Bắc Kạn đã có văn bản đề nghị các đơn vị viễn thông xem xét hỗ trợ cước 3G, 4G đối với công tác dạy, học của giáo viên, học sinh. Với các thôn, bản chưa có sóng 3G, yêu cầu các đơn vị viễn thông đẩy nhanh việc nâng cấp hệ thống hạ tầng mạng với mục tiêu trong năm 2022, học sinh tại 100% thôn bản đều có thể tham gia học trực tuyến.
Ông Lô Quang Tuyến, Phó Giám đốc Sở TT&TT Bắc Kạn cho biết: “Các đơn vị viễn thông đang tính toán bổ sung thêm các trạm BTS để phủ sóng 3G tại các điểm trắng sóng và các điểm cường độ tín hiệu còn yếu. Đồng thời, các đơn vị này cũng đang xem xét điều chuyển các trạm BTS phát sinh cước thấp sang khu vực khác để làm sao tỉ lệ phủ sóng 3G hiệu quả và sớm phủ sóng toàn bộ các địa bàn trong tỉnh, phục vụ tốt nhất việc học tập của các cháu học sinh”.
Dịch Covid-19 vẫn diễn biến khó lường nên việc sẵn sàng tổ chức dạy và học trực tuyến đạt hiệu quả cao là yêu cầu cấp thiết đối với ngành Giáo dục đào tạo. Riêng với các địa phương miền núi còn nhiều khó khăn như Bắc Kạn, rất cần sự chung tay, nỗ lực của chính quyền, các ngành và toàn xã hội để chương trình “Sóng và máy tính cho em” được đẩy nhanh và hiệu quả hơn./.
5 trường tại TP.HCM cho sinh viên học tập trung sau Tết
ĐH Công nghiệp TP.HCM, ĐH Công nghệ TP.HCM (HUTECH)... đã thông báo việc tổ chức giảng dạy và học tập theo hình thức tập trung tại trường sau Tết Nhâm Dần 2022.
Căn cứ tình hình dịch bệnh Covid-19, hiệu trưởng ĐH Công nghiệp TP.HCM đã thông báo về việc giảng dạy, học tập trước và sau Tết Nhâm Dần.
Cụ thể, từ ngày 14/2, các lớp thực hành/thí nghiệm ở ĐH Công nghiệp TP.HCM sẽ học tập theo hình thức tập trung tại trường. Đối với lớp lý thuyết, nhà trường quy định tùy thuộc đặc điểm môn học sẽ tổ chức kết hợp giảng dạy, học tập trực tiếp và trực tuyến (ưu tiên cho lớp của sinh viên năm cuối) hoặc toàn bộ trực tuyến.
Sinh viên ở TP.HCM về quê ăn Tết Nguyên đán. Ảnh: Duy Anh.
Trước đó, ngày 3/1-24/1, các lớp lý thuyết và thực hành/thí nghiệm của ĐH Công nghiệp TP.HCM tiếp tục học trực tuyến theo kế hoạch. Sinh viên năm cuối có nhu cầu làm thực hành/thí nghiệm phục vụ cho khóa luận tốt nghiệp có thể vào trường để thực hiện.
Sinh viên ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM) sẽ nghỉ Tết cổ truyền từ ngày 23/1. Sau kỳ nghỉ, thời gian trở lại học tập trung tại trường của sinh viên các khóa sẽ có sự khác nhau.
Cụ thể, sinh viên năm thứ nhất (khóa tuyển sinh 2021) của trường dự kiến bắt đầu học lại từ ngày 7/2. Sinh viên năm thứ hai, thứ ba và thứ tư học lại từ ngày 14/2.
Chia sẻ với Zing, tiến sĩ Phạm Tấn Hạ, Phó hiệu trưởng ĐH Khoa học Xã hội và Nhân văn (ĐH Quốc gia TP.HCM), cho biết ngày 7/2, sinh viên năm nhất sẽ ở lại Trung tâm Giáo dục Quốc phòng và An ninh của ĐH Quốc gia TP.HCM để học Giáo dục Quốc phòng.
Lịch nghỉ Tết Nhâm Dần của sinh viên ĐH Công nghệ TP.HCM ( HUTECH) từ 26/1 đến hết 13/2. Ngày 14/2, sinh viên sẽ bắt đầu học kỳ II và lựa chọn hình thức học tập theo mong muốn cá nhân dựa trên việc đáp ứng các yêu cầu tiêm vaccine; phòng, chống dịch Covid-19 theo quy định của trường.
Cụ thể, sinh viên ĐH Công nghệ TP.HCM sẽ có hai hình thức học tập là đến trường học trực tiếp hoặc học trực tuyến tại nhà.
Đại diện ĐH Công nghiệp Thực phẩm TP.HCM cho biết sau khi kết thúc kỳ nghỉ Tết Nguyên đán 2022 (từ ngày 24/1 đến hết 13/2), trường sẽ cho sinh viên học tập trung.
Lộ trình dự kiến, sinh viên năm nhất sẽ trở lại trường từ ngày 14/2. Sinh viên năm cuối đi học từ đầu tháng ba. Sau đó một tuần, sinh viên năm thứ hai, ba sẽ đi học trực tiếp. Mỗi học phần lý thuyết, giảng viên có thể dạy trực tuyến tối đa 20% thời lượng học phần.
Ngày 14/2 cũng là mốc thời gian ĐH Sư phạm Kỹ thuật TP.HCM yêu cầu sinh viên quay lại học tập trung. Kế hoạch đã được nhà trường công bố chiều 6/1.
Theo đó, tất cả học phần được mở trong học kỳ II năm học 2021-2022 đều được giảng dạy với hình thức trực tiếp.
Đối với học phần lý thuyết/tích hợp, giảng viên có thể chủ động sử dụng tối đa 20% (mở cho các lớp thuộc khóa 2020 trở về trước) hoặc 30% (mở cho các lớp thuộc khóa 2021) thời lượng học phần để dạy trực tuyến. Với học phần thực tập/thí nghiệm, nhà trường tổ chức dạy 100% trực tiếp.
Để tham gia giảng dạy, học tập trực tiếp tại trường, giảng viên, nhân viên, sinh viên phải tiêm ít nhất một liều vaccine phòng Covid-19 sau 14 ngày hoặc F0 đã khỏi bệnh, người thuộc diện chỉ định không thể tiêm vaccine (có giấy xác nhận của bệnh viện).
Học trực tiếp: Cẩn trọng, an toàn Trong ngày đầu TP HCM tổ chức dạy học trực tiếp, hơn 140.000 học sinh khối lớp 9 và 12 đã đến trường, đạt tỉ lệ trên 90% - cao hơn số đăng ký qua khảo sát trước đó Theo đánh giá của Sở Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) TP HCM, trong ngày đầu tiên dạy học trực tiếp không phát hiện...