Giúp mẹ nhận biết thời gian ngủ của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi
Với trẻ nhỏ, giấc ngủ có ý nghĩa rất quan trọng cho sự phát triển của não bộ và ảnh hưởng rất lớn tới sự phát triển của trẻ sau này.
Nếu bé ngủ đủ số giờ qui định mỗi ngày tức là con hoàn toàn khoẻ mạnh và có điều kiện phát triển chiều cao tốt.
Trẻ ngủ bao nhiêu tiếng một ngày?
Thông thường trẻ sơ sinh ngủ từ 14 đến 18 giờ/ngày trong tuần đầu tiên. Trẻ chỉ thức dậy để bú và tiếp tục ngủ. Một ngày, bé có thể có từ 5-7 giấc ngủ ngắn và đêm có thể chưa ngủ được liền mạch. Điều này khiến nhiều bà mẹ lo lắng không biết con đã ngủ đủ hay chưa.
Đến thời điểm trẻ được 1 tháng tuổi sẽ ngủ từ 12 đến 16 giờ/ngày. Tuy nhiên, hầu hết trẻ đều không chịu nằm ngủ quá 2 – 4 giờ mỗi giấc ngủ, bất kể ngày hay đêm.
Giấc ngủ đóng vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của trẻ.
Vào tuần thứ 6-8, hầu hết trẻ bắt đầu ngủ trong khoảng thời gian ngắn hơn vào ban ngày và kéo dài hơn vào ban đêm.
Vào khoảng từ 3-6 tháng, hầu hết trẻ đều có thể ngủ một mạch đến sáng. Tất nhiên, không có nghĩa là trẻ ngủ 8 tiếng mỗi đêm, nhưng thường thường trẻ ngủ khoảng sáu tiếng và kéo dài đến khi trời sáng.
Video đang HOT
Một số trẻ sơ sinh có thể ngủ dài hơn vào ban đêm ngay khi vừa được 6 tuần tuổi, nhưng ngược lại, nhiều trẻ đến 5, 6 tháng vẫn tiếp tục tỉnh giấc giữa đêm. Nếu muốn trẻ có thói quen ngủ đều đặn và đúng giờ ngay từ đầu, thì có thể dạy trẻ ngay từ nhỏ.
Mẹ nên bố trí cho bé ngủ sớm và lưu ý không nên để bé ngủ muộn. Ngủ sớm sẽ giúp bé có giấc ngủ lâu và êm đềm hơn khi bé ngủ quá 20h30. Bé ngủ từ sớm thường sẽ có giấc ngủ dài một đêm hơn những bé ngủ muộn và nếu bé ngủ liền mạch 11-12 tiếng thì bé sẽ có tinh thần sảng khoải và năng lượng dồi dào vào sáng hôm sau.
Thời gian ngủ chuẩn của trẻ sơ sinh theo tháng tuổi:
Theo Phununews
Những món ăn bốc 'đại bổ' cho bé
Khi có thể cầm, nắm được đồ vật, bé có thể tự ăn mà không cần đến sự trợ giúp của mẹ
Bé sơ sinh đã có khả năng bẩm sinh để cầm nắm các đồ vật. Nhưng phải mất ít nhất một năm để bé hoàn thiện kỹ năng nhặt và giữ mọi thứ an toàn trong tay. Bé bắt đầu xuất hiện kỹ năng này ở tháng thứ 3 và tiến bộ dần lên ở những tháng tiếp theo. Các mẹ nên tập cho các bé tự ăn bắt đầu với những thực phẩm đơn giản.
1. Bánh mì
Ở tháng thứ 3, các bé đã biết nhận biết những gì thích cầm và cố gắng nhặt chúng lên. Mẹ có thể cho bé tập cầm những vật mềm, xốp như một chiếc bánh quy, bánh gạo hay mẩu bánh mì, hãy cứ để bé cầm cho đến khi mọi thứ trong tay bé trở nên vỡ vụn. Khi bé cầm chắc được các vật, mẹ cho bé cầm những mẩu bánh mì nhỏ hơn. Tuy nhiên, các mẹ nên chú ý tránh để bé bị hóc khi ăn.
2. Pho mát
Pho mát là thực phẩm cung cấp đầy đủ protein, canxi, khoáng chất cho trẻ. Trước tiên, mẹ cho bé tập ăn với những loại có hương vị nhẹ nhàng như phomat trắng của Ý, phomat dày. Mẹ nên cắt nhỏ ra cho bé dễ cầm. Khi đã ăn quen, mẹ có thể bổ sung danh sách các loại phomat với nhiều hương vị khác nhau cho bé. Tuy nhiên, các mẹ không nên chọn loại pho mát mềm của Pháp và Hy lạp, bởi chúng có chứa vi khuẩn Listeria gây ngộ độc thực phẩm. Bên cạnh đó, pho mai que không phải là sự lựa chọn lí tưởng cho trẻ, chỉ trừ khi chúng đã được cắt nhỏ ra.
3. Hoa quả
Để trẻ tập ăn hoa quả, các mẹ nên cho bé ăn những loại quả mềm như chuối, lê. Ngoài ra, các loại quả như xoài, đào, mơ, dưa mật và dưa đỏ cũng hấp dẫn với trẻ. Các mẹ chú ý không cho con ăn những quả chưa chín hoặc cứng, vì chúng có thể khiến trẻ bị hóc, nghẹn.
Để trẻ tập ăn hoa quả, mẹ nên cho con ăn những loại quả mềm như chuối, lê Ảnh minh họa
4. Rau
Khi bé bắt đầu bước vào giai đoạn ăn dặm, mẹ nên nấu hoặc xay nhuyễn các loại rau để bé dễ ăn hơn. Mẹ có thể cắt nhỏ bông cải xanh hoặc súp lơ, cho bé cầm tay thay cho trò chơi. Khoai tây, cà rốt, quả bí ngô khi được nấu nhuyễn, có vị ngọt giúp trẻ ăn ngon miệng. Ngoài ra, quả bơ được đánh giá là thực phẩm tốt cho não bộ của bé. Các mẹ không nên cho bé cầm các loại rau quả cứng, dễ gây nguy hiểm cho trẻ.
5. Cá
Cá là sản phẩm hoàn hảo, chứa nhiều protein, canxi, sắt và omega 3 có lợi cho tim. Ngoài ra, cá có thể giúp giảm bớt eczema (chàm bội nhiễm) và kích thích sự phát triển của trí não. Mẹ nên nướng hoặc luộc những loại cá thịt trắng như cá tuyết, các bơn cho bé ăn. Các mẹ không nên chọn cá kiếm, cá kình, cá thu... vì trẻ dễ bị ứng. Mẹ nhớ nhặt bỏ hết xương cá, tránh cho con bị hóc.
6. Thịt viên
Mẹ có thể bổ sung lượng sắt cho con bằng các món ăn từ thịt, đặt biệt thịt được chế biến theo kiểu băm viên. Mẹ tránh viên thịt quá to, chỉ đủ vừa cho bé cầm. Khi ăn, mẹ cắt nhỏ miếng thịt để giúp con dễ ăn hơn.
Thịt viên kích thước đủ vừa giúp bé dễ cầm - Ảnh minh họa
7. Mì
Sẽ phải mất một thời gian, con mới có thể dùng nĩa để ăn mì. Trước đó, mẹ cứ để con ăn bằng tay, với điều kiện tay bé phải được rửa sạch sẽ, tránh bị nhiễm khuẩn khi ăn. Mẹ nên nấu cho mì mềm, không nên nấu sần sật, vì như thế trẻ sẽ khó ăn, sau đó cắt mì thành những đoạn nhỏ.
8. Lòng đỏ trứng
Các bác sĩ khuyên rằng, mẹ không nên cho bé ăn lòng trắng trứng cho đến khi bé lên một tuổi. Vào khoảng 6 tháng tuổi, mẹ có thể tập cho con ăn lòng đỏ. Sau khi luộc chín, mẹ nên cắt thành từng miếng nhỏ cho con dễ ăn.
Theo Khám Phá
Những sự thật bất ngờ khi nuôi con bằng sữa mẹ Ngoài màu trắng đục, sữa mẹ có thể có màu cam, xanh lá, vàng, sữa sẽ tự động tiết ra khi người mẹ nghe tiếng em bé khóc, sữa sẽ rò rỉ trong thời gian người mẹ cho con bú "lên đỉnh"... là những sự thật thú vị về việc cho con bú bằng sữa mẹ. Sữa mẹ còn có màu cam, xanh...