Gió đông bắc về, thầy cô chống rét cho trò vùng cao
Với trường học tại vùng núi cao có nhiều HS bán trú, mỗi dịp đông về, công tác phòng chống rét luôn được chú trọng hàng đầu.
Bảo đảm chất lượng từng bữa ăn bán trú tại Trường PTDTBT Tiểu học Cốc Ly 1 (Bắc Hà – Lào Cai). Ảnh: TG
Bên cạnh tăng cường các điều kiện cơ sở vật chất để giữ ấm, bảo đảm sức khỏe cho HS, các trường còn phải thực hiện kế hoạch dạy học phù hợp, duy trì tối đa tỉ lệ chuyên cần.
Chủ động phòng chống
Nghĩa Thuận, huyện Quản Bạ ( Hà Giang) là xã biên giới có khí hậu khắc nghiệt. Hàng năm, vào mùa lạnh, Nghĩa Thuận hứng chịu hàng chục đợt rét đậm, rét hại. Số đợt rét xuống dưới 10 độ khá nhiều. Đầu tháng 11, nền nhiệt giảm xuống 12 – 15 độ, lạnh giá ảnh hưởng không nhỏ tới sinh hoạt, việc dạy và học của GV, HS.
Cô Nguyễn Lệ Thủy – Hiệu trưởng Trường MN xã Nghĩa Thuận cho biết: Từ đầu tháng 10 công việc chuẩn bị phòng chống rét được nhà trường chuẩn bị theo chỉ đạo chung phòng GD&ĐT. GV mời phụ huynh HS đến họp để tuyên truyền, hướng dẫn cách phòng chống rét, ăn mặc cho trẻ lúc đổi mùa.
Mặt khác, rà soát, củng cố lại phòng học, bảo đảm phòng học được che chắn cẩn thận tránh gió lùa nhưng vẫn đủ ánh sáng. Kiểm kê và cung ứng đủ chăn ấm, đệm cho hoạt động bán trú của 318 trẻ ở 9 điểm trường lẻ tại 9 thôn. Các điểm trường có điện được trang bị quạt sưởi, tuyệt đối không đốt lửa than gây nguy hiểm cho HS. Nhà trường còn kêu gọi xã hội hóa quần áo rét cho HS; GV trực tiếp giặt là sạch sẽ để học trò có thể sử dụng ngay tại trường lớp khi có rét đậm rét hại.
“Nhiều khi nhiệt độ xuống dưới 10 độ theo quy định HS được nghỉ học nhưng phụ huynh vẫn gửi trẻ vì tin GV, điều kiện cơ sở vật chất giữ ấm của nhà trường. GV vẫn vui vẻ đón và hỗ trợ gia đình chăm sóc trẻ. Bởi làm tốt công tác phòng chống rét, giữ sức khỏe cho HS mùa đông cũng đồng nghĩa bảo đảm được tỉ lệ chuyên cần trên lớp…” – cô Thủy bày tỏ.
Cô Đinh Loan Vân – Hiệu trưởng Trường PTDTBT Tiểu học xã Nghĩa Thuận cũng cho biết: Nếu HS không được giữ ấm sẽ ảnh hưởng tới sức khỏe, từ đó chất lượng giáo dục không cao. Chính vì vậy công tác giữ ấm luôn được ban giám hiệu (BGH) quán triệt tới GV dạy trên lớp đến GV trực bán trú, cô nuôi…
Ngoài việc tăng cường cơ sở vật chất, đệm chăn giữ ấm cho HS, GV thường xuyên quan sát từng khâu trong sinh hoạt bán trú, nhắc nhở hướng dẫn HS giữ ấm như: Đắp chăn, mặc đủ quần áo, giữ ấm đúng cách. Tránh tình trạng để HS ra ngoài trời lạnh không có sự quản lý của gia đình, nhà trường. Với HS hoàn cảnh khó khăn, thầy cô cùng chung tay chia sẻ áo ấm, tất, mũ, khăn…
Video đang HOT
Thầy Phạm Văn Hằng – Hiệu trưởng Trường PTDTBT TH&THCS Lùng Cải (huyện Bắc Hà – Lào Cai) thông tin: Thời tiết Bắc Hà mới bắt đầu chớm lạnh nhưng có lác đác HS hắt hơi, sổ mũi. Do đó, công tác phòng chống rét cho HS được nhà trường tăng cường bằng nhiều cách.
Về cơ sở vật chất, có đầy đủ chăn, đệm cho HS các phòng ở bán trú. Nhà trường vận động các tổ chức xã hội, cá nhân ủng hộ quần áo ấm cho HS khó khăn để mặc thêm. Lịch sinh hoạt tắm giặt, vệ sinh cá nhân của HS được lưu tâm, nhắc nhở.
Đặc biệt, nhà trường chú trọng và tăng cường chất lượng cho các bữa ăn bán trú. Làm sao để khẩu phần ăn được tăng lên, thức ăn thường xuyên thay đổi từng bữa, món ăn được nghiên cứu phù hợp sở thích HS cũng như đặc điểm thời tiết mùa đông…
Hàng ngày, BGH kết hợp với Ban đại diện phụ huynh HS trực tiếp kiểm tra về số lượng, chất lượng bữa ăn bán trú. Hiệu trưởng trực tiếp kiểm nếm chất lượng trong quá trình nấu trước khi đưa ra cho HS, tránh tình trạng HS chán ăn, bỏ bữa ảnh hưởng sức khỏe.
Học sinh Trường PTDTBT TH xã Nghĩa Thuận (Quản Bạ – Hà Giang) trong giờ thể dục. Ảnh: TG
Tăng cường vai trò của nhà trường
Ông Lê Trung Thành – Trưởng phòng GD&ĐT Quản Bạ (Quản Bạ – Hà Giang) cho biết: Phòng GD&ĐT đã chỉ đạo các trường tiếp tục thực hiện các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19 bên cạnh các điều kiện phòng chống rét, dịch bệnh, bảo đảm sức khoẻ cho HS trong điều kiện thời tiết mùa đông năm 2020.
Đặc biệt, trong công tác phòng chống rét, tiếp tục kiểm tra, rà soát, củng cố, tu sửa phòng học, phòng lưu trú HS để có đủ ánh sáng học tập, che chắn không để gió lùa; Kịp thời thay chăn, chiếu, màn đã cũ, rách, mất vệ sinh; mỗi giường ngủ HS có đệm (hoặc chăn làm đệm) và 2 chăn đắp. Không bắt HS phải mặc quần áo đồng phục nếu không đủ ấm; không nên hoặc hạn chế tổ chức các hoạt động ngoài trời trong những ngày giá rét.
Trong những ngày do rét đậm, rét hại phải nghỉ học, nhà trường cần bố trí GV trực để quản lý và chăm nuôi HS bán trú ở lại trường chính và HS vẫn đến trường do chưa biết lịch nghỉ học. Phối kết hợp với gia đình HS để quản lý và giữ sức khỏe cho HS trong thời gian nghỉ, hướng dẫn HS tự học ở nhà.
Theo thầy Hà Trần Hồng – Phó Hiệu trưởng Trường PTDTBT THCS Khao Mang (huyện Mù Cang Chải – Yên Bái), công tác phòng chống rét với HS vùng cao Mù Cang Chải vẫn còn nhiều khó khăn bởi cơ sở vật chất còn hạn chế. Tuy nhiên, BGH, GV nhà trường luôn quán triệt và dành sự quan tâm, tăng cường điều kiện tối đa cho HS để phòng chống rét.
Bên cạnh việc trang bị cơ sở vật chất từ ngân sách Nhà nước, BGH, GV cũng nỗ lực trong việc huy động hỗ trợ của xã hội do đó chăn ấm, đệm cho HS bán trú đã trang bị đầy đủ, sẵn sàng cho HS sử dụng. Bên cạnh đó, suất ăn, chế độ ăn hợp lý: Cơm, thức ăn, nước uống đủ nóng; chuẩn bị đầy đủ các loại thuốc phục vụ công tác y tế học đường. Tăng cường nước nóng trong sinh hoạt, vệ sinh cá nhân của HS bán trú trong những ngày ở trường.
Ngành GD đã tăng cường vai trò của hiệu trưởng các trường trong phòng chống rét. Chính vì vậy, hiệu trưởng có quyền đề xuất cho HS nghỉ học toàn trường hay theo từng khu vực, từng điểm trường cho phù hợp với mức độ ảnh hưởng của thời tiết và điều kiện về cơ sở vật chất. Đồng thời có phương án bố trí học bù để bảo đảm kế hoạch thời gian năm học. Nghiêm cấm việc dạy dồn tiết hoặc cắt xén chương trình. – Ông Lê Trung Thành
Những người thầy nuôi dạy học sinh bán trú ở vùng biên
Với đặc thù là tỉnh vùng cao biên giới còn nhiều khó khăn, nhưng các thầy cô giáo ở những điểm trường tại huyện Mường Tè (Lai Châu) luôn nỗ lực vượt khó để nuôi dạy học sinh bán trú.
Bữa ăn bán trú của các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thu Lũm, huyện Mường Tè (Lai Châu) có đủ rau, thịt. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Hầu hết các em học sinh thích ở lại trường vì được ăn ngon hơn ở nhà. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Cô giáo Nguyễn Thị Vân, Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thu Lũm, huyện Mường Tè hướng dẫn học sinh gấp chăn. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Ở bán trú ngoài việc học các em học sinh có nhiều bạn chơi. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thu Lũm, huyện Mường Tè tự hái đóa hoa rừng mang tặng thầy cô giáo. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Ngoài giờ học tập, các em học sinh Trường phổ thông dân tộc bán trú Trung học cơ sở Thu Lũm chăm sóc vườn rau. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Ngoài việc nuôi dạy học sinh bán trú, các thầy cô tăng cường dạy học cho các em ở trên lớp. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Những đóa hoa rừng tặng thầy cô nhân ngày 20/11. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Các em học sinh Trường Phổ thông dân tộc bán trú Tiểu học Thu Lũm được rèn luyện kỹ năng sống, dọn dẹp vệ sinh phòng ở sạch sẽ. (Ảnh: Việt Hoàng/TTXVN)
Phụ huynh bức xúc chất lượng bữa ăn: UBND quận 9 yêu cầu lắp camera giám sát Trước bức xúc của phụ huynh về chất lượng bữa ăn của Trường tiểu học Trần Thị Bưởi, UBND quận 9 yêu cầu lập tổ công tác liên ngành kiểm tra toàn diện đối với nhà trường về công tác bán trú, lắp camera giám sát. Bữa ăn học sinh ngày 3.11 đã được thay đổi sau phản ánh của phụ huynh -...