Giáp Tết, thanh long tăng giá cao
Thanh long đang tăng giá lên 15.000 đồng một kg, gấp đôi so với cách đây 2 tháng và có thể còn đắt hơn nữa vào sát Tết.
Gần Tết, giá thanh long bắt đầu đi lên sau những chuỗi ngày giảm giá. Theo đó, tại các vựa chuyên thu mua thanh long tại các huyện: Hàm Thuận Nam, Hàm Thuận Bắc, Bắc Bình…, giá luôn quanh mức 10.000-12.000 đồng một kg. Với những trái loại 1, giá là 14.000-15.000 đồng một kg, cao gấp đôi cách đây 2 tháng.
Chị Hồng, chủ vựa thanh long tại Hàm Thuận Nam cho biết, thời tiết năm nay khá lạnh nên cây khó ra trái. Lượng người canh tác giảm so với mọi năm. Trong khi đó nhu cầu thị trường tăng cao nên giá tăng đột biến. Dự kiến, cận Tết giá sẽ còn tăng thêm.
Vừa xuất 5 tấn thanh long với giá 12.000 đồng một kg, anh Thành cho biết, vụ trước thanh long rớt giá mạnh nên thay vì bán hàng cho doanh nghiệp xuất khẩu, anh bán sỉ cho các thương lái quanh vùng và gửi xe ra TP HCM bán. “Với mức giá hiện nay, vụ này người trồng có lãi trở lại. Tuy nhiên, vì trồng với số lượng ít nên mức lời cũng không cao”, anh Thành nói.
Thanh long tại vườn ở Bình Thuận. Ảnh: MH.
Không chỉ thanh long ruột trắng mà thanh long ruột đỏ ở vùng Chợ Gạo (Tiền Giang) cũng đang tăng mạnh. Mức giá bình quân tại vựa là 5.000 đồng một kg nhưng không có hàng để bán.
Chị Hoa, thương lái chuyên gom thanh long ruột đỏ cho biết, hàng xuất khẩu cũng giảm số lượng, còn trong nước số lượng bán ra rất nhỏ. Hơn tháng nay, các đầu mối hoa quả hỏi hàng nhưng không đủ số lượng cung ứng. Ngay cả những trái loại 3, hàng dạt cũng đang được các xe đẩy bán với giá 25.000 đồng và cũng không có số lượng nhiều.
Video đang HOT
Theo Dự báo của Hợp tác xã thanh long Chợ Gạo, giá thanh long ruột đỏ sẽ còn tăng mạnh và có thể cán mốc 30.000-35.000 đồng một kg khi nhu cầu thị trường tết tăng cao.
Theo vnexpress
Thịt heo tăng giá, dịch vụ ăn uống "té nước theo mưa"
Trước tình hình giá thịt heo liên tục tăng cao, nhiều cửa hàng kinh doanh ăn uống đã điều chỉnh tăng giá bán. Nhiều người lo ngại, giá cả sẽ khó có thể bình ổn, đặc biệt là sắp đến Tết Nguyên đán 2020.
Theo ghi nhận của PV báo điện tử Người Đưa Tin vào sáng 19/12, giá thịt heo hiện ở mức 80.000-90.000 đồng/kg, có nơi lên đến 95.000 đồng/kg, tăng 10.000 đồng/kg so với tuần trước.
Trong khi đó, giá thịt lợn thành phẩm dao động từ 160.000-180.000 đồng/kg, tăng 15.000-20.000 đồng/kg so với tuần đầu tháng 12.
Tại một số chợ dân sinh, sườn non loại 1 đã được bán với giá 280.000 đồng/kg từ nhiều ngày qua. Trong khi mặt hàng này có giá cao nhất là 260.000 đồng/kg trong các hệ thống siêu thị.
Giá thịt heo vẫn tiếp tục tăng trong thời gian qua.
Giá các loại thịt tăng cao khiến cho nhiều địa điểm kinh doanh ăn uống phải tăng giá theo.
Nhiều hàng quán tại chợ đã tăng giá bán khoảng 20-30% so với thời điểm cách đây hơn 1 tháng, do giá các loại thịt đầu vào liên tục ở mức cao trong thời gian qua.
Chị Thu Hương, chủ quán cơm trên đường Hồ Văn Huê (quận Phú Nhuận, TP.HCM) cho biết: "Giá thịt heo tăng cao, giá thịt bò cũng tăng nhẹ nên chúng tôi buộc phải tăng giá bán cơm thêm 5.000 đồng. Vì thế, nhiều người đã chuyển qua ăn các món cá, đậu hũ, trứng...".
Tương tự, theo khảo sát tại các hàng quán kinh doanh thực phẩm tại một số khu vực như chợ Gò Vấp (quận Gò Vấp), chợ Tân Định (quận 1), chợ Bàn Cờ (quận 3)..., giá các loại hủ tiếu, bánh canh, cơm tấm, bánh cuốn,... cũng tăng thêm từ 15-30% so với trước đây.
Tuy nhiên, các chủ quán ăn cũng tỏ ra e dè vì nếu tăng quá "sốc" sẽ mất khách.
Người tiêu dùng lo lắng khi dịch vụ ăn uống tăng giá.
Anh Nguyễn Thu Sinh (nhân viên văn phòng, quận 1) lo ngại giá cả ăn uống sẽ khó trở về như cũ vì "chưa từng thấy ai giảm giá đồ ăn vì thịt heo rớt giá cả. Thậm chí, sắp đến Tết Nguyên Đán 2020 sẽ là dịp để tiếp tục lên giá".
Trong bối cảnh này, một số địa phương đã tăng cường quản lý giá cả.
Lãnh đạo cục Quản lý thị trường tỉnh Đồng Nai đã chỉ đạo các đội quản lý thị trường ở từng địa bàn phối hợp với các ban, ngành ở địa phương tăng cường hoạt động đảm bảo niêm yết giá.
Việc tuyên truyền về quy định pháp luật trong kinh doanh, thương mại đối với các mặt hàng thiết yếu được bày bán tại các chợ, khu vực thương mại, nhất là ở những khu vực có dân cư đông đúc cũng được tăng cường.
Còn sở Công Thương TP.HCM cũng đang huy động các doanh nghiệp kinh doanh chủ lực tham gia chương trình bình ổn thị trường, dự trữ thịt lợn và các mặt hàng thịt khác.
Trong đó, Vissan dự trữ 3.600 tấn thịt lợn trong 45 ngày trước, trong và sau Tết Nguyên đán. Tổng nguồn cung thịt lợn bình ổn thị trường là 4.091 tấn/tháng thường và 5.148 tấn/tháng Tết, chiếm 21% thị phần toàn thành phố.
Công ty Quản ly & Kinh doanh chợ Hóc Môn (TP.HCM) cũng thông báo đủ lượng thịt heo phục vụ Tết Canh Tý 2020 cho người dân TP.HCM. Song, đơn vị này tuyên bố không cam kết về mức giá, khả năng là sẽ tiếp tục tăng giá".
Theo 24h
Cuối năm, nhiều mặt hàng thực phẩm đồng loạt tăng giá Giá nhiều loại thực phẩm đồng loạt tăng khiến nhiều người nội trợ tìm mọi cách để tránh lạm chi. Hàng loạt biện pháp tiết kiệm chi phí được áp dụng nhưng người tiêu dùng vẫn quay cuồng với giá. Thực phẩm tăng giá, khách hàng vẫn phải bấm bụng mua Giá thực phẩm tươi sống cùng "phi mã" Chia sẻ với PV,...