Giúp bạn gạt bỏ mối lo lắng lây nhiễm STDs
Trong sex, những bất lợi có thể kể đến là nhiễm trùng các bệnh qua đường tình dục, thậm chí lây truyền cả HIV hoặc nếu không cẩn thận có thể làm “hỏng” cả “cô bé, cậu bé”.
Sex là một hoạt động tự nhiên đem lại cho bản sự sung sướng và thể hiện tình cảm giữa bạn với “đối tác”. Nhưng theo lẽ tự nhiên, bất cứ điều gì mang đến sự sung sướng đều có những bất lợi đi kèm theo.
Trong sex, những bất lợi có thể kể đến là lây nhiễm các bệnh qua đường tình dục, thậm chí lây truyền cả HIV hoặc nếu không cẩn thận có thể làm “hỏng” cả “cô bé, cậu bé”.
Để tránh những bất lợi này, cách tốt nhất nên là thực hành tình dục an toàn. Tình dục an toàn không phải là chỉ đơn thuần bằng cách sử dụng bao cao su hoặc nhịn sex. Mà còn cần bảo vệ bản thân và “đối tác” tránh được các STDs (các bệnh qua đường tình dục) một cách hiệu quả. Hiểu một cách đơn giản tức là tránh việc trao đổi các chất dịch cơ thể để tránh các lây nhiễm dù ở bất kì hình thức sex nào.
Bạn có thể thực hiện theo các biện pháp phòng ngừa dưới đây để bảo vệ mình khỏi STDs cũng như HIV.
1. Sex Solo
Sex solo tức là không làm gì liên quan đến tình dục, chỉ tự kích thích hoặc “tự sướng” một mình mà không có “đối tác”. Điều này mang đến cho bạn những niềm vui và đồng thời nó cũng sẽ giúp bạn tránh các lây nhiễm, vì nó là chất lỏng của chính cơ thể bạn chứ không phải của người khác.
2. Sex ảo
Đây là một trong những hình thức tình dục khá phổ biến hiện nay, đặc biệt trong giới trẻ, còn được gọi là LDRs (quan hệ từ xa). Phone sex, sex qua máy tính (sử dụng tin nhắn, web chat…) là hai hình thức được sử dụng nhiều hơn cả. Ở một mặt nào đó thì hai biện pháp này có thể đáp ứng nhu cầu tình dục và để bảo vệ bạn khỏi nhiễm trùng, vì đây được coi là sex với người tình ảo.
Video đang HOT
3. Sex khô
Quan hệ tình dục khô còn được gọi là quan hệ tình dục không “thâm nhập”. Nó bao gồm hôn, tắm cùng nhau, nói chuyện “giường chiếu” với nhau, nói về những tưởng tượng của bạn và cho massage kích thích cho nhau… Về cơ bản, bất kỳ hoạt động tình dục mà không có sự thâm nhập vào miệng, hậu môn hoặc âm đạo đều có thể được phân loại theo sex khô.
4. An toàn khi quan hệ thực sự
Bao cao su dành cho nam: Dùng bao cao su trong bất kì lần quan hệ nào là điều bạn nhất thiết cần nhớ. Đôi khi, đàn ông có xu hướng bỏ qua nó vì cho rằng như thế là không thoải mái. Nhưng trên thực tế, biện pháp này rất an toàn và cần được khuyến khích sử dụng. Khi đã dùng một thời gian, bạn sẽ cảm thấy quen với việc này và không còn cảm thấy rắc rối chút nào nữa.
Bao cao su dành cho nữ: Ngày nay đã có sẵn cả bao cao su dành cho nữ. Mặc dù không có hiệu quả như bao cao su dành cho nam giới, nhưng bao cao su cho phụ nữ hoạt động như một rào cản và bảo vệ chống lại bệnh tật và nhiễm trùng. Điều này rất hữu ích trong việc ngăn ngừa STDs.
5. Có lối sống lành mạnh
Tạo một lối sống lành mạnh và tránh quan hệ tình dục với nhiều “đối tác”. Đừng chỉ vì ham vui thú trong vài giờ để rồi chuốc họa vào thân và mất nhiều ngày để điều trị những lây nhiễm không mong muốn đó. Sử dụng cao su và thực hành tình dục an toàn là yên tâm hơn cả.
6. Tránh dùng chung bơm kim tiêm
Các bệnh STDs hoàn toàn có thể lây lan từ người này sang người khác thông qua các bơm kim tiêm dùng chung (dùng chung bơm kim tiêm chủ yếu ở những người chích heroin). Khi hiến máu, cần kiểm tra xem đó có phải là kim tiêm được dùng một lần không và y tá có sử dụng các biện pháp phòng ngừa thích hợp trong khi lấy máu hay không.
7. Sử dụng màng chắn nha khoa
Sử dụng một màng chắn nha khoa khi quan hệ bằng miệng là việc rất nên làm để tránh STDs. Nhờ có màng chắn này mà dịch cơ thể sẽ không có cơ hội “ du lịch” sang người khác qua đường miệng, và nó sẽ bảo vệ cả bạn và “đối tác” khỏi bị nhiễm bệnh.
8. Tham khảo ý kiến bác sĩ
Để chắc chắn rằng mình có bị STDs và các nhiễm trùng khác hay không, hãy đặt lịch hẹn và đến bác sĩ kiểm tra. Để yên tâm hơn nữa thì bạn có thể kiểm tra sau mỗi lần làm “chuyện ấy” mà cảm thấy độ an toàn không cao. Nếu bạn được chẩn đoán có bị STDs thì bác sĩ sẽ kê đúng thuốc và cung cấp hỗ trợ giúp bạn điều trị bệnh. Nhiều bệnh STDs ngày nay đã có thể dễ dàng chữa khỏi.
9. Giao tiếp với đối tác
Nói chuyện với đối tác của bạn hay cho người bạn tin cậy nhất, trước khi làm bất cứ điều gì có thể khiến bạn gặp rắc rối. Bạn cần có những hiểu biết về giới tính để dễ dàng thực hành tình dục an toàn để bảo vệ bản thân và “đối tác”.
Theo VNE
Hôn có lây HIV không
Em bị viêm lợi, chảy máu chân răng, khi tiếp xúc qua đường miệng với người bị HIV (hôn, đánh răng, uống nước chung ly) thì có thể bị không? (Chung)
Ảnh minh họa: News.
Trả lời:
Chào bạn,
Trong lây nhiễm HIV, dịch tiết có nguy cơ lây nhiễm là máu, dịch tiết sinh dục, sữa mẹ. Các dịch tiết khác được xem như an toàn nếu không pha lẫn với các dịch tiết kể trên. Do đó, nếu nước bọt đơn thuần, khả năng lây nhiễm HIV gần như là không thể, song khả năng này sẽ thay đổi và gia tăng đáng kể nếu pha loãng trong đó là máu (từ vết thương, viêm nha chu, vết loét).
Các tiếp xúc ân ái qua đường miệng thông thường bao gồm quan hệ xâm nhập bằng đường miệng (oral sex), hôn sâu (có trao đổi nước bọt, tiếp xúc lưỡi). Các tiếp xúc nước bọt khác được kể đến là hôn lên má, môi, sử dụng chung chén, đũa, uống chung ly nước.
Hành vi quan hệ xâm nhập đường miệng được kể là hành vi nguy cơ lây nhiễm HIV, điều này không cần bàn cãi. Riêng về động tác hôn sâu có trao đổi nước bọt, dịch tiết tiếp xúc chủ yếu là nước bọt, và lo ngại của bạn là dịch tiết này có thể pha loãng với máu do viêm lợi gây chảy máu. Đây là lý do hành vi hôn sâu được cân nhắc trong các đường lây HIV dù nguy cơ thấp hơn so với các tiếp xúc tình dục khác, đặc biệt được lưu ý đối với những bạn tình âm tính sống chung với người nhiễm HIV.
Các tiếp xúc nước bọt như ăn chung mâm, chung chén đũa, uống nước chung ly vốn được xem là tiếp xúc thông thường. Trên thực tế, chưa có ghi nhận nào về trường hợp khai báo lây nhiễm qua các tiếp xúc này. Tuy nhiên, trong tình huống sống chung với người có H, hành vi này được lưu ý cân nhắc vì tính chất tiếp xúc lâu dài, liên tục có thể làm gia tăng nguy cơ, và đặc biệt là những lúc bệnh nhân nhiễm H có những đợt bệnh cấp tính (nấm miệng, loét, lao phổi...).Hôn có lây HIV không
Trường hợp đánh răng sử dụng chung bàn chải với người có HIV được kể là sử dụng chung vật dụng có dính máu vì khả năng chảy máu khi đánh răng là khá phổ biến. Do vậy, đây được xem là hành vi nguy cơ. Rất may, trên thực tế hành vi này không phổ biến, chỉ thỉnh thoảng xảy ra trên những cặp vợ chồng.
Thân ái. Bác sĩ Nguyễn Tấn Thủ
Theo VNE
Nhiều trẻ nhỏ bị bệnh đường tình dục Thống kê năm 2013, hơn 5.000 trẻ dưới 16 tuổi của Anh được chẩn đoán bị bệnh lây truyền qua đường tình dục như nhiễm nấm Chlamydia, bệnh lậu, mụn rộp... Theo The Teleghrap, trong số này có 90 trẻ từ 12 tuổi trở xuống, 192 trẻ ở tuổi 13. Mỗi ngày, có 15 em nhỏ được chẩn đoán mắc bệnh nhiễm trùng...