Giáo viên TP.HCM dạy thể dục qua mạng
Không chỉ học từ xa các môn truyền thống, học sinh TP.HCM cũng được giáo viên dạy môn thể dục qua ứng dụng.
TP.HCM cho học sinh dừng đến trường, học online từ ngày 2/2. Bên cạnh các môn học truyền thống khác, các em cũng phải học thể dục qua mạng.
Ngồi trong phòng làm việc tại nhà, thầy Nguyễn Phú Cường ( THCS Nguyễn Thái Bình, Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM) chăm chú nhìn màn hình máy tính, lâu lâu thốt lên: “Nhảy cao hơn xíu nữa!”, “Đưa tay qua khỏi đầu á!”,…
Một giờ học thể dục online của trường THCS Nguyễn Thái Bình (Bình Hưng, Bình Chánh, TP.HCM).
Trên màn hình, vài chục học sinh trường Nguyễn Thái Bình mỗi em ở một địa điểm khác nhau, đang tập theo các động tác thầy yêu cầu. Do đang ở nhà, mỗi học sinh mặc theo cách của mình rất thoải mái, không phải mặc đồng phục thể dục như thông thường. Mỗi em đứng trước màn hình laptop hay điện thoại, tập một số động tác cơ bản để thầy theo dõi, đánh giá.
“Tôi chỉ cho các em tập mấy bài như nâng cao đùi, chạy bước nhỏ,… là các động tác dễ thực hiện tại nhà, không cần hướng dẫn phức tạp”, thầy Cường nói.
Trong video, học sinh thường tập trong nhà, một số tập ngoài sân. Có em còn biết thiết lập phông nền có sẵn của ứng dụng để nhìn hình ảnh có vẻ chuyên nghiệp hơn.
Chị Loan (Quận 2, TP.HCM) khá bất ngờ khi môn thể dục cũng được đưa lên học online. Con chị đã ngồi nhà học qua ứng dụng từ đợt bùng phát dịch năm ngoái. “Nhưng trong đầu tôi chỉ nghĩ đến các môn như Toán, Văn, Anh Văn,… Chưa từng nghĩ học thể dục qua mạng. Rõ ràng thầy cô quá sáng tạo. Tôi thấy thú vị. Cho các em vận động để nâng cao sức khoẻ mùa dịch như vậy rất quan trọng”, chị Loan nói.
Video đang HOT
Trường THCS Nguyễn Văn Linh (Bình Chánh) cũng cho học sinh học qua mạng từ ngày 2/2. Thầy Luận, giáo viên thể dục, cho biết đa số các em đều đã quen với hình thức học trực tuyến do đợt bùng dịch năm ngoái trường đã triển khai học từ xa.
“Một số em nhà nhỏ hoặc ở nhà trọ thì sẽ khó khăn hơn khi vận động. Ngoài ra, khi kiểm tra, giáo viên phải xem video của từng em để đánh giá nên cũng hơi cực”, thầy Luận nêu một số khó khăn khi dạy online.
Ngoài ra, khi dạy qua mạng, cả thầy và trò đều phụ thuộc vào chất lượng đường truyền Internet. Việc một học sinh đang học bị thoát ra khỏi lớp học diễn ra khá thường xuyên. Ngay cả thầy giáo là người khởi tạo lớp học đôi khi cũng bị thoát khỏi ứng dụng.
Cô Nguyễn Thị Ngọc Linh, Hiệu trưởng trường THCS Nguyễn Thái Bình, cho biết trường đã ngay lập tức triển khai học online ngay khi có quyết định của UBND TP.HCM hôm đầu tuần.
“Do có kinh nghiệm triển khai từ năm trước nên năm nay bộ phận công nghệ của trường thiết lập rất nhanh. Các thầy cô cũng đã có kinh nghiệm nên việc dạy và học qua mạng rất đồng bộ”, cô Linh nói.
Hầu hết các trường ở TP.HCM đều đã quen với việc học từ xa, tuy nhiên ở một số nơi đến thời điểm này mới triển khai nên cả giáo viên và học sinh phải làm quen với hình thức học tập mới.
Song song đó, một số học sinh hoàn cảnh khó khăn cũng không có smartphone hay laptop để học online, khi đó giáo viên phải cho bài tập về nhà bằng hình thức khác để có cơ sở đánh giá.
Lớp học dạy số Pi cho những đứa trẻ 3 tuổi 'hot' đến mức nào?
Theo các số liệu được thống kê, tính đến đầu tháng 5 năm 2020, số lượng đăng ký giấy phép hoạt động của các trung tâm giáo dục mầm non trên khắp Trung Quốc đạt 37.000 trung tâm.
Theo một báo cáo khác của ngành giáo dục mầm non, đến cuối năm 2020, thị trường giáo dục mầm non của Trung Quốc sẽ đạt đến mức 300 tỷ nhân dân tệ.
Phía sau những con số choáng ngợp từ các bảng thông kê là những lớp học "ồn ào, náo nhiệt": các giáo viên đang hăng hái và tích cực dạy tiếng Anh, kể chuyện, dạy thể dục cho các em nhỏ. Tuy nhiên, các em trông rất mệt mỏi, nhiều em còn đang ngáp ngủ nhưng vẫn tỏ ra là mình hiểu bài. Không khó để nhận ra cường độ giảng dạy, lượng kiến thức cần thu nạp vượt xa sức chịu và tiếp thu của những đứa trẻ 3 tuổi.
Gửi con đi đào tạo từ... 3 tháng tuổi
Ngày 21/11 ở thành phố Trường Xuân (Trung Quốc) có tuyết rơi dày đặc. Tuy nhiên, cô bé 3,5 tuổi Điềm Điềm vẫn cùng ông của mình đến trung tâm Kim Bảo Bối như thường ngày. Tiết học của bé Điềm Điềm hôm đó là tiết sắp xếp mô hình.
Trong vòng chưa đến 5 phút, bé Điềm Điềm đã lắp thành công một con tàu lớn. Tuy nhiên, giáo viên chủ nhiệm không hề ngạc nhiên bởi cô bé đã được bố của mình-Bối Hoa Y gửi đến đây từ khi vừa tròn 3 tháng tuổi.
Nhiều cơ sở mầm non ở Trung Quốc cam kết trẻ 3 tuổi sẽ học thuộc lòng số Pi sau khi kết thúc khóa học
"Một người bạn của tôi từ Châu Âu trở về sau chuyến công tác, anh ấy nói với tôi rằng ở đó các lớp giáo dục tư duy cho trẻ từ nhỏ vô cùng phổ biến. Phương pháp giáo dục tư duy, phát triển trí tuệ từ sớm này cũng mang lại hiệu quả nhất định, đã được "chứng thực". Vì vậy, sau khi tìm hiểu thêm, tôi đã gửi gắm con mình", anh Bối Hoa Y nói.
Bối Hoa Y đã chi 4 vạn NDT (khoảng 144 triệu) cho toàn bộ khóa học. Mỗi buổi học của bé Điềm Điềm ước tính khoảng 300NDT (hơn 1 triệu VND).
Anh Bối Hoa Y cũng đăng tải một video ngắn về quá trình lắp ghép con tàu của con gái Điềm Điềm lên mạng xã hội. Video này khiến bạn bè của anh tỏ ra vô cùng ngạc nhiên và thích thú, họ để lại các bình luận như: "lắp ghép vô cùng linh hoạt", "lắp ghép con tàu trông rất đẹp", "đứa trẻ thật năng động và hoạt bát", "nhìn không giống một đứa trẻ mới hơn ba tuổi"... Nhiều người xem video này đã quyết định đăng ký các lớp học này cho con họ.
Theo tìm hiểu của phóng viên, các trung tâm lớn đa phần đều sử dụng các chương trình "mượn" của Mỹ và Nhật Bản. Nhiều giáo viên cho rằng, chương trình giáo dục phát triển trí tuệ sớm của Mỹ tập trung vào việc nuôi dưỡng sự phát triển vận động, và sự giác ngộ sớm về nghệ thuật, âm nhạc. Trong khi đó, phương pháp giảng dạy của người Nhật lại tập trung và theo đuổi " sự phát triển toàn bộ của trí não"
Dạy số Pi cho trẻ 3 tuổi, học phí 'ngất ngưởng'
Thất Điền Chân là một trung tâm giáo dục sớm có quy mô lớn và uy tín nhất, nhì tại Quận Phương Trang nằm ở phía Đông Nam của Bắc Kinh (Trung Quốc). Theo quảng cáo, trung tâm này tập trung vào phương pháp "phát triển toàn bộ trí não", chú trọng trau dồi khả năng tập trung, tư duy, trí nhớ... giống như người Nhật.
Đáng chú ý, trung tâm này chiêu sinh các em nhỏ từ 3 tháng tuổi đến 9,5 tuổi. Khi đăng ký học, trung tâm đưa ra những cam kết như: bé Nhất Nhất 1 tuổi 10 tháng đã có thể sử thành thạo phương pháp ký ức chuỗi, chỉ ra nhanh chóng và chính xác 8 trang hình ảnh tiếng Anh ; bé Hạo Hạo 2 tuổi 10 tháng có thể đếm số một cách trôi chảy từ 1 đến 80; bé Châu Châu 3 tuổi 1 tháng có thể đọc chính xác tên các tỉnh, thành phố của Trung Quốc; hay Bối Bối 5 tuổi rưỡi, chưa đến một tháng bé đã thuộc lòng số Pi.
Khi được phóng viên đặt câu hỏi liệu những đứa trẻ ba tuổi có thể hiểu được số Pi hay không? Giáo viên Lưu Dịch cố gắng xua tan nghi ngờ: "Đối với trung tâm chúng tôi, đây chỉ là một phương pháp rèn luyện, giúp cải thiện trí nhớ cho trẻ nhỏ. Nếu trí nhớ tốt các em có thể dễ dàng học thuộc những bài thơ cổ, bảng công thức nhân chia ở trường tiểu học".
Thất Điền Chân có 8 cơ sở tại thành phố Bắc Kinh. Ngoài ra, còn có cơ sở ở Tây An, Trùng Khánh, Thành Đô, Truy Bắc, Thạch Gia Trang, Thẩm Dương và nhiều nơi khác. Với 10 năm hoạt động, trung tâm này đã 'đào tạo' cho hơn 20.000 đứa trẻ.
"Trung tâm chúng tôi chia thành nhiều nhóm lớp khác nhau để phù hợp với từng yêu cầu, mong muốn riêng của các phụ huynh. Hơn nữa, các giáo viên giảng dạy tại đây đều tốt nghiệp Đại học hệ chính quy và được đạo tào khóa học giảng dạy riêng biệt tại trung tâm trước khi đứng lớp. Ngoài ra, ở cơ sở chúng tôi, 60% thời gian trên lớp các giáo viên sẽ dùng tiếng Anh để giảng dạy và hướng dẫn các em. Phương pháp giảng dạy này của chúng tôi sẽ giúp các em hình thành tư duy song ngữ"- Quản lý Đặng Tiếu nói.
Theo thống kê năm 2017, tại Trung Quốc có khoảng 89,9% trẻ em trong độ tuổi mầm non tham gia các trung tâm giáo dục phát triển trí tuệ. Mức học phí, chi tiêu cho việc học của các em chiếm 26,39% thu nhập hàng năm của gia đình. Bên cạnh đó, giá của một buổi học của các trung tâm giáo dục phát triển trí tuệ tại các thành phố như Bắc Kinh, Thượng Hải, Quảng Châu... dao động từ 200-400NDT (khoảng 700.000- 1,5 triệu VND). Mức học phí cho một khóa học 100 tiết là 2 vạn NDT (khoảng 72 triệu VND), tại một số cơ sở mức học phí thậm chí lên đến đến 4 vạn NDT (khoảng 144 triệu VND).
Tuy nhiên, có rất nhiều phụ huynh phàn nàn rằng nếu con họ chỉ học 1-2 buổi, sau đó nghỉ học sẽ không được hoàn lại tiền. Thậm chí có rất nhiều trung tâm "reo đầu dê bán thịt chó", "trung tâm ma", sau khi dùng các chiêu trò quảng bá rầm rộ, thu hút các phụ huynh đóng học phí cho con xong sẽ "ôm" số tiền đó biến mất.
Tranh cãi về 'khủng hoảng nam tính' ở Trung Quốc Nam thanh thiếu niên Trung Quốc đang bị cho là không đủ "nam tính", khiến nhà chức trách phải tìm biện pháp can thiệp. Bộ Giáo dục Trung Quốc đang lên kế hoạch tăng cường những lớp học thể chất sau khi một quan chức hàng đầu nước này nói rằng các giáo viên nữ và văn hóa đại chúng khiến nam sinh...