Giếng nước trước cửa nhà là tốt hay xấu, cách đặt giếng nước hợp phong thủy
Phong thủy giếng nước trước cửa nhà có mang lại những điều tích cực cho gia chủ hay không? Đây là câu hỏi mà nhiều người quan tâm khi xây dựng nhà cửa.
Từ xa xưa, giếng nước đã đóng vai trò quan trọng trong cuộc sống hàng ngày của người dân Việt Nam, cung cấp nguồn nước sạch cho sinh hoạt và nấu nướng. Việc đặt giếng nước không chỉ mang lại sự tiện lợi mà còn ảnh hưởng lớn đến phong thủy của ngôi nhà. Vị trí của giếng nước cần được xác định kỹ lưỡng để đảm bảo cân bằng âm dương và không tác động xấu đến mạch nước ngầm xung quanh.
Giếng nước trước cửa nhà là tốt hay xấu?
Lựa chọn vị trí đặt giếng nước không chỉ giúp đảm bảo chất lượng nguồn nước mà còn ảnh hưởng đến yếu tố phong thủy. Theo các chuyên gia phong thủy, giếng nước trước cửa nhà thường không tốt vì phạm vào hướng của ngôi nhà, có thể cản trở tài lộc và vận may vào nhà. Tuy nhiên, nếu bạn vẫn muốn đặt giếng nước ở trước nhà, nên đặt giếng nước sang bên trái (hướng Thanh Long) vì hướng này thuộc hành Thủy, tượng trưng cho nước.
Những kiêng kỵ khi đặt giếng nước trong nhà
Tránh đặt giếng nước ở phương tọa của ngôi nhà
Phương tọa là vị trí phía sau của ngôi nhà, cần tránh đào hoặc khoan giếng ở đây vì nó có thể làm ảnh hưởng đến tài lộc và vượng khí của ngôi nhà.
Không đặt giếng nước trước cửa chính
Đặt giếng nước trước cửa nhà có thể cản trở tài lộc và vận may vào nhà, dễ gây tai nạn, đặc biệt là đối với gia đình có trẻ nhỏ.
Tránh đặt giếng nước đối diện cửa phòng bếp
Video đang HOT
Bếp thuộc hành Hỏa, xung khắc với giếng nước thuộc hành Thủy. Đặt giếng đối diện với cửa bếp có thể mang lại phong thủy xấu, gây khó khăn về tiền bạc và sức khỏe. Ngoài ra, giếng nước gần bếp dễ bị ô nhiễm, gây nguy hiểm cho sức khỏe.
Vị trí giếng nước chuẩn phong thủy
Việc đặt giếng nước ở vị trí tốt phải đảm bảo cân bằng giữa âm và dương. Một số vị trí có thể tham khảo:
- Cung Khôn (hướng Tây Nam): Mang lại bình an, tài lộc và phú quý cho gia chủ.
- Cung Tốn (hướng Đông Nam): Giúp cuộc sống dư dả, hạnh phúc.
- Phương Hợi (hướng Tây Bắc): Mang lại sự sung túc, thịnh vượng.
- Phương Nhâm (hướng chính Bắc): Có lợi về tiền bạc, công việc kinh doanh thuận lợi.
- Phương Quý (hướng Bắc): Giúp gia đình gặp nhiều vận may, công thành danh toại.
- Phương Tỵ (hướng Đông Nam): Đại diện cho công thành danh toại, giúp công việc luôn hanh thông, thuận lợi.
- Phương Đinh (hướng Nam): Mang lại phúc phần về đường con cái.
- Phương Bính (hướng Nam): Gia đình sẽ có người làm quan to.
- Phương Canh (hướng Tây): Thu hút nguồn tài khí dồi dào, mang lại phú quý giàu sang.
- Phương Tân (hướng Tây): Giúp gia đình luôn êm ấm, thuận hòa.
- Phương Mùi (hướng Tây Nam): Làm việc gì cũng thành công, điều gì cũng suôn sẻ.
- Xây thành giếng cao: Giúp hạn chế âm khí thoát ra ngoài và bảo đảm an toàn cho trẻ em.
- Giữ gìn vệ sinh xung quanh giếng: Che đậy kỹ càng trước và sau khi sử dụng để tránh tạp chất rơi vào giếng, gây ô nhiễm nguồn nước.
- San lấp giếng nước không sạch: Nên san lấp những giếng nước bị nhiễm phèn hoặc không sạch sẽ để tránh luồng khí xấu ảnh hưởng đến vượng khí của gia đình.
Một số lưu ý khi xây dựng phong thủy giếng nước trước nhà
Trước cửa nhà trồng Thiết Mộc Lan có tốt cho phong thủy không?
Thiết Mộc Lan là loại cây cảnh được yêu thích, vậy có nên trồng trước nhà không?
Thiết mộc lan là cây cảnh rất phổ biến ở Việt Nam. Loài cây này còn có tên gọi khác là cây phát tài hoặc cây dụ thơm. Thiết Mộc Lan có nguồn gốc từ Tây Phi. Lá của cây có đặc điểm bóng mượt và dài, màu xanh đập hoặc pha vàng khi cây còn nhỏ. Phần giữa của lá có sọc rộng màu vàng rất đặc trưng, cây già ít vàng hơn cây non. Chiều dài của lá Thiết Mộc Lan có thể lên đến 100cm, chiều rộng khoảng 10cm.
Hoa thiết mộc lan thường nở từ đông sang xuân, hoa mọc thành chuỗi dài, thành chùm, màu trắng và toả hương thơm ngát. Mặc dù vậy, nếu bạn chăm sóc sai cách thì thiết mộc lan có thể sẽ không ra hoa trong vài năm liên tiếp.
Thiết mộc lan là cây cảnh rất phổ biến ở Việt Nam
Đặc điểm sinh trường thú vị của thiết mộc lan là khi bị cắt ngang, chồi non sẽ mọc tua tủa xung quanh vị trí cắt. Cây có thể sống trong môi trường thiếu sáng.
Nhờ có sức sống bền bỉ, thiết mộc lan thường được nhiều gia đình dùng làm cây cảnh trang trí nhà cửa, ở văn phòng công ty hoặc cửa hàng kinh doanh, các nơi công cộng đều rất đẹp.
Theo quan niệm phong thủy, cây thiết mộc lan thu hút nhiều sinh khí, may mắn, tài lộc và thịnh vượng cho gia chủ. Đặc biệt là khi cây nở hoa là điêmg báo tiền tài đang đến với gia đình bạn. Mếu bạn đặt cây theo hướng Đông hay Đông Nam của ngôi nhà thì sẽ đem tới nhiều may mắn bởi cây là đại diện cho hành Mộc.
Ý nghĩa phong thủy của cây Thiết Mộc Lan còn dựa vào số cành hoặc chậu cây. Vì thế, bạn cần nắm rõ khi chọn cây, cụ thể như sau:
Hoa thiết mộc lan thường nở từ đông sang xuân, hoa mọc thành chuỗi dài, thành chùm
Cây có 2 cành: Biểu tượng cho sự hoàn hảo, trọn vẹn, may mắn trong tình yêu, mọi điều như ý.
Cây có 3 cành: Tượng trưng cho hạnh phúc đủ đầy và vững chắc.
Cây có 5 cành: Biểu tượng của sức khỏe và sự trường thọ.
Cây có 8 cành: Biểu tượng cho sự phát tài phát lộc.
Cây có 9 cành: Biểu tượng cho hạnh phúc viên mãn trường kỳ, thời vận tốt đẹp, tài lộc dồi dào.
Với những ý nghĩa phong thủy tuyệt vời kể trên và vẻ đẹp của mình, Thiết Mộc Lan rất phù hợp để trồng trước cửa, bên cạnh hay đặt trong nhà. Bạn có thể đặt cây ở bất cứ nơi nào tùy sở thích riêng.
Những nguyên tắc cần tránh khi bố trí phong thủy trước cửa nhà Khi tìm hiểu về phong thủy trước cửa nhà, bạn cần nắm rõ những điều cấm kỵ nào không nên làm trước cửa nhà. Theo quan niệm phong thủy trước cửa nhà, cửa là nơi thu hút tài lộc và vượng khí cho gia chủ. Nếu phong thủy trước cửa nhà không tốt hoặc đặt những vật không nên trước cửa, gia đạo...