Giấy ăn càng trắng, càng dễ gây ung thư
Các chuyên gia sau khi nghiên cứu đã phát hiện trong giấy ăn chứa chất độc hại policlobiphenyl (PCBs). Dù ở mức hàm lượng rất thấp nhưng các chất này có khả năng gây ảnh hưởng xấu cho sức khỏe.
Có thể gây ung thư
Theo các chuyên gia nghiên cứu khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên (Đại học Quốc gia Hà Nội), trong giấy nói chung và giấy ăn nói riêng thường có chứa các chất cơ clo, trong đó có cả các chất độc hại như policlobiphenyl.
TS Vũ Quốc Bảo, Phó Viện trưởng Viện Công nghiệp giấy và Xenlulô cho hay, vẫn chưa có công nghệ thay thế để không sử dụng clo, nhưng tùy theo công nghệ có thể sử dụng ít hoặc nhiều. Chỉ còn cách không sử dụng giấy ăn hoặc hạn chế sử dụng các loại giấy công bố chất lượng đảm bảo an toàn.
Hạn chế tối đa sử dụng giấy ăn
Trước đây các chất này có nhiều trong dầu biến thế, trong tụ điện. Chúng được biết đến như là một loại các hợp chất cơ clo bền có độc tính cao như dioxin.
Policlobiphenyl tự sản sinh ra trong quá trình sản xuất giấy ăn. Khi nấu và tẩy trắng giấy đòi hỏi nhà sản xuất phải sử dụng các chất clo. Các phân tử chất thơm và phenol có trong quá trình sản xuất giấy bị clo hóa tạo ra các chất policlobiphenyl.
Tùy thuộc vào quy trình công nghệ mà mỗi loại giấy sẽ có mức nồng độ các chất policlobiphenyl khác nhau. Nhưng có một đặc điểm chung là giấy càng được tẩy trắng càng có nhiều chất này. Bởi lẽ để có giấy càng trắng thì càng cần lượng clo nhiều, từ đó phản ứng tạo ra các chất policlobiphenyl từ các chất thơm và phenol với clo càng nhiều.
PGS.TS Đỗ Quang Huy, khoa Môi trường (Đại học Khoa học Tự nhiên), người nghiên cứu về chất độc này trong giấy cho biết, hàm lượng chất độc policlobiphenyl trong giấy là rất thấp, chỉ nhỏ hơn vài micro gam/kg giấy đã được tẩy trắng. Dù hàm lượng thấp nhưng có chất này vẫn có thể gây ung thư, đẻ quái thai và các bệnh tật nguy hiểm khác.
Theo PGS.TS Lưu Đức Hải, trưởng khoa Môi trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội, giấy ăn không chỉ có chất độc tương tự chất dioxin mà còn có thể có nhiều chất khác.
“Tẩy trắng bằng clo vẫn là phương pháp tối ưu, rẻ tiền nhất. Một tờ giấy trắng gồm có rất nhiều chất như xenlulo, nhựa thông, keo, hóa chất như sút, khoáng chất công nghiệp như cao lanh… Hay các chất vòng còn tồn tại trong quá trình sản xuất tinh bột của giấy, trong đó có chất PCBs”.
Chưa có cơ quan nào kiểm soát chất polyclobiphenyl trong giấy ăn
Video đang HOT
PGS.TS Huy phân tích, việc người dân có thói quen sử dụng giấy ăn chưa được kiểm soát độc chất để lau tay, miệng hay thậm chí lau chùi bát đũa trước khi ăn uống sẽ bị ảnh hưởng bởi các loại chất này. Vì thế, các loại giấy “tạp nham” được bán cho các nhà hàng, vỉa hè theo cân, gói cần phải được kiểm soát độc chất. “Các loại giấy này được sản xuất theo cách tận dụng lại giấy cũ, dù không tẩy trắng nhiều bằng các loại giấy khác nhưng trong bản thân nó đã tích lũy chất policlobiphenyl. Vì thế, việc dùng lại giấy cũ và với kỹ thuật sản xuất gia công giấy lạc hậu như hiện nay sẽ cho các sản phẩm giấy không hợp vệ sinh và tiềm ẩn nguy cơ gây độc.
Hiện nay, vẫn chưa có tổ chức hay nhà máy nào có kiểm soát polyclobiphenyl trong quá trình sản xuất giấy và sản phẩm giấy. Các chuyên gia khoa Môi trường, Đại học Khoa học Tự nhiên vẫn đang trong quá trình nghiên cứu vấn đề này.
Theo các chuyên gia, để hạn chế nhiễm độc chất này, trước hết cần thay đổi ý thức của người dân trong việc sử dụng giấy ăn và không nên dùng loại giấy tái chế, kém chất lượng trong vệ sinh các đồ vật dùng trong ăn uống.
Hạn chế ở mức tối đa hoặc không sử dụng giấy ăn lau chùi bát đĩa, lau miệng, hay gói thức ăn. Nên dùng khăn ăn thay thế cho giấy. Bát đũa nên rửa sạch, phơi khô trước khi ăn. Giấy vệ sinh nên mua các loại giấy mịn, chất lượng cao và đã được kiểm soát độc chất.
Theo Thu Hiền
Bee
Điểm danh 9 sản phẩm âm thầm "giết" gia chủ
Đây là những sản phẩm, hoá chất, đồ dùng gia đình có thể chứa chất độc hại ảnh hưởng đến sức khoẻ, nếu sử dụng trong thời gian dài có thể dẫn tới ung thư.
1. Chảo chống dính
(Ảnh minh hoạ)
Khi chảo chống dính lần đầu tiên được đưa vào các hộ gia đình ở Mỹ trong những năm 1960, và được xem như là một bước đột phá lớn. Từ đó, các bà nội trợ chỉ cần ngâm chảo sau mỗi lần sử dụng và dùng dụng cụ cọ để rửa sạch.
Nhưng dần dần nhiều người nhận thấy rằng, quá trình đó sẽ làm cho lớp phủ bị bong ra. Lớp phủ đó là Teflon hay là polytetrafluoroethlyene (PTFE), sản sinh chất khí độc khi bị đốt nóng làm chết bất kỳ loài chim nào. Độc tính này là do khí bốc ra từ nguyên liệu làm ra chất chống dính cho nồi chảo.
Hơi khí độc từ Teflon còn xảy ra khi được dùng trong các loại đèn sưởi, nhiệt độ cao làm cho lớp phủ Teflon bị nóng lên bốc hơi.
2. Chai lọ nhựa
Sự nguy hiểm của BPA trong các chai nước bằng nhựa đã được đề cập. BPA tác động đến các hormone và gây tổn hại cho hệ nội tiết. Bisphenol A là chất dùng trong chế tạo nhựa polycarbonate. Nhiều loại đồ hộp thực phẩm nếu có sử dụng loại nhựa này có thể cũng chứa dư lượng bisphenol A nhất định. Chai lọ nhựa sẽ nguy hiểm hơn khi nó được để dưới sự tác động của ánh nắng mặt trời.
3. Chất tẩy rửa gia dụng
Các chất tẩy rửa chứa các hóa chất độc hại ảnh hưởng đến các cơ quan trong cơ thể. Trong đó có amoniac, một chất kích thích mạnh có liên quan đến gan và suy thận. Bleach là một chất ôxi hóa mạnh mẽ, có thể dẫn tới cháy da và mắt.
Hiệp hội kiểm soát chất độc Hoa Kỳ cho biết, trong năm 2006, có hơn 120.000 trẻ em dưới 5 tuổi đã gặp nguy hiểm với chất tẩy rửa gia dụng. Để bảo vệ bạn và gia đình của bạn khỏi các nguy hiểm rửa thông thường gây ra, nên chọn chất không độc hại hoặc chất tẩy rửa tự nhiên.
4. Thuốc trừ sâu và hóa chất chất diệt cỏ
Vì mục đích của các sản phẩm này là để diệt sâu bệnh, nên hầu hết các sản phẩm này đều ảnh hưỏng đến sức khoẻ con người.
Qua thí nghiệm cho thấy một số hoạt chất được dùng trong đó gây thiệt hại thận và gây ảnh hưởng sinh sản ở chuột. Và cypermethrin, một trong những thành phẩn chủ yếu có ảnh hưởng đế mắt, da và gây kích ứng đường hô hấp và gây ảnh hưởng lên hệ thần kinh trung ương.
Hiện có Buhach là loại thuốc trừ sâu tự nhiên làm từ hoa cúc ngăn chặn kiến, ruồi, bọ chét, chấy, muỗi, nhện, bọ ve và một số loài gây hại khác. Boric acid là một giải pháp tự nhiên hiệu quả để diệt dán và bạn cũng có thể sử dụng công thức này để kiểm soát loài kiến.
5. Sản phẩm kháng khuẩn
Tuy việc sử dụng rộng rãi chất kháng khuẩn góp phần chống lại các vi khuẩn nhưng trung tâm kiểm soát dịch bệnh nói rằng chất kháng khuẩn cũng có thể gây ảnh hưởng cho hệ thống miễn dịch ở trẻ em.
Chất kháng khuẩn phổ biến nhất là tricosal được tìm thấy trong hơn 100 sản phẩm gia dụng khác nhau, từ xà phòng và kem đánh răng để đồ chơi của trẻ em và thậm chí chúng còn được tích lũy trong cơ thể. Trong một nghiên cứu thực hiện bởi nhóm môi trường, 97% các bà mẹ cho con bú có triclosan trong sữa của họ và 75% người có hóa chất này trong nước tiểu của họ.
Đừng để những chất độc hại tồn tại trong nhà bạn
6. Phân bón hóa học
Đây là thủ phạm gây ô nhiễm nguồn nước. Bất cứ khi nào trời mưa chúng có thể trôi ra sông, suối và đại dương. Điều này gây ra sự mất cân bằng trong hệ sinh thái làm cá chết và chất lượng nước giảm xuống.
Nếu bạn có một bãi cỏ thì nên chọn bón phân bón hữu cơ. Bắt đầu từ một ủ một đống phân để tạo ra nguồn dinh dưỡng cho các luống hoa và vườn cây, bạn sẽ tạo ra phân bón rẻ tiền của riêng của bạn và giải quyết những chất thải, những rác có thể phân huỷ.
7. Chất làm mát
Cũng giống như chất làm sạch, những chất làm mát không khí có thể mang lại sự thoải mái cho căn nhà của bạn, nhưng đây là mầm mống làm trầm trọng thêm nguy cơ hen suyễn. Ngay cả những chất có nhãn "tinh khiết" và "tự nhiên" đã được phát hiện có chứa phthalates, hóa chất gây kích thích tố bất thường, ảnh hưởng đến sinh sản và dị tật bẩm sinh. Hãy thử quế và đinh hương để tạo ra hương thơm mát dịu
8. Chất chống cháy
Theo một nghiên cứu gần đây nhất, bụi từ máy hút bụi có tỷ lệ nhiễm độc cao với rất nhiều những chất gây ảnh hưởng đến nội tiết, đặc biệt là phthalates và PBDE (chất chống cháy).
PBDE thường được tìm thấy trong những sản phẩm nhẹ như thảm hay nội thất. Vì trẻ dành rất nhiều thời gian chơi dưới sàn nhà hay gần sàn nhà, nên chúng có thể gặp rất nhiều mối nguy hiểm. Cộng với cơ thể nhạy cảm và đang phát triển của trẻ, khiến chúng phải đối mặt với nhiều nguy hiểm hơn. Những nghiên cứu từ một thập kỷ trước cho thấy PBDE có trong cơ thể trẻ cao gấp 2 đến 5 lần so với cơ thể bố mẹ chúng.
9. Túi ni lông khó huỷ
Cũng giống như kim cương, chất dẻo rất khó phân huỷ. Tại Hoa Kỳ, chỉ có 2% túi nhựa được tái chế, có nghĩa là 98%còn lại nằm ở bãi rác hoặc trôi nổi ở biển. Những túi ni lông nhuộm màu xanh, đỏ hằng ngày nếu đựng thực phẩm đã chế biến sẽ gây độc cho thực phẩm do chứa các kim loại như chì, cadimi (những chất gây tác hại cho bộ não và là nguyên nhân chính gây ung thư).
Nếu xử lý túi ni lông bằng phương pháp đốt cũng không ổn vì túi ni lông chứa 2 chất PE và PP, khi đốt sẽ tạo thành khí cacbonnic, mê tan và khí dioxin cực độc. Nên sử dụng túi ni lông có thể tự huỷ.
Theo VTV
Nắng nóng: Cẩn trọng dừa lạnh ngâm hóa chất Để dừa được trắng, nhìn bắt mắt thì hầu hết những người bán dừa đều đã sử dụng thuốc tẩy trắng có nguồn gốc từ Trung Quốc để ngâm dừa. "Đắt như tôm tươi" Trong những ngày qua, dù là những vựa dừa lớn tại các chợ hay những xe ba gác chở dừa bán dạo đến các xe bán sâm lạnh, dừa...