Giữa muôn trùng vây, Thổ Nhĩ Kỳ đã “giơ tay chịu trói” trước Nga ở Idlib?
Nga đang tận dụng tình trạng khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải, sự tức giận của EU và tình hình thực tế ở Libya đang đổi chiều để chiếm thế thượng phong ở Syria.
Căng thẳng Đông Địa Trung Hải khiến châu Âu phiền lòng đối với Thổ Nhĩ Kỳ.
Giữa muôn trùng vây
“Ngài Macron, ngài đang gây ra một số vấn đề mang tính cá nhân với tôi”, Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan cảnh báo cách đây hai tuần sau khi Tổng thống Pháp khuyên các nhà lãnh đạo châu Âu nên “rõ ràng và kiên quyết hơn, không phải với Thổ Nhĩ Kỳ mà là với Chính phủ của Tổng thống Erdogan, khi có những hành động không thể chấp nhận được”.
Để bảo vệ ông Erdogan, Bộ trưởng Quốc phòng Thổ Nhĩ Kỳ Hulusi Akar cũng lên tiếng nhằm vào ông Macron, nói rằng nhà lãnh đạo Pháp “đang cố gắng đảm nhận vai trò của Napoléon, người đã chết 200 năm trước. Nhưng, tất cả chúng ta đều thấy rằng ông ấy không đủ sức mạnh và cũng không đủ cao để làm được điều đó”.
Khi cuộc họp của Liên minh châu Âu (EU) về tình hình ở Đông Địa Trung Hải đến gần, cùng với các lệnh trừng phạt hiện có, Tổng thống Erdogan đã phải làm dịu đi lập trường của mình.
Tuần trước, ông thậm chí đã gọi điện cho người đồng cấp Emmanuel Macron để ngỏ ý cho phép Thổ Nhĩ Kỳ tham gia sản xuất hệ thống phòng thủ tên lửa SAMP/T của liên doanh Pháp-Italy. Theo Bloomberg, ông Macron đã trả lời rằng ông Erdogan sẽ phải làm rõ các mục tiêu của Thổ Nhĩ Kỳ ở Syria trước khi Paris xem xét yêu cầu này.
Tại Syria, Thổ Nhĩ Kỳ đang đẩy mạnh sự hiện diện và kiểm soát ở miền Bắc Syria cho các mục tiêu mở rộng tham vọng trong khu vực. Tuy nhiên, ảnh hưởng đó đang ngày càng giảm dần khi chính quyền Tổng thống Bashar Al-Assad đang dần lấy lại vị thế nhờ sự hỗ trợ từ Nga.
Nga cũng liên tục chỉ trích hành vi của Thổ Nhĩ Kỳ ở miền Bắc Syria và những diễn biến gần đây khiến một số nhà quan sát dự đoán rằng Tổng thống Vladimir Putin và Tổng thống Erdogan có thể sớm đường ai nấy đi ở Idlib.
Diễn biến thực địa
Video đang HOT
Dựa trên tình hình hiện tại, giới quan sát đánh giá thỏa thuận ngừng bắn Nga-Thổ ký hồi tháng 3 – những đồng thuận đạt được ở Astana trước đó – về việc thành lập một khu vực phi quân sự và loại bỏ các nhóm khủng bố khỏi Idlib đang trở nên lung lay.
Lực lượng Syria vẫn ào ạt thực hiện các cuộc tấn công xung quanh Idlib, được cho là có sự bật đèn xanh từ Moscow. Những bước tiến này đã làm suy yếu Ankara không chỉ về mặt chiến lược mà còn là hình ảnh trong mắt các nhóm chiến binh mà nước này hậu thuẫn.
Về phần mình, Moscow tỏ ra quyết tâm mở rộng sự hiện diện ở thành phố Idlib, nằm ở vị trí chiến lược phía Bắc của đường cao tốc quốc tế M4 và ở phía Tây của cao tốc M5 chạy từ Bắc xuống Nam, nối liền Damascus và Aleppo.
Đây là một trong những mâu thuẫn chính gần đây giữa Nga và Thổ Nhĩ Kỳ. Tổng thống Erdogan từ chối tin lời Moscow cho rằng các lực lượng tuần tra an ninh đang bị đe dọa. Thay vào đó, ông tin Nga đang vội vàng mở lại đường cao tốc huyết mạch quan trọng nhằm bù đắp tác động của các lệnh trừng phạt từ Mỹ đối với Damascus và kích thích nền kinh tế Syria.
Ảnh hưởng của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib đang bị lấn át.
Nga đã gây áp lực buộc các lực lượng Thổ Nhĩ Kỳ và do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn phải rút về khoảng cách 35 km từ phía Nam của M4, với lý do Thổ Nhĩ Kỳ đã không đáp ứng các cam kết của mình trong thỏa thuận Sochi về việc loại bỏ các nhóm khủng bố ra khỏi khu vực.
Nhưng, không chỉ những diễn biến ở Idlib đang chống lại các kế hoạch của ông Erdogan ở Syria, điều tương tự cũng áp dụng cho tình hình ở phía Bắc từ Tel Rafat và Manbij đến khu vực phía Đông sông Euphrates.
Người Thổ Nhĩ Kỳ phàn nàn rằng Nga đã không đáp ứng cam kết bàn giao quyền kiểm soát Tel Rafat, Manbij và các thị trấn được chỉ định khác cho các lực lượng do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn.
Nga tận dụng khó khăn
Một số nhà phân tích Thổ Nhĩ Kỳ tin rằng Moscow đang tận dụng tình trạng khó khăn của Thổ Nhĩ Kỳ ở Đông Địa Trung Hải, sự tức giận của EU về các chính sách quyết đoán của Ankara trong khu vực và tình hình thực tế ở Libya đang đổi chiều.
Các điều kiện đã chín muồi để đẩy người Thổ Nhĩ Kỳ và phe đối lập do Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn ở Syria vào thế khó ở Idlib.
Vào ngày 15-16/9, các phái đoàn liên ngành của Nga và Thổ Nhĩ Kỳ đã gặp nhau tại Ankara để tham vấn về tình hình ở Idlib và Libya. Theo các nguồn tin ngoại giao phương Tây, trong ngày thứ hai của cuộc gặp đó, Moscow đã tăng cường sức ép buộc Ankara phải giảm bớt sự hiện diện quân sự ở Idlib.
Ankara gần đây đã tăng cường sự hiện diện với ước tính khoảng 10.000 quân Thổ Nhĩ Kỳ đóng tại hàng chục căn cứ ở Idlib. Tiếp theo, ngày 20/9, máy bay chiến đấu của Nga đã bắn phá các khu vực phía tây bắc Syria do lực lượng dân quân được Thổ Nhĩ Kỳ hậu thuẫn kiểm soát.
Đây là làn sóng tấn công dữ dội nhất của Nga trong khu vực lân cận các điểm quan sát của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib kể từ khi Nga-Thổ đồng ý ngừng các hoạt động chiến đấu lớn cách đây 6 tháng.
Quân đội Syria cũng đã tiến hành các cuộc không kích liên tục vào các căn cứ của Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib, trong khi Damascus và các lực lượng dân quân liên minh tiếp tục tăng cường binh lính dọc các mặt trận.
Với những diễn biến ở trên, không ngạc nhiên khi một báo cáo gần đây của viện Nghiên cứu Chiến tranh (ISW) kết luận rằng, trong cuộc gặp với Nga vào ngày 16/9, Thổ Nhĩ Kỳ có thể đã đồng ý nhượng lại quyền kiểm soát lãnh thổ ở miền Nam Idlib cho các lực lượng ủng hộ Tổng thống Assad.
Mặc dù Ngoại trưởng Thổ Nhĩ Kỳ Mevlut Cavusoglu đã phủ nhận cuộc đàm phán với Nga có kết quả, nhưng báo cáo cho rằng ông Cavusoglu có thể đang tạm thời che giấu các chi tiết của thỏa thuận với Nga để bảo vệ danh tiếng cho Thổ Nhĩ Kỳ ở Idlib và tránh phản ứng dữ dội từ các phe đối lập.
Xung đột Armenia-Azerbaijan: Điều động tên lửa Tochka-U, Syria đổ lỗi cho Thổ Nhĩ Kỳ, Nga muốn tổ chức hòa đàm
Ngày 30/9, Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho rằng, Lực lượng vũ trang Armenia đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U trong các trận chiến ở đường giới tuyến với Nagorno-Karabakh.
Baku cho rằng, Yerevan đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U trong xung đột Armenia-Azerbaijan ở Nagorno-Karabakh. (Nguồn: Mil.ru)
Đại diện Bộ Quốc phòng Azerbaijan cho biết: "Một thời gian trước, lực lượng vũ trang Armenia đã sử dụng hệ thống tên lửa chiến thuật Tochka-U. Do thiết bị quân sự của đối phương không phù hợp và chất lượng thấp, 3 trong số các tên lửa bắn đi đã không phát nổ".
Cùng ngày, Tổng thống Azerbaijan Ilham Aliyev tuyên bố, Armenia rút quân là điều kiện duy nhất để chấm dứt các hành động thù địch.
Tổng thống Aliyev lưu ý, ông đã ra lệnh không được thực hiện bất kỳ biện pháp nào chống lại dân thường Armenia, đồng thời chỉ rõ, người Armenia không có vấn đề gì trong lãnh thổ của Azerbaijan, hàng nghìn người Armenia quốc tịch Azerbaijan sống ở nước cộng hòa này.
Nhấn mạnh Azerbaijan sẽ khôi phục toàn vẹn lãnh thổ của mình, Tổng thống Aliyev cho rằng, đàm phán về Karabakh đã không mang lại kết quả và không cần thiết phải kêu gọi đối thoại.
Trong một diễn biến liên quan, bà Bouthaina Shaaban, Cố vấn chính trị và truyền thông cho Tổng thống Syria Bashar Assad đã cáo buộc Thổ Nhĩ Kỳ là lực lượng đứng sau cuộc xung đột hiện nay tại vùng lãnh thổ ly khai Nagorno-Karabakh.
Trả lời phỏng vấn hãng tin Sputnik, Cố vấn của Tổng thống Syria cho rẳng, Thổ Nhĩ Kỳ có xu hướng xâm phạm chủ quyền của các nước khác và đã từng "nhúng tay" vào Iraq, Lebanon và Syria.
"Giờ đây chúng ta cũng có thể thấy, tại Nagorno-Karabakh, Thổ Nhĩ Kỳ cũng đang thực sự kích động xung đột và tuyên bố của Tổng thống Recep Tayyip Erdogan cho thấy, họ ủng hộ việc kích động cuộc xung đột này giữa Azerbaijan và Armenia", bà Bouthaina Shaaban nêu rõ.
Theo Cố vấn Shaaban, việc Thổ Nhĩ Kỳ kích động và ủng hộ xung đột là do nước này muốn có vai trò tại khu vực và quốc tế lớn hơn.
Trước đó, Thổ Nhĩ Kỳ tuyên bố sẽ làm "những gì cần thiết" nếu Azerbaijan đề nghị sự hỗ trợ quân sự từ Ankara trong cuộc xung đột với Armenia ở khu vực tranh chấp Nagorno-Karabakh.
Liên quan tình hình xung đột Nagorno-Karabakh, cùng ngày, Bộ Ngoại giao Nga cho biết, trong cuộc điện đàm giữa Ngoại trưởng Sergei Lavrov và Đại diện cấp cao phụ trách chính sách an ninh và đối ngoại của Liên minh châu Âu (EU) Josep Borrell, hai bên đã kêu gọi một lệnh ngừng bắn lập tức và hoàn toàn, thể hiện sự kiềm chế tối đa của các bên xung đột và các quốc gia khác.
Nga cũng đồng thời kêu gọi các quốc gia liên quan tránh sử dụng "lính đánh thuê và các phần tử khủng bố nước ngoài" trong cuộc xung đột Azerbaijan-Armenia.
Trong các cuộc điện đàm riêng rẽ với những người đồng cấp Azerbaijan và Armenia, Ngoại trưởng Lavrov tái khẳng định Nga "sẵn sàng" tổ chức các cuộc tiếp xúc cần thiết và đề xuất tổ chức hòa đàm ở thủ đô Moscow, mặc dù trước đó, cả Armenia và Azerbaijan đều bác bỏ phương án này.
Armenia công bố ảnh cường kích 'bị bắn rơi' Armenia đăng trên một trang web chính phủ ảnh xác máy bay mà họ nói là cường kích Su-25 bị Thổ Nhĩ Kỳ bắn rơi ngày 29/9. Bộ Quốc phòng Armenia hôm qua ra tuyên bố nói rằng một chiến đấu cơ F-16 của không quân Thổ Nhĩ Kỳ cất cánh từ sân bay Gyanja trên lãnh thổ Azerbaijan hôm 29/9 "bắn rơi...