Giới nhà giàu Trung Quốc bỏ bất động sản, đổ tiền đầu tư vào đồng hồ xa xỉ
Giới nhà giàu Trung Quốc đang mạnh tay đổ tiền mua sắm đồng hồ hạng sang như Rolex, trong bối cảnh thị trường nhà đất ở nước này trầm lắng do điều chỉnh chính sách từ chính quyền.
Với một bộ phận khách hàng, đồng hồ đắt tiền không chỉ là đồ dùng khẳng định vị thế xã hội, mà còn là công cụ đầu tư để chống lạm phát. Ảnh: Getty Images
Giới đầu tư Trung Quốc từng một thời đổ dồn vào bất động sản đang chuyển sự chú ý sang đồng hồ xa xỉ. Họ coi đây là cách bảo toàn tài sản trong bối cảnh kinh tế tăng trưởng chậm lại, trong khi Chủ tịch Tập Cận Bình đẩy mạnh chiến dịch kiềm chế đầu cơ nhà đất.
Nhiều đại lý đồng hồ đắt tiền cho biết công việc kinh doanh tại Trung Quốc khởi sắc trong vài tháng trở lại đây, khi những người lắm tiền ngưng mua thêm nhà, thay vào đó đổ vốn mua sắm các loại đồng hồ xa xỉ như Rolex hay Patek Philippe. Theo giới chuyên gia, xu hướng mới này khiến lượng đồng hồ đắt tiền Thụy Sĩ nhập vào Trung Quốc tăng đến 40% trong 10 tháng đầu năm nay, bất chấp việc kinh tế Trung Quốc có dấu hiệu tăng trưởng chậm lại.
Theo Camille Gaujacq – chuyên gia phân tích tại hãng tư vấn thị trường Daxue Consulting có trụ sở ở Thượng Hải, suy thoái trên thị trường bất động sản – vốn một thời được coi là “mỏ đầu tư” của giới nhà giàu, đã đẩy nhiều người tìm kiếm các phương tiện đầu tư thay thế khác. Và đồng hồ xa xỉ có thể là câu trả lời.
Kể từ năm 1990 đến đầu năm 2021, thị trường bất động sản tại Trung Quốc dường như chỉ theo một chiều tăng giá. Nhưng việc ông Tập Cận Bình quyết tâm thúc đẩy “thịnh vượng chung” cùng với sự đổ vỡ của tập đoàn Evergrande và nhiều tên tuổi lớn khác trong ngành bất động sản tại Trung Quốc đã khiến mặt bằng giá nhà đất suy giảm trong vài tháng gần đây, một diễn biến được cho là hiếm gặp.
Giới phân tích và người mua nhà kỳ vọng đà giảm giá sẽ còn tiếp diễn. Bộ Chính trị Đảng Cộng sản Trung Quốc mới đây một lần nữa nhắc lại quan điểm của ông Tập Cận Bình về “nhà là để ở, chứ không phải là để đầu cơ”, trong bối cảnh chính quyền Bắc Kinh thực thi nhiều biện pháp nhằm hỗ trợ nền kinh tế. Ngày 20/12, Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC) đã cắt giảm 5 điểm với lãi suất cơ bản cho vay chuẩn (LPR), từ 3,85% xuống còn 3,80%. Nhưng LPR 5 năm vẫn ở mức 4,65% – vốn ảnh hưởng nhiều đến việc định giá các khoản thế chấp nhà.
Cầu tiêu dùng nội địa tại Trung Quốc suy yếu do tác động của kinh tế tăng trưởng chậm lại. Nhưng mặt hàng đồng hồ xa xỉ lại được giới nhiều tiền ở đại lục săn lùng mạnh. Một cuộc khảo sát hồi tháng 10 cho thấy 88% trong tổng số 1.500 được hỏi cho biết họ có ý định giữ hoặc tăng chi tiêu cho mua sắm đồng hồ đắt tiền trong 12 tháng tới với mức giá trung bình hơn 12.000 USD/chiếc. Người thuộc diện khảo sát là đối tượng người trưởng thành, có mức thu nhập trung bình hộ gia đình từ 78.480 USD/năm.
“Nhu cầu mua sắm đồng hồ xa xỉ rất mạnh. Nếu như lui tới các hiệu đồng hồ Rolex ở thời điểm hiện tại, sẽ không có đủ lượng đồng hồ cung ứng cho khách hàng”, Simon Tyle, người đứng đầu hãng tư vấn CSG Intage có trụ sở ở Hong Kong thực nghiên cứu khảo sát trên bày tỏ.
Với những khách hàng giàu có, đồng hồ đắt tiền không chỉ là đồ dùng khẳng định vị thế xã hội, mà còn là công cụ đầu tư để chống lạm phát. Sam Yu là chủ một cơ sở sản xuất máy sưởi điện và sở hữu hai căn tại Giang Tô. Anh này mới mua một chiếc Patek Philippe giá gần 110.000 USD hồi tháng 8 và coi đây là “khoản đầu tư thông minh.
Video đang HOT
“Sau hai năm, tôi có thể bán chiếc đồng hồ này mà vẫn thu được khoản lợi nhuận nhỏ. Tôi không thể làm được điều đó nếu như mua căn hộ. Trong bối cảnh chính sách về thị trường bất động sản nhiều bất chắc như hiện nay, phải mất nhiều tháng mới tìm được một khách hàng mua căn hộ trừ khi tôi giảm giá căn hộ sâu”, Yu chia sẻ.
Theo Watcheco, nền tảng thương mại điện tử chuyên buôn bán đồng hồ đắt tiền đã qua sử dụng, nhiều thương hiệu cao cấp có xu hướng tăng giá trong vài năm gần đây. Đơn cử như một chiếc Rolex Submariners hiện có thể bán với mức giá gấp năm lần giá gốc. “Nhu cầu rất lớn, trong khi nguồn cung một số thương hiệu xa xỉ lại eo hẹp. Giá gần như sẽ không đi xuống trong tương lai gần”, David Wang, chủ một cửa hàng chuyên bán đồng hồ xa xỉ ở Thượng Hải nhận định.
Kế hoạch nào cho quá trình tái cơ cấu của Evergrande?
Evergrande - "gã khổng lồ" bất động sản chìm trong cảnh nợ nần chồng chất của Trung Quốc - đang hướng tới một cuộc tái cơ cấu khổng lồ sau khi công ty này không thể hoàn thành nghĩa vụ đối với khoản thanh toán trái phiếu trị giá 1,2 tỷ USD và vẫn còn sa lầy trong các khoản nợ khác với tổng trị giá hơn 300 tỷ USD.
Vậy việc tái cơ cấu này sẽ có ý nghĩa thế nào đối với các chủ nợ, chủ sở hữu nhà ở và các nhà đầu tư?
Tòa nhà Trung tâm Evergrande tại Thượng Hải, Trung Quốc. Ảnh: AFP/TTXVN
Ai sẽ được ưu tiên?
Chính phủ Trung Quốc quan tâm đến việc hạn chế bất kỳ ảnh hưởng nào từ tình trạng của Evergrande đối với hệ thống tài chính. Giới chức nước này cũng lo ngại sâu sắc về những tác động của sự kiện trên đến tính ổn định, trật tự trong xã hội nếu đám đông nhà đầu tư bất mãn có những phản ứng mạnh mẽ.
Dựa trên đánh giá đó, ông Mark Williams, nhà kinh tế trưởng phụ trách thị trường châu Á của công ty tư vấn tài chính Capital Economics (Vương quốc Anh) nhận định Chính phủ Trung Quốc sẽ ưu tiên hàng đầu cho những người mua nhà đã thanh toán tiền, tiếp theo là các nhà thầu làm việc trong các dự án của Evergrande.
Sau đó, Chính phủ Trung Quốc sẽ giải quyết vấn đề với các chủ nợ tài chính và các ngân hàng - những trái chủ của Evergrande. Ông Williams nhận định các trái chủ nước ngoài có thể ở mức ưu tiên khá thấp đối với Chính phủ Trung Quốc.
Liệu Chính phủ có ra tay cứu Evergrande?
Theo ông Louis Kuijs, người đứng đầu bộ phận kinh tế châu Á tại công ty phân tích và dự báo tài chính Oxford Economics (Vương quốc Anh), khả năng về một gói cứu trợ từ Chính phủ Trung Quốc gần như bằng không.
Ông cho rằng các nhà quản lý Trung Quốc sẽ không ngần ngại để Evergrande phá sản và nhà đầu tư chịu một chút tổn thất về tài chính. Họ lo ngại về những rủi ro đạo đức và nhấn mạnh rằng các vấn đề của Evergrande sẽ không ảnh hưởng đến hệ thống tài chính của nước này.
Chuyên gia Larry Ong của công ty tư vấn rủi ro SinoInsider (Mỹ) cho biết thêm, một gói cứu trợ nhà nước sẽ đi ngược lại những nỗ lực của Chính phủ Trung Quốc trong việc kiểm soát "bong bóng bất động sản" để giảm sự phụ thuộc của nền kinh tế vào lĩnh vực này.
Trong một diễn biến mới nhất, Thống đốc Ngân hàng Nhân dân Trung Quốc (PBoC, ngân hàng trung ương), ông Dịch Cương ngày 9/12 cho biết rằng việc Evergrande không đáp ứng được các nghĩa vụ nợ của mình sẽ được thị trường xử lý. Đây là một dấu hiệu rõ ràng hơn cho thấy sẽ không có gói cứu trợ nào cho nhà phát triển bất động sản này.
Theo chuyên gia Williams, các nhà hoạch định chính sách ở Bắc Kinh có thể cảm thấy rằng xét cho cùng, các ngân hàng cho Evergrande vay đều là các ngân hàng quốc doanh. Vì vậy, họ đều có thể giải quyết và chịu đựng những khoản lỗ của mình.
Cuộc tái cấu trúc có thể diễn ra dưới hình thức nào?
Bà Shujin Chen, một nhà phân tích tại công ty dịch vụ tài chính Jefferies (Mỹ) cho biết dựa trên những kinh nghiệm trước đây, giới chức Trung Quốc có thể cho phép mảng kinh doanh bất động sản chủ chốt của Evergrande tiếp tục hoạt động, trong khi các tài sản không cốt lõi được bán đi. Sau đó, số tiền thu được có thể được phân phối cho các chủ nợ theo mức độ ưu tiên.
Chính phủ Trung Quốc cũng có thể thành lập một ủy ban chủ nợ, nơi sẽ bỏ phiếu về các quyết định liên quan đến cuộc tái cấu trúc của Evergrande. Các trái chủ cũng có thể chọn đưa vụ việc của họ ra tòa.
Bên cạnh đó, ông Ong cho hay Chính phủ cũng có thể yêu cầu các doanh nghiệp nhà nước mua tài sản của Evergrande và giao cho chính quyền địa phương giám sát công việc tái cơ cấu.
Một câu hỏi lớn ở đây là làm thế nào để giải quyết cho những người đã mua các sản phẩm quản lý tài sản của Evergrande mà bây giờ họ không thể thu lại tiền.
Bà Chen nhận định có thể sẽ xảy ra bất ổn nếu Evergrande không trả được nợ cho những nhà đầu tư đó. Nhưng cũng không hợp lý khi thanh toán cho nhóm này trước. Theo bà, đây chính là phần đòi hỏi sự giải quyết khéo léo từ các bên liên quan.
Làm sao để hạn chế tác động lên thị trường?
Giới quan sát đánh giá các cơ quan quản lý Trung Quốc đang đối mặt với một bài toán khó, khi họ phải cân bằng được việc cho phép Evergrande phá sản mà không tạo ra quá nhiều "gợn sóng" đối với thị trường.
Ông Kuijs nói rằng để "giảm sốc", chính phủ có thể tạo điều kiện giúp các nhà phát triển bất động sản dễ huy động vốn trên thị trường hơn, sau khi đã thực hiện các bước nới lỏng trước đó.
Cũng theo chuyên gia này, giới chức Trung Quốc có thể điều chỉnh chính sách đất đai và chuyển sang ngăn chặn các hiệu ứng "gợn sóng" trong hệ thống tài chính. Điều này có thể thông qua việc tách biệt các ngân hàng có nhiều tiếp xúc với các nhà phát triển đang gặp khó khăn khỏi phần còn lại của thị trường.
Ngoài ra, ông Ong cho biết Chính phủ Trung Quốc cũng có thể buộc Evergrande và nhà sáng lập là tỷ phú Hui Ka Yan bán tài sản để trả nợ.
Tiền lệ nào cho Evergrande?
Trong những năm gần đây, Trung Quốc đã hoàn thành tái cơ cấu thông qua việc chính phủ tiếp quản các tập đoàn gặp vấn đề về thanh khoản. Những ví dụ đưa ra bao gồm tập đoàn bảo hiểm và tài chính Anbang Group, tập đoàn đầu tư Tomorrow Group và ngân hàng Baoshang, cũng như tập đoàn đa ngành nghề HNA Group.
Trong những trường hợp như vậy, các nhóm từ chính quyền đã đến tiếp quản và xử lý các hoạt động tại những công ty, tập đoàn này trong vòng từ một năm đến ba năm.
Nhưng chuyên gia Ong của SinoInsider nhận định mô hình đó có thể không khả thi khi tính tới quy mô, độ phức tạp trong tình huống của Evergrande. Ông cho rằng không có tiền lệ nào có thể so sánh được với những gì xảy ra đối với nhà phát triển bất động sản này.
Giới đầu tư Trung Quốc quay lưng với các sản phẩm đầu tư bất động sản Kể từ tháng Chín, dòng tiền đổ vào các sản phẩm đầu tư bất động sản do các công ty ủy thác phát hành đã sụt giảm, giữa những lo ngại ngày càng tăng về cuộc khủng hoảng nợ của Evergrande. Tòa nhà của tập đoàn Evergrande (giữa) tại Thượng Hải, Trung Quốc. (Ảnh: AFP/TTXVN) Các nhà đầu tư Trung Quốc đang từ...