Giáo viên trải lòng về sự công phu khi dạy học qua truyền hình
“Sự bỡ ngỡ dưới ánh đèn trường quay, sự xuất hiện của MC cũng làm cho tôi cảm thấy hồi hộp, chưa thực sự tự tin. Nhưng chúng tôi buộc phải vượt qua những điều đó hướng đến mục tiêu mang lại bài giảng tốt nhất cho học sinh”.
Trước diễn biến phức tạp của tình hình dịch bệnh, nhiều tỉnh thành tiếp tục cho học sinh nghỉ học dù trước đó đã thông báo đi học trở lại từ 9/3.
Theo thông tin từ Bộ GD&ĐT thì có 7 tỉnh thành gồm Hà Nội, Đà Nẵng, Hải Phòng, Quảng ninh, Thừa Thiên – Huế, Sơn La và Tiền Giang cho toàn bộ học sinh nghỉ đến hết 15/3. Hiện còn 24 trường ĐH chưa có kế hoạch đi học cho đến hết tháng 3.
Ngay từ đầu tháng 2, khi học sinh nghỉ học ở nhà để chủ động phòng tránh dịch bệnh, việc học trực tuyến đã được nhiều trường lựa chọn và thực hiện đến bây giờ. Để tăng thêm lựa chọn cho học sinh, hiện nay một số tỉnh đã triển khai việc dạy học qua truyền hình.
Đài Phát thành – Truyền hình Hà Nội chính thức phát sóng chương trình ôn tập dành cho học sinh lớp 9 và 12. (Ảnh chụp màn hình)
Theo chia sẻ của một số giáo viên tham gia giảng dạy qua truyền hình thì việc dạy học trên truyền hình dù thời gian chỉ kéo dài vài chục phút, không dài như dạy trực tiếp nhưng các thầy cô đã phải chuẩn bị rất kỹ càng để có một bài giảng thực sự hiệu quả.
“Để có bài giảng tốt mỗi giáo viên đã phải chuẩn bị ít nhất từ vài ngày trước và ngày nào cũng làm việc liên tục từ sáng đến tối. Bởi lẽ, giáo viên phải chuẩn bị để làm sao việc tổng hợp kiến thức cô đọng nhất, phù hợp thời lượng dạy rất ngắn chỉ vài chục phút. Nếu nói lan man, học sinh sẽ nhanh chán mà bài học không hiệu quả.
Cùng với đó, giáo viên cũng phải tư duy xem thời gian ngắn ngủi đó nên ôn tập cho học sinh vấn đề gì. Trình bày trong bài giảng ra sao, nên đưa kiến thức dưới dạng chuyên đề hay dưới cách nào?
Giáo viên cũng nên cho học sinh làm quen với một số bài tập điển hình, một số bài học để học sinh nhớ lại được kiến thức đã học và kỹ năng làm bài…
Tất cả những điều đó giáo viên đều phải tư duy làm sao nói ngắn gọn nhưng lại phải hiệu quả”, cô giáo Đào Thanh Huyền – trường THCS Trần Đăng Ninh (Nam Định) cho hay.
Học tiếng anh trực tuyến trên Đài Phát thành – Truyền hình Hà Nội
Hiện nay tại Hà Nội, việc dạy học trên truyền hình dành cho học sinh lớp 9 và lớp 12 được triển khai theo hướng vừa ôn tập vừa dạy kiến thức mới.
Theo ghi nhận ban đầu, học sinh khá thích thú với mô hình mới này nhưng do đặc thù không tương tác trực tiếp với học sinh nên cũng có những học sinh vừa học vừa phân tâm, không đạt hiệu quả.
Ông Kiều Văn Minh – Trưởng Phòng Giáo dục phổ thông (Sở GD&ĐT Hà Nội) cho biết: “Những giáo viên dạy học trên truyền hình Hà Nội đều là những giáo viên giỏi, được Sở GD&ĐT tuyển chọn từ các trường THCS và THPT. Chúng tôi chỉ đạo cho đội ngũ giáo viên này xây dựng bài giảng trên cơ sở chuẩn kiến thức, kỹ năng theo chương trình của Bộ GD&ĐT”.
Video đang HOT
Có thể thấy để có một bài giảng trên truyền hình, giáo viên phải chuẩn bị tâm lý và giáo án kỹ càng hơn nhiều so với bài giảng trên lớp.
“Sự bỡ ngỡ dưới ánh đèn trường quay, sự xuất hiện của MC cũng làm cho tôi cảm thấy hồi hộp, chưa thực sự tự tin. Nhưng nhiệm vụ được giao nên chúng tôi buộc phải vượt qua những điều đó hướng đến mục tiêu mang lại bài giảng tốt nhất cho học sinh.
Tuy nhiên, đặc thù dạy truyền hình là giữa giáo viên và học sinh không tương tác như dạy trực tiếp nên hiệu quả phụ thuộc rất lớn vào sự chủ động cũng như tính tự giác của các em. Nếu học sinh nào học đối phó thì thực sự chúng tôi cũng không kiểm soát được.
Đó là chưa kể, học trên truyền hình thầy cô khó lòng giải đáp thắc mắc một cách cặn kẽ, thấu đáo cho hàng trăm học sinh vì không có nhiều thời gian”, một giáo viên dạy Hóa tại THPT Chu Văn An tham gia giảng dạy trên truyền hình cho hay.
Theo infonet
Bài dạy trên truyền hình cho học sinh Hà Nội: Dễ hiểu, đúng trọng tâm
Trong ngày đầu tiên phát sóng, chương trình dạy trên truyền hình cho học sinh lớp 9 và lớp 12 ở Hà Nội nhận được phản hồi khá tích cực về nội dung cũng như phương pháp truyền đạt của giáo viên.
Các bài giảng trên truyền hình là các bài tiếp nối trong chương trình lớp 9 và lớp 12 năm học 2019 - 2020 do các giáo viên giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao giảng dạy, góp phần củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh trước các kỳ thi tuyển sinh và tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm học 2019-2020. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Ngày 10/3, thông tin của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội cho biết, từ ngày 9/3, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội, Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội phối hợp sản xuất, phát sóng Chương trình học trên truyền hình các môn học năm học 2019-2020 dành cho học sinh lớp 9 và 12 nhằm giúp các em chủ động ôn luyện, học tập trong thời gian nghỉ học để phòng, chống dịch COVID-19.
Trong ngày đầu tiên phát sóng, chương trình nhận được phản hồi khá tích cực về nội dung cũng như phương pháp truyền đạt của giáo viên.
Cùng theo dõi tiết họcTiếng Anh với con gái đang học lớp 9, chị Nguyễn Thu Hằng (quận Hoàn Kiếm, Hà Nội) cho rằng giáo viên giảng tốc độ vừa phải, nội dung dễ hiểu. Tuy nhiên, chị Hằng cho rằng thời lượng 30 phút/tiết học là hơi ngắn.
"Mỗi môn nên kéo dài 45 phút, nhất là với hai môn Ngữ văn và Toán. Bình thường, thời khóa biểu sẽ xếp 2 tiết Ngữ văn hoặc Toán liền nhau để bài giảng được liền mạch, học sinh không bị ngắt quãng sự chú ý. Hơn nữa, học trên lớp có sự tương tác giữa giáo viên và học sinh, còn việc dạy học trên truyền hình thiếu sự tương tác nên cần có sự đảm bảo rằng học sinh hiểu bài," chị Thu Hằng bày tỏ.
Em Trần Đỗ Phương Ngọc (học sinh lớp 9, Trường Trung học cơ sở Ngô Sỹ Liên, quận Hoàn Kiếm) cũng cho rằng bài giảng dễ hiểu, có ví dụ, dẫn chứng sinh động, cụ thể. Giáo viên giảng đúng trọng tâm, bám sát chương trình học. Tiết học đã hệ thống lại kiến thức của học kỳ 1 để buổi sau bắt đầu học bài mới.
Sau buổi học đầu tiên với hai môn Ngữ văn và Tiếng Anh, em Lại Khánh Ngọc (học sinh lớp 12, Trường Trung học phổ thông Yên Hòa, quận Cầu Giấy) cho biết, em thấy dễ hiểu, nhất là môn Ngữ văn. Giáo viên dạy chậm nên có thể nhớ bài luôn. Bài giảng được tiếp nối với các bài đang học trên lớp nên không bị gián đoạn do nghỉ học quá lâu.
"Em rất thích cách cô giáo hệ thống kiến thức, một số ý dạy theo sơ đồ tư duy, dễ hiểu, dễ nhớ. Một số hình thức sơ đồ tư duy theo kiểu cán cân một bên nặng bên nhẹ giúp học sinh hiểu cái nào cần đẩy mạnh, cái này phản ánh được cái kia. Cô dạy khá truyền cảm nên em hứng thú học hơn. Môn Tiếng Anh thì dạy tương đối giống trên lớp. Phần cuối có lồng ghép về dịch COVID-19 mang tính thời sự, cho người xem thấy được tầm quan trọng của trí tuệ nhân tạo liên quan đến bài học, giúp học sinh hứng thú hơn, tìm hiểu sâu hơn bài học" - em Khánh Ngọc nhận xét.
Bố mẹ của em Khánh Ngọc cũng đánh giá rằng điểm cộng của việc học trên truyền hình là giờ phát sóng hợp lý, học sinh tiếp thu tốt. Trong thời gian chuyển tiếp giữa hai tiết học có bản tin về dịch COVID-19, học sinh có thể xem và cập nhật những thông tin nóng.
Tuy nhiên, hạn chế chung của học trên truyền hình là thời gian ngắn, học sinh đang hứng thú học thì hết thời lượng chương trình.
Theo lịch học, học sinh lớp 9 sẽ học các môn Toán, Ngữ văn và Tiếng Anh vào lúc 9 giờ 15 phút, mỗi ngày học một môn.
Học sinh lớp 12 sẽ học các môn Ngữ văn, Toán, Vật lý, Hóa học, Sinh học, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục công dân và Tiếng Anh, theo các khung giờ học 14 giờ 30 phút, 15 giờ 15 phút và 16 giờ. Mỗi tiết học trên truyền hình có thời lượng 30 phút.
Bài giảng trên truyền hình là các bài tiếp nối trong chương trình lớp 9 và lớp 12 năm học 2019-2020 do giáo viên giàu kinh nghiệm, có chuyên môn cao giảng dạy. Điều này góp phần củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh trước các kỳ thi quan trọng.
Bà Nguyễn Thị Vân Anh, Phó trưởng ban Ban biên tập Chương trình truyền hình (Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội), cho biết để đáp ứng nhu cầu học tập của học sinh trong điều kiện nghỉ học do dịch COVID-19 quá dài và giải tỏa lo lắng của nhiều phụ huynh, Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội đã phối hợp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội triển khai chương trình dạy học trên truyền hình cho các em lớp 9 và 12.
Qua ngày đầu tiên phát sóng, nhiều phụ huynh bày tỏ muốn có chương trình dạy học cho các lớp khác, tuy nhiên trước mắt những người làm chương trình chỉ đáp ứng được hai lớp 9 và 12. Để triển khai chương trình này với nhiều môn học, tiết học, số lượng phát sóng là 4 buổi/ngày, chúng tôi đã nỗ lực trong điều kiện triển khai rất gấp.
Các êkíp sản xuất đã làm việc cả ngày thứ Bảy và Chủ nhật, mỗi ngày quay từ 8 đến 12 tiết học, quay đến đâu làm hậu kỳ đến đó. Các thầy, cô cũng sẵn sàng túc trực cùng với êkíp để có được những tiết học chất lượng phục vụ học sinh toàn thành phố.
Tham gia ghi hình môn Sinh học ngày 10/3, thầy giáo Vũ Đình Lâm (Trường Trung học phổ thông Kim Liên, quận Đống Đa) cho biết, để thực hiện chương trình, các giáo viên cùng tổ bộ môn đã họp với cán bộ, chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội để phân công lịch ghi hình, thống nhất nội dung giảng dạy của từng giáo viên.
Việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai học trên truyền hình cho gần 200.000 học sinh lớp 9 và 12 từ ngày 9/3 khiến phụ huynh, học sinh hào hứng. Bởi lẽ các em có thể cập nhật kiến thức mới thay vì chỉ ôn lại kiến thức cũ qua hình thức trực tuyến hoặc từ sự hướng dẫn gián tiếp của giáo viên qua email, điện thoại hay mạng xã hội thời gian qua.
Theo đánh giá của nhiều hiệu trưởng, hình thức học tập này khá thuận tiện bởi các gia đình đều có điều kiện tiếp cận. Đội ngũ giáo viên giảng dạy trên truyền hình cũng được ngành giáo dục chuẩn bị kỹ, các bài giảng do giáo viên giỏi của thành phố đảm nhiệm nên thu hút được học sinh. Đây cũng là dịp để giáo viên toàn thành phố cùng xem và học tập, rút kinh nghiệm cho công tác giảng dạy.
Trước đó, tại cuộc họp của Ban Chỉ đạo phòng chống dịch COVID-19 của thành phố Hà Nội, Chủ tịch Ủy ban Nhân dân thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã quyết định để học sinh các cấp học trên địa bàn nghỉ học đến ngày 15/3, sau đó tùy tình hình thực tế mà thành phố sẽ quyết định thời gian đi học trở lại.
Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội Chử Xuân Dũng cho biết, thực hiện chỉ đạo của Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ, sở đã có cuộc họp với Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội về việc ghi hình, biên tập để triển khai dạy học qua truyền hình cho học sinh lớp 9 và 12.
Bên cạnh đó, Sở bố trí giáo viên xây dựng chương trình giảng dạy phù hợp, phối hợp ghi hình ngay từ trưa 7/3 để đảm bảo tiến độ./.
Việc Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội triển khai học trên truyền hình cho gần 200.000 học sinh Hà Nội lớp 9 và 12 từ ngày 9/3 đã khiến phụ huynh, học sinh hào hứng khi có thể cập nhật kiến thức mới thay vì chỉ ôn lại kiến thức cũ qua hình thức trực tuyến hoặc qua sự hướng dẫn gián tiếp của các giáo viên qua email, điện thoại hay mạng xã hội trong thời gian qua. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Hình thức học tập này khá thuận tiện bởi các gia đình học sinh đều có điều kiện để tiếp cận, cũng là dịp để giáo viên toàn thành phố cùng xem và học tập, rút kinh nghiệm cho công tác giảng dạy. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Các bài giảng trên truyền hình là các bài tiếp nối trong chương trình lớp 9 và lớp 12 năm học 2019 - 2020 do các giáo viên giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao giảng dạy, góp phần củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh trước các kỳ thi tuyển sinh và tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm học 2019-2020. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Các bài giảng trên truyền hình là các bài tiếp nối trong chương trình lớp 9 và lớp 12 năm học 2019 - 2020 do các giáo viên giàu kinh nghiệm và có chuyên môn cao giảng dạy, góp phần củng cố kiến thức, kỹ năng cho học sinh trước các kỳ thi tuyển sinh và tốt nghiệp Trung học phổ thông quốc gia năm học 2019-2020. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Để thực hiện chương trình, các giáo viên cùng tổ bộ môn đã họp với cán bộ, chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội để phân công lịch ghi hình, thống nhất nội dung giảng dạy của từng giáo viên. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sản xuất và phát sóng Chương trình học trên truyền hình. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội sản xuất và phát sóng Chương trình học trên truyền hình. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Để thực hiện chương trình, các giáo viên cùng tổ bộ môn đã họp với cán bộ, chuyên viên của Sở Giáo dục và Đào tạo Hà Nội để phân công lịch ghi hình, thống nhất nội dung giảng dạy của từng giáo viên. (Ảnh: Thanh Tùng/TTXVN)
Nguyễn Cúc
Theo TTXVN/Vietnamplus
Hà Nội: Dạy học qua truyền hình cho học sinh trong mùa dịch Covid-19 Từ ngày 9/3, học sinh lớp 9 và 12 ở Hà Nội được học và ôn luyện các môn phụ vụ tuyển sinh qua kênh 1 Đài Phát thanh và Truyền hình Hà Nội. Từ 9h sáng, Phạm Minh Quân, học sinh lớp 9 Trường THCS Bế Văn Đàn, quận Đống Đa đã ngồi trước TV để tham gia lớp học trên truyền...