Giới trẻ chăm sóc sức khỏe tiện lợi nhờ công nghệ số
Sau một năm đầy biến động, người trẻ ý thức hơn việc chăm sóc bản thân, chủ động chọn lối sống khỏe với sự hỗ trợ đắc lực của công nghệ.
Covid-19 tiếp tục ảnh hưởng khốc liệt trên phạm vi toàn thế giới, gây ra nhiều tác động tiêu cực lên mọi phương diện từ kinh tế, xã hội đến đời sống của con người. Khi dịch bệnh trở thành thách thức, con người nhận ra tầm quan trọng của việc tự chăm sóc bản thân để sẵn sàng đương đầu với những rủi ro sức khỏe trong thời đại mới.
Covid-19 và bài học về chăm sóc sức khỏe
Tại Việt Nam, kể từ khi dịch Covid-19 bùng phát, nhiều từ khóa về sức khỏe xuất hiện trên mạng xã hội và trở thành đề tài bàn luận mỗi ngày như “nâng cao hệ miễn dịch”, “tăng cường sức đề kháng”, “theo dõi tình trạng thể chất”…
Nhu cầu khám định kỳ cũng dần được quan tâm hơn, không chỉ ở nhóm đối tượng quen thuộc như người già, trung niên, mà còn cả nhóm người trong độ tuổi lao động. Giới trẻ dần hình thành ý thức chăm sóc bản thân, đề phòng những rủi ro sức khỏe trong môi trường sống ngày càng phức tạp và ô nhiễm.
Chăm sóc sức khỏe là mối quan tâm lớn của người trẻ kể từ khi dịch Covid-19 xuất hiện.
Tuy nhận thức được tầm quan trọng của việc theo dõi sức khỏe định kỳ, nhiều người trẻ vẫn e ngại, chần chừ đi khám vì nhiều lý do. Có người lấy lý do quá bận rộn, chưa cân bằng được thời gian để thu xếp công việc đến cơ sở y tế. Có người tặc lưỡi cho rằng ở độ tuổi thanh xuân khó có khả năng hình thành bệnh tật, hay chỉ khi cơ thể có dấu hiệu bất thường mới cần đi khám.
Video đang HOT
Bên cạnh lý do chủ quan, cũng có nhiều nguyên nhân đến từ bất cập thực tế khiến người trẻ chưa hứng thú với việc tìm hiểu mô hình chăm sóc, thăm khám sức khỏe định kỳ. Một số bạn chia sẻ rằng các cơ sở uy tín, có tiếng thường đông người tới khám chữa bệnh, do đó liên hệ lâu, mất thời gian chờ đợi, nhiều nơi thủ tục phức tạp.
Hiếu Phương (26 tuổi, TP.HCM) – một freelancer đồ họa – chia sẻ: “Tôi không gắn bó với bất kỳ công ty nào, nên không được hưởng chế độ khám sức khỏe định kỳ. Trước đây, tôi cảm thấy như vậy vẫn ổn, nhưng kể từ khi dịch bệnh bùng phát, tôi bắt đầu quan tâm hơn đến sức khỏe của bản thân. Tìm kiếm trên mạng, tôi thấy có hàng trăm cơ sở chăm sóc sức khỏe hiện ra nhưng thông tin khó theo dõi, khiến tốn nhiều thời gian để tìm hiểu”.
Từ những thực trạng kể trên, chủ động thăm khám và chăm sóc sức khỏe tại Việt Nam vẫn là câu chuyện “thiểu số”, còn lạ lẫm với người trẻ. Cơ sở chăm sóc sức khỏe hoạt động ra sao, trang thiết bị như thế nào… vẫn chỉ được tìm hiểu qua truyền tai hay chia sẻ trong nhóm nhỏ, thay vì có một hệ quy chiếu toàn diện và rộng rãi để tất cả cùng tham khảo.
Người trẻ đau đầu tìm cơ sở chăm sóc sức khỏe phù hợp với nhu cầu của bản thân.
Năm mới, người trẻ chủ động chọn sống khỏe nhờ Zoop Care
Theo kết quả điều tra “Giới trẻ muốn gì từ hệ thống chăm sóc sức khỏe” được công bố trên trang The Health Care Blog , người trẻ ngày nay có nhu cầu tìm kiếm cơ sở chăm sóc sức khỏe toàn diện, nơi có thể tư vấn cả về sức khỏe tâm thần lẫn thể chất, cùng đội ngũ y bác sĩ có khả năng lắng nghe, kết nối và điều trị.
Bên cạnh đó, người trẻ mong muốn tiếp cận thông tin chăm sóc sức khỏe một cách trực diện, đơn giản hóa mọi thủ tục, không phải tuân theo giấy tờ phức tạp, đi kèm giá cả hợp lý và minh bạch. Cuối cùng, người trẻ mong muốn có quyền truy cập và dễ dàng theo dõi thông tin về sức khỏe của bản thân, từ hồ sơ y tế đến thông tin về kết quả xét nghiệm lâm sàng, thăm khám… trên thiết bị di động. Đây được xem là nhu cầu tất yếu trong thời đại bùng nổ công nghệ số hiện nay.
Sau một năm 2020 nhiều biến động, 2021 là bàn đạp để người trẻ học cách sống khỏe hơn, chủ động quan tâm đến bản thân cả về thể chất lẫn tinh thần. Trong thời đại số, người trẻ không hề đơn độc khi nhu cầu và mong muốn của họ có thể được đáp ứng trên Zoop Care – nền tảng hỗ trợ chăm sóc sức khỏe có sự cố vấn từ Hiệp hội Bác sĩ Đức. Zoop Care được xem là giải pháp kết nối cơ sở chăm sóc sức khỏe với khách hàng, giúp trải nghiệm chăm sóc sức khỏe dễ dàng và thuận lợi hơn.
Zoop Care giúp người dùng dễ dàng tìm kiếm cơ sở chăm sóc sức khỏe phù hợp.
Với Zoop Care, bạn dễ dàng tìm hiểu thông tin, liên lạc và chủ động đặt hẹn 24/7 trên nền tảng trực tuyến mà không phải phụ thuộc vào giờ làm việc của người phụ trách hay cơ sở chăm sóc sức khỏe. Tại giao diện trò chuyện trực tuyến thân thiện, bạn có thể thoải mái chat với người cung cấp dịch vụ chăm sóc sức khỏe và an tâm khi thông tin luôn được bảo mật.
Bên cạnh đó, nền tảng có khả năng quản lý lịch hay gửi tin nhắc hẹn, hỗ trợ người dùng thu xếp thời gian và chuẩn bị cuộc hẹn của mình. Dựa trên giao diện quản lý lịch hẹn rõ ràng, bạn sẽ nhìn thấy toàn bộ khung lịch hẹn để sắp xếp kế hoạch chăm sóc sức khỏe và lịch trình cá nhân thuận tiện.
Thông qua kế hoạch điều trị được cá nhân hóa, có tính thực tế và ứng dụng cao, bạn còn nhận được những lời nhắn hữu ích và đúng thời điểm từ nền tảng này xuyên suốt trải nghiệm dịch vụ nhằm đạt được hiệu quả như mong đợi. Tất cả tính năng trên có khả năng giảm thiểu trở ngại cũng như khó khăn của người trẻ khi chủ động quan tâm, chăm sóc sức khỏe trong năm mới.
Nhà đầu tư cá nhân nên tìm hiểu kỹ trước khi xuống tiền vào P2P
Khi lãi suất ngân hàng ngày giảm, các nhà đầu tư có xu hướng chuyển dịch sang đầu tư online, đặc biệt là các ứng dụng fintech.
Nhiều nhà đầu tư cho rằng trong thời điểm suy thoái thì trữ tiền không hẳn một phương án tốt, tuy nhiên lựa chọn để đầu tư vào kênh nào cũng không đơn giản. Trong những năm trước, thị trường chứng khoán, bất động sản, vàng... đều là những kênh đầu tư truyền thống mà nhiều người lựa chọn thì nay đã xuất hiện nhiều loại hình đầu tư mới. Nổi lên trong đó có thể kể đến lĩnh vực đầu tư Peer - to - Peer Lending (Cho vay ngang hàng).
Cho vay ngang hàng là một loại hình kinh doanh mới, dịch vụ sáng tạo trên nền tảng công nghệ số. Theo đó người đi vay và người cho vay sẽ được kết nối trực tuyến mà không qua các trung gian tổ chức tài chính như ngân hàng. Mới xuất hiện trên thế giới hơn 15 năm nay, mô hình này đã tạo ra một kênh cung ứng mới trên thị trường và góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện phát triển. Tuy nhiên ở Việt Nam hiện có những biến tướng khó lường, đòi hỏi người dùng hết sức tỉnh táo để không trở thành nạn nhân của tín dụng đen.
Theo ông Tạ Thanh Long - CEO công ty VO247: "Việc các nhà đầu tư chuyển dịch sang kênh đầu tư online, đặc biệt là fintech là xu thế tất yếu. Tuy nhiên, hiện nay vẫn còn nhiều bất cập trong kênh đầu tư đó. Đặc biệt, khi các công ty fintech không làm minh bạch thì sẽ tiềm ẩn rủi ro cho nhà đầu tư. Do đó, việc làm thế nào để có sự minh bạch hơn cho nhà đầu tư là vô cùng quan trọng để giúp cho nhà đầu tư có thể nhìn nhận chuẩn xác và có đầu tư chính xác."
Thị trường P2P năm 2020 rất sôi động với sự tham gia của nhiều công ty, trong đó có công ty Việt Nam và những công ty mang yếu tố nước ngoài. Trong đó, việc có rất nhiều đơn vị hoạt động tín dụng đen núp bóng đã đem lại những hậu quả rất lớn mà người dùng phải gánh chịu.
Các diễn giả tại diễn đàn về Xu thế dịch chuyển đầu tư Online
Tình trạng chung hiện nay là người dùng không biết được đơn vị nào uy tín hay không. Họ tiếp cận các thông điệp cho vay ở đâu là họ vay ở đó. "Để có thể đảm bảo an toàn, người dùng cần biết rằng hiện đang vay ai, công ty nào, công ty có uy tín không, có website không, fanpage chính thức không. Đối với những công ty không có những điều đó thì họ nên tránh xa bởi người dùng có thể vay được thì dễ nhưng trả được mới khó. Nếu được, người vay có thể tìm hiểu thêm về địa chỉ, nhờ bạn bè hay người thân qua khảo sát hoặc nghiên cứu trụ sở, văn phòng giao dịch..." - Ông Tạ Thanh Long nhấn mạnh.
Để tạo được sự minh bạch, những đơn vị fintech cần có đăng kí kinh doanh rõ ràng, những người đại diện pháp luật và công khai minh bạch những cơ chế, chính sách dành cho cả nhà đầu tư và người vay. Bên cạnh đó cơ chế báo cáo tài chính, kiểm toán cũng cần được thực hiện sớm.
Năm 2021 sắp tới theo lộ trình của chính phủ sẽ đưa ra cơ chế thử nghiệm Sandbox. Lúc đó thị trường sẽ minh bạch hơn, những công ty thực sự làm P2P Lending sẽ rõ ràng, ko bị mập mờ giữa những công ty hoạt động núp bóng P2P. Khi đó thị trường sẽ trong sạch hơn và những nhà đầu tư hoặc người vay có cơ sở và thông tin để lựa chọn những kênh đầu tư hoặc cho vay uy tín. Bằng những phương pháp đơn giản, người vay hãy tìm hiểu thông tin trên mạng xem công ty đó hoạt động thế nào, đánh giá người dùng ra sao để có lựa chọn đúng đắn.
Không chuyển đổi mạnh mẽ sẽ bị tụt hậu, thậm chí là chết Việc thực hiện chuyển đổi các ngành, nghề là điều bắt buộc nếu Việt Nam không muốn tụt hậu. Trong năm 2020, Việt Nam có nhiều thành tựu về công nghệ thông tin, truyền thông. Các nền tảng chuyển đổi số được ứng dụng để giúp nước ta vượt qua đại dịch, công nghệ 5G được thử nghiệm thương mại, cải thiện hành...