Giúp Mỹ diệt IS, Nga muốn chen chân vào Iraq
Nga đang muốn khai thác sự bất mãn của Iraq với Mỹ để đánh bật Mỹ khỏi Iraq.
Nga vừa đưa ra đề nghị sẵn sàng giúp Mỹ diệt IS ở Iraq ở giai đoạn cuối này, không lâu sau khi Nga tuyên bố chiến thắng, đánh đuổi hoàn toàn IS ở Syria.
“Liên quân quốc tế đánh IS nên chú trọng vào việc diệt IS ở các vùng phía tây Iraq nhằm ngăn IS quay trở lại Syria, cũng như tránh để IS khôi phục lực lượng ở đây chứ không phải chú trọng vào việc triển khai các căn cứ quân sự của liên quân ở Syria. Chúng tôi sẵn sàng đối thoại và sát cánh cùng các đồng nghiệp Mỹ giải quyết vấn đề này” – Tass dẫn lời Thứ trưởng Quốc phòng Nga Valery Gerasimov tuyên bố ngày 6-12 – ngày Nga tuyên bố chiến thắng hoàn toàn IS ở Syria sau hơn hai năm can thiệp quân sự.
Máy bay ném bom tầm xa của Nga không kích mục tiêu IS ở đông bắc Syria. REUTERS đưa ảnh do Bộ Quốc phòng Nga công bố ngày 25-11.
Thứ trưởng Gerasimov trước đó từng cáo buộc Mỹ và các đồng minh trong liên quân quốc tế đánh IS chỉ chú trọng mở rộng các căn cứ ở Syria chứ không ưu tiên chấm dứt xung đột ở Syria. Nga lâu nay vẫn nghi ngờ tính hiệu quả và ý định của lực lượng Mỹ ở Trung Đông, đặc biệt trong cuộc chiến chống IS.
Video đang HOT
Không chỉ hỗ trợ các lực lượng Dân chủ Syria (SDF) chủ yếu là lực lượng tay súng người Kurd đánh IS ở Syria , liên quân quốc tế do Mỹ dẫn đầu còn sát cánh cùng quân đội IS và lực lượng người Kurd đánh IS ở Iraq – nguồn cội của Iraq. Nga không tham gia cuộc chiến này ở Iraq nhưng đồng minh Iran của Nga có vai trò hàng đầu. Dù bất đồng với Mỹ nhưng Iran đã hỗ trợ lực lượng dân quân người Shiite đánh IS. Tháng trước, lực lượng này sau khi đánh đuổi IS khỏi một số thành trì cuối ở Iraq đã sang Syria hỗ trợ quân đội Syria đánh IS.
IS được thành lập sau khi Mỹ đưa quân vào Iraq lật đổ Tổng thống Saddam Hussein năm 2003, sau đó lan sang Syria. Nhiều thủ lĩnh và thành viên IS là tàn dư ủng hộ Tổng thống Hussein.
Theo Tass, Nga và Iran muốn dùng chiến thắng quân sự để đánh bật Mỹ khỏi Iraq, nơi Mỹ đã hiện diện quân sự 14 năm liên tiếp.
(Từ giữa sang phải): Bộ trưởng Dầu mỏ Iraq Jabbar al-Luaibi, Tổng Giám đốc tập đoàn dầu mỏ Gazprom Neft của Nga Alexander Dyukov, Bộ trưởng Năng lượng Nga Alexander Novak thị sát mỏ dầu Badra ở tỉnh Kut (Iraq) ngày 6-12. Nga đang khai thác sự bất mãn của Iraq với Mỹ. Ảnh: REUTERS
Ý định này gặp nhiều thuận lợi khi Iraq lúc này đang không hài lòng chuyện Tổng thống Mỹ Donald Trump tuyên bố sẽ chuyển đại sứ quán Mỹ đến TP Jerusalem, chính thức công nhận đây là thủ đô của Israel, dù đó là nơi Palestine xem là thủ đô tương lai của mình. Iraq lâu nay luôn ủng hộ một nước Palestine độc lập, từng có nhiều cuộc chiến với Israel để ủng hộ điều này. Dưới thời Tổng thống Hussein, Iraq ủng hộ hàng loạt nhóm chủ nghĩa dân tộc ở Palestine. Thậm chí sau khi ông Hussein bị lật đổ, cả hai giáo phái Sunni và Shiite ở Iraq cũng đều ủng hộ mạnh Palestine.
“Chúng tôi lo ngại về hậu quả nguy hiểm của quyết định này đến sự ổn định của khu vực và thế giới. Chính phủ Mỹ phải rút lại quyết định này nhằm chấm dứt nguy cơ leo thang nguy hiểm của yếu tố cực đoan và tạo điều kiện cho khủng bố hoành hành” – Reuters dẫn tuyên bố của chính phủ Iraq.
Theo Đăng Khoa
Pháp luật TP. HCM
Nga tuyên bố giải phóng hoàn toàn Syria khỏi IS
Tổng tham mưu trưởng Nga ngày 6/12 tuyên bố, Syria đã được giải phóng hoàn toàn khỏi Tổ chức Nhà nước Hồi giáo tự xưng (IS) sau 6 năm chiến sự khốc liệt.
Với sự hỗ trợ của Nga, quân đội Syria đã đẩy lùi các nhóm khủng bố và giành lại quyền kiểm soát lãnh thổ. (Ảnh minh họa: Sputnik)
Hãng tin RT dẫn lời Tổng tham mưu trưởng quân đội Nga Valery Gerasimov cho biết, Syria đã được giải phóng hoàn toàn khỏi khủng bố IS sau khi nhóm này để mất thành trì cuối cùng tại thung lũng Euphrates.
"Tất cả các đơn vị khủng bố của IS trên đất Syria đã bị phá hủy và lãnh thổ Syria đã được giải phóng. Do đó, đến hôm nay IS không còn kiểm soát lãnh thổ nào ở Syria", Tướng Valery Gerasimov cho biết.
Cùng ngày, Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergey Shoigu đã báo cáo tóm tắt về thành công của hoạt động quân sự của Nga tại Syria. Tổng thống Vladimir Putin nhấn mạnh, sau khi Syria được giải phóng, trọng tâm hiện tại là các hoạt động tổ chức chính trị ở quốc gia Trung Đông này với một trong các mục tiêu đề ra là thúc đẩy soạn thảo hiến pháp mới, bầu cử tổng thống ở Syria.
Nga bắt đầu chiến dịch can thiệp quân sự vào Syria từ tháng 9/2015 theo đề nghị của Tổng thống Bashar al-Assad nhằm đẩy lùi các nhóm khủng bố và phiến quân. Với sự hỗ trợ của không quân Nga, quân đội Syria đã giành lại quyền kiểm soát một phần lớn lãnh thổ đã bị khủng bố chiếm đóng nhiều năm qua.
Minh Phương
Theo RT
IS tung video thiêu sống phi công Syria Phi công nhảy thoát khỏi máy bay bị bắn cháy nhưng vẫn bị IS bắt sống. Azzam ít giây trước khi bị hành quyết. Phi công Azzam Eid bị khủng bố IS bắt giữ vào tháng 4 năm ngoái sau khi máy bay chiến đấu của anh này bị bắn rơi. Azzam nhảy dù ra ngoài thoát thân và bị khủng bố bắt...